Tìm Hiểu Về Cắt Chỉ Vết Khâu | Trung Tâm Y Tế Yên Lạc
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu về cắt chỉ vết thương khâu
05/06/2022Khi sử dụng chỉ không tiêu trong quá trình khâu vết thương, sau một khoảng thời gian nhất định chúng ta cần thực hiện việc cắt chỉ. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt nhất giúp vết thương mau lành, hạn chế để lại sẹo. Vậy cùng tìm hiểu về việc cắt chỉ vết thương khâu.
1. Mục đích cắt chỉ vết thương
Tránh xẹo xấu. Thoát lưu dịch, mủ.
2. Chỉ định
Vết thương lành tốt đến ngày cắt chỉ. Vết thương nhiễm trùng.
3. Nhận định vết khâu
Vị trí vết khâu
Mục đích vết khâu?
Thời gian khâu?
Tình trạng vết khâu: Sưng? Đỏ? Đau? Nóng? Tiết dịch?
Tình trạng người bệnh: Tổng trạng? Nhiệt độ?
4. Thời gian cắt chỉ vết thương khâu
Một số nguyên tắc chung:
Vết thương bình thường khoảng 4 – 14 ngày
Vết thương đầu, mặt, cổ, vết thương thẩm mỹ sẽ cắt chỉ ngắn hơn.
Vết thương dài trên 10cm, gần khuỷu, xương thời gian cắt chỉ lâu hơn hoặc cắt mối bỏ mối.
Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng, thành bụng nhiều mỡ sẽ cắt chỉ lâu hơn.
Vết thương nhiễm trùng: cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
Để biết chính xác thời gian cắt chỉ ứng với từng vị trí khâu vết thương, mời các bạn xem thêm bài viết: Vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ được?
5. Một số yêu cầu khi cắt chỉ vết thương khâu
Phải sát trùng chỉ trước khi cắt. Phần chỉ phía trên không được chui xuống dưới da. Phải kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ sau khi cắt. Hạn chế sự đau đớn cho người bệnh.
6. Các bước cắt chỉ vết thương
6.1 Chuẩn bị người bệnh
– ĐD mang khẩu trang đến kiểm tra số phòng, số giường, tên, tuổi NB.
– Báo và giải thích cho NB biết việc sắp làm.
– Quan sát và đánh giá tình trạng vết thương.
– Về phòng rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh, soạn dụng cụ đầy đủ và phù hợp.
6.2 Chuẩn bị dụng cụ
* Dụng cụ vô khuẩn:
– Kềm kelly.
– Nhíp không mấu.
– Kéo cắt chỉ.
– Chén chum đựng dung dịch sát khuẩn da (cồn Iod 1%o hoặc Betadine 10%).
– Gòn.
– Gạc.
Hoặc bộ thay băng vô khuẩn đóng gói sẵn gồm: 1 kềm kelly (1 nhíp), 1 kéo cắt chỉ, chén chum đựng dung dịch sát khuẩn, gòn viên, gạc.
* Dụng cụ sạch:
– Găng tay sạch.
– Giấy lót không thấm.
– Băng keo.
– Kéo cắt băng (nếu cần)
6.3 Tiến hành kỹ thuật
– ĐD mang khẩu trang đến kiểm tra số phòng, số giường, họ tên, tuổi NB.
– Báo và giải thích lại cho NB biết việc sắp làm.
– Để mâm nơi thuận tiện, gần vết thương.
– Bọc lộ vết khâu (giữ cho người bệnh được kín đáo và thoải mái).
– Đặt tấm lót không thấm phía dưới nơi vị trí vết khâu.
– Rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh, mang găng tay sạch.
– Tháo băng bẩn (bằng kềm sạch hoặc găng tay sạch ), rửa lại tay (rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh nếu cần).
– Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn (hoặc mở bao gói bộ thay băng vô khuẩn)
– Lấy kềm vô khuẩn an toàn.
– Sát khuẩn vết khâu và vùng da xung quanh an toàn.
– Đặt gạc ở vị trí an toàn gần vết khâu.
– Dùng kéo cắt từng mối chỉ nhẹ nhàng (chỉ nằm trên da không được chui xuống dưới da).
– Đặt từng mối chỉ lên miếng gạc để kiểm tra sự nguyên vẹn của mối chỉ.
– Sát khuẩn lại vết khâu, rộng ra xung quanh 5 cm.
– Che chở vết khâu (rộng ra 5 cm).
– Cố định bông băng.
– Tháo găng tay, rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh.
– Báo cho người bệnh biết việc đã xong, cho người bệnh nằm lại tư thế tiện nghi.
– Thu dọn dụng cụ mang về phòng, xử lý chất thải lây nhiễm đúng cách.
– Rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh.
– Ghi hồ sơ.
6.4 Dọn dụng cụ
– Ngâm ngập dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn – trả về chỗ cũ hoặc gởi đi tiệt khuẩn.
6.5 Ghi hồ sơ
– Ngày giờ cắt chỉ.
– Tình trạng vết khâu.
– Dung dịch, loại băng sử dụng.
– Phản ứng của người bệnh (nếu có).
– Tình trạng vết khâu.
– Có cắt chỉ hay mở kẹp.
– Phản ứng của người bệnh (nếu có).
– Nội dung giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.
– Họ và tên người thực hiện.
7. Các nguy cơ tai biến, cách phòng ngừa và xử trí khi tai biến xảy ra
STT | TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG | PHÒNG NGỪA | XỬ TRÍ |
1 | Đau nơi vết thương | – Thực hiện kỹ thuật thay băng thật nhẹ nhàng tránh gây đau. – Tâm lý cho NB. | – Thực hiện kỹ thuật thay băng thật nhẹ nhàng tránh gây đau. – Tâm lý cho NB. |
2 | Chảy máu nơi vết thương | – Thực hiện kỹ thuật thay băng cắt chỉ thật nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật. | – Dùng gòn chậm máu nơi vết thương. – Đắp kín vết thương bằng gạc. |
3 | Gây sẹo xấu | – Cắt chỉ đúng theo thời gian qui định. – Thực hiện kỹ thuật đúng cắt chỉ theo nguyên tắc. | – Cắt chỉ theo y lệnh BS. |
4 | Nhiễm khuẩn vết thương | – Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối. – Che vết thương đủ kín. – Thực hiện đúng nguyên tắc cắt chỉ. – Tuân thủ các thời điểm rửa tay. – Khi cắt chỉ phải đảm bảo chỉ trên da không được chui xuống dưới da. | – Theo dõi dấu sinh hiệu: chú ý thân nhiệt. – Thực hiện y lệnh thuốc của BS. – Quan sát, nhận định tình trạng vết thương trong khi thay băng để đánh giá tiến triển của vết thương. |
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Từ khóa » Cách Cắt Vết Thương
-
Cách Cắt Chỉ Vết Thương, Mổ - Và Chăm Sóc Sau Cắt Chỉ - CPT Medical
-
Cắt Chỉ Vết Thương Và Chăm Sóc Vết Thương Sau Cắt Chỉ - Bác Sĩ Luân
-
Vết Thương đã Khâu Sau Mấy Ngày Có Thể Cắt Chỉ được?
-
Xử Trí Vết Thương Trầy Xước, Vết Cắt Và Vết Khâu Da | BvNTP
-
Cách Xử Lý Vết Thương Cho Từng Trường Hợp Khoa Học Nhất | Medlatec
-
Cách để Rút Chỉ Khâu Vết Thương - WikiHow
-
Chỉ Khâu Vết Thương Làm Bằng Gì? Có Những Loại Nào? | Vinmec
-
Khâu Vết Thương: Mất Bao Lâu để Chỉ Tự Tiêu? | Vinmec
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Vết Thương Sau Mổ Tại Nhà
-
Bị Cắt Nơi Chi Thể: Khâu, Bấm Ghim, Hoặc Dán Băng - Fairview
-
CẮT CHỈ VẾT KHÂU - Health Việt Nam
-
Cách Chăm Sóc Vết Thương Khâu Sau Mổ Tại Nhà
-
Vết Cắt Nơi Môi Hoặc Miệng (Trẻ Em) - Fairview
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Thay Băng Cắt Chỉ Vết Thương Cơ Bản Nhất