Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Của Một Cây đàn Piano Cơ Grand

Cấu tạo của một cây đàn piano cơ grand gồm có 10 bộ phận chính đó lạ: frame (Khuông đàn), soundboad (bảng cộng hưởng), sting (dây đàn), Action (bộ máy đàn), pedals (hệ thống bàn đạp) và case (thùng đàn), …

5 Thương hiệu đàn piano Nhật Bản mà bạn nên biết?

Tư vấn mua đàn piano: Nên mua đàn piano Kawai hay Yamaha?

Đàn piano cơ được mệnh danh là Ông Vua Của Các Loại Nhạc cụ bởi không chỉ”Kiệt Tác Nghệ Thuật” mà nó còn chứa đựng những giá trị tinh túy nhất từ bàn tay của những bậc thầy nghệ nhân qua những chi tiết trên piano. Mỗi bộ phận trên đàn piano có những chức năng khác nhau, tuy nhiên tất cả chúng đều có chung một mục đích là làm cho những âm thanh phát ra được du dương, hay nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về cấu tạo của một cây đàn piano cơ nhé!.

Một cây đàn piano có cấu tạo rất phước tập, hàng trăm chi tiết lớn nhỏ ghép lại. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu về đàn piano ở trên thế giới thì một cây đàn piano cơ hoàn chỉnh, chỉ bao gồm 10 bộ phận chính: bộ máy đàn, bảng cộng hưởng, dây đàn, hệ thống bàn đạp, khuông đàn và thùng đàn, búa đàn, bàn phím, ngựa đàn, nút điều chỉnh dây đàn,  …

Chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của một cây đàn piano cơ grand và vai trò từng bộ phận nhé!

1.Cast iron Frame: khung đàn piano là một tấm gang lớn nằm bên trong thùng đàn, phía trên soundboard piano, nó được sơn màu đồng vàng rất nổi bật khi bạn mở nắp đàn piano lên. Trên khung đàn có chứa các chốt điều chỉnh đàn.

Sức kéo căng của toàn bộ các dây của một cây đàn piano đo được khoảng 20 tấn. Vì vậy, người ta phải dùng một khung hợp kim (Iron frame) thật chắc chắn để chịu đựng lực căng này. Nếu các bộ phận bằng gỗ cần phải có độ rung càng nhiều càng tốt, thì ngược lại khung sườn càng tĩnh lặng càng tốt. Khung hợp kim của đàn piano là một loại thép có thỉ lệ carbon thích hợp đáp ứng hai tiêu chí : độ cứng để chịu lực căng của dây đàn và độ nặng để giảm tối thiểu sức rung.

2. Tuning Pin –  chốt điều chỉnh, dữ lây đàn: Để giữ dây đàn không bị tuột, người ta quấn đầu mỗi sợi dây đàn vào một trục (pin) được làm bằng loại thép đặc biệt. Những trục này được đóng vào một khối gỗ (block) để giữ các trục không quay trả ngược chiều làm tuột dây.

3. Bridge – Nga đàn piano Có 2 loại ngựa đàn là ngựa đàn ngắn (Short Bridge) và ngựa đàn dài (Long Bridge). Các ngựa đàn ngắn thì được các dây bass gối lên, còn các ngựa đàn dài thì để gối các dây treble gối lên. Ngựa đàn đóng vai trò quan trọng trong âm thanh của đàn piano. Nó là cầu để kết nối nguồn âm thanh từ dây đàn đến soundboard. Một cây piano có khoảng từ 220 dây đàn trở lên tương ứng 440 chân ngựa đàn, giúp kết nối chặt chẽ và truyền âm thanh tối đa nhất từ dây đàn đến bảng cộng hưởng.

4. Soundboard – Bảng cộng hưởng đàn piano. Đây là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng của đàn piano, nó làm nên chất lượng âm thanh của một cây đàn. Sounboard được đặt phía sau dây đàn. Chức năng tăng âm thanh cho đàn Piano bằng các rung động cộng hưởng. Bảng cộng hưởng được làm bằng gỗ vân sam với độ mỏng và cứng để tạo ra sự cộng hưởng tốt nhất.

5. Pinblock: là một trong những phần quan trọng nhất của cây đàn piano. Gồm nhiều tấm gỗ cứng kết dính lại với nhau, Pinblock nằm phía sau bộ phận (plate).Vai trò của nó là để giữ chặt các chốt điều chỉnh chặt chẽ để các đàn piano không bị lệch âm.

Pin block trên đàn piano nằm thường được ghép từ 6 lớp gỗ theo các chiều : dọc, ngang, và 2 chiều nghiêng góc 450 trái ngược nhau. Nhờ vậy nó có thể chịu được lực kéo từ các chiều khác nhau của dây đàn mà không bị nứt. Ngoài ra nó cũng tạo sự nhẹ nhàng và dễ dàng cho người lên dây đàn.

6. Rims or Case – Thùng đàn piano: Đây là thành phần đóng vai trò tạo nên hình dáng của cây đàn piano, giúp bạn phân biệt được upright piano (piano đứng) và grand piano (piano nằm). Người ta thường dùng nhiều lớp ván mỏng ghép với nhau xen kẽ một lớp dọc một lớp ngang. Cách này tạo cho thùng đàn được nối kết rất vững chắc.

7. Hammers – Búa đàn piano Búa đàn Piano là một phần của bộ máy đàn (Action), đầu búa đàn được làm bằng lông cừu nhiều lớp, có thể nói nó là cầu nối giữa phím đàn và dây đàn. Nhiệm vụ chính của búa đàn là thực hiện truyền lực từ phím đàn và gõ vào dây đàn tạo ra âm thanh.

8. Bộ máy (Action): Chỉ cần một động tác nhấn phím đàn, lập tức cả một hệ thống đòn bẩy hoạt động để điều khiển một chiếc búa bằng nỉ gõ vào dây đàn. Hệ thống đòn bẩy đó được gọi là bộ máy (action) của đàn piano. Người chơi đàn thường than phiền phím đàn này nặng quá, phím đàn kia nhẹ quá. Điều này có một phần nào đó là do chủ quan của người biểu diễn. Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác quan trọng hơn, đó là sự liên quan giữa âm lượng và cao độ. Nói cách khác, với nốt trầm, lực gõ búa cần nhẹ hơn và với nốt bổng lực gỗ búa phải mạnh hơn.

 Sting – Dây đàn piano: dây đàn được làm bằng thép với cường độ cao, có độ dẻo dai, ít cacbon nhất, và có đường kính khác nhau, dây đàn có độ dài và độ dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần.

Mỗi dây đàn piano có thể chịu lực kéo trung bình từ  70kg -80kg vậy nếu căng toàn bộ số dây trong một đàn là trên 220 dây thì lực kéo có thể lên tới 15 tấn trở lên.

9. Keyboard – phím đàn piano: Một cây đàn piano có 88 phím đàn trắng và đen được làm bằng gỗ. Phím đàn là bộ phận trực tiếp tiếp nhận lực từ tay người chơi là điểm đầu của đòn bẩy sau đó truyền lực đi đến búa đàn, búa đàn tác động vào dây đàn phát ra âm thanh.

10. Dậm chân ( Pedal ): ở các loại piano thường có hai loại pedals, nhưng đa số là 3. Pedals chính là các cần điều khiển nằm ở phía dưới mà ta sử dụng lực chân để điều khiển nên được gọi là dậm chân.

*Loại có 2 pedals: khi đạp pedal bên trái, toàn bộ phần vồ sẽ được đẩy sát vào dây, giảm âm lượng khi chơi nhưng lại khiến phím nhẹ đi rất nhiều gây cảm giác hụt. Còn pedal bên phải là pedal vang.

Bình thường là có một bộ mút (hiện giờ sử dụng nỉ) chặn áp sát vào dây đàn để giảm độ rung nhằm tránh bị um khi chơi. Khi đạp pedal phải sẽ kéo dần những miếng mút đó ra tạo nên độ rung cho tiếng đàn. Tùy vào việc điều khiển pedal này mà miếng mút ( nỉ chặn dây ) sẽ miết chặt – nhẹ hoặc thả cho dây rung tự do tạo nên độ vang của âm thanh khác nhau.

*Loại có 3 pedals: Pedals ngoài cùng phía bên phải được gọi là pedals vang âm. Đúng như tên gọi của nó, khi dậm pedal này thì âm thanh được tách ra khỏi dây đàn, làm cho dây đàn rung lên một thời gian dài hơn nên âm thanh được ngân vang ngay cả khi tay đã buông khỏi phím đàn.

Pedal ở ngoài cùng bên trái gọi là pedal giảm âm. Nhưng chỉ giảm một nửa khoảng cách giữa đầu búa với dây đàn hoặc dịch chuyển đầu búa một chút sang bên cạnh làm cho đầu búa chỉ gõ vào một dây đàn so với ba dây như bình thường. Pedal cuối cùng là pedal ở giữa dùng cho chức năng học tập. Khi dậm pedal này thì tiếng không còn ngân vang nữa. Âm thanh sẽ được giảm xuống mức thấp nhất để giảm tiếng ồn. Nguyên lý hoạt động của pedal này là khi giữ pedal, phím chặn âm sẽ được nâng lên làm cho búa chỉ gõ vào được tấm chặn âm làm cho âm thanh bị hãm lại. Người ta thường sử dụng pedal này khi luyện tập hoặc biểu diễn cá nhân mà không muốn làm phiền người khác.

Ngoài những bộ phận mà chúng tôi liệt kê ở trên thì cấu tạo đàn piano cơ còn có rất nhiều chi tiết nhỏ khác sẽ được Kawai.vn giới thiệu đến các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết “Tìm hiểu về cấu tạo của một cây đàn piano cơ grand” sẽ giúp các bạn hiểu thêm về đàn piano và có những thông tin thêm về loại hình nhạc cụ này. Nếu các bạn có những thắc mắc về đàn piano cơ và cần giải đáp hãy liên hệ Việt Thương Music nhé! – 0949.076.789

Bài Viết Liên Quan:Piano Kawai GL Series Giành Giải Thưởng MMR Năm 2016Kawai Crystal CR-40A: Tuyệt Mỹ PianoĐàn piano Kawai giảm giá sốc trong chương trình Red SeasonBảng Giá Đàn Piano Kawai Cập Nhật Mới Nhất Hiện Nay

Từ khóa » Bộ Phận đàn Piano