Tìm Hiểu Về Cây Bạch đàn, Các Loại Bạch đàn Hiện Nay Và Công Dụng

Tại nước ta bạch đàn là cây rất phổ biến bởi khả năng thích nghi với thổ nhưỡng đất đai ở nhiều địa phương. Hơn nữa loài cây này có rất nhiều công dụng. Có thể đưa vào trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, công nghiệp, y học mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó nhu cầu tìm hiểu về loài cây này là rất lớn và có khá nhiều ngộ nhận sai lầm về bạch đàn.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài thông tin cơ bản của loài cây này. Đối với trồng rừng sản xuất, tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn cây trồng rừng là hiệu quả kinh tế. Đối với bạch đàn, tuy có giá trị kinh tế kém hơn một số cây gỗ quý như cẩm lai, gỗ mật, sao, dầu, giáng hương. Là loại gỗ dễ tiêu thụ, đưa lại hiệu quả kinh tế nhanh. Do đó kỹ thuật trồng cây bạch đàn eucalyptus được rất nhiều độc giả quan tâm, học hỏi. Và chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình trồng rừng bạch đàn thông qua bài viết sau.

Chúng ta cùng tìm hiểu về cây bạch đàn của Thái Dương

Nguồn gốc xuất xứ của cây bạch đàn

Nguồn gốc cây bạch đàn

Cây Bạch đàn thuộc loài đại mộc. Lá thường thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh đậm chứa chất dầu Eucalyptone thơm mùi dầu tràm. Hoa có cuốn ngắn, trái hình bông vụt khoảng 1cm bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.

Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự nhiên ở nước ta cho thấy rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam. Đặc biệt là có thể trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất thổ cư của nhân dân. Từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.

Tham khảo các sản phẩm từ cây bạch đàn: Báo giá cừ bạch đàn
Báo giá cừ bạch đàn
Báo giá cây chống bạch đàn
Báo giá cây chống bạch đàn

Xuất xứ bạch đàn

Loài này xuất xứ từ bạch đàn australia được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950. Xuất hiện đầu tiên ở Miền Nam, cây Bạch đàn mới du nhập được gọi là cây Khuynh điệp vì có lá cong cong hình lưỡi liềm. Sau đó ngành lâm nghiệp chế độ cũ đặt tên là cây Bạc hà vì lá có mùi dầu Bạc hà. Nhưng xin đừng nhầm lẫn với cây rau Bạc hà (Mentha) cùng họ với cây rau Húng.

Sau ngày 30-4-1975, cây Khuynh diệp hay còn gọi là cây Bạc hà được Bộ Lâm Nghiệp đặt tên là cây Bạch đàn. Bạch đàn tiếng Anh tên là Eucalyptus spp. Không phải chỉ có một cây mà tại tại nước Úc nơi xuất xứ. Chi eucalyptus (tức chi Bạch đàn) có ít nhất hơn 70 loài (species) mọc từ các vùng đồng bằng có độ cao ngang mực nước biển. Cho đến các vùng bình nguyên cao nguyên, từ các thung lũng đến đèo núi cao.

Cây bạch đàn sống ở đâu

Trước hết chúng ta phải trả lời câu hỏi cây bạch đàn sống ở đâu. Đối với bạch đàn nói chung và bạch đàn trắng E.camaldulensis và E.tereticornis nói riêng. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 18-32oC, lượng mưa bình quân 1.400-1.800 mm/năm. Độ cao so với mặt biển từ 100 đến 300m, độ dày tầng đất từ 50-100cm, nâu, vàng phù sa bồi tụ thích hợp nhất. Thích hợp vừa là nhóm đất chua phèn, ít thích hợp là cát, vùng bán khô hạn. Kém thích hợp là nhóm đất mặn, cát di động, đất phèn, mùn  trên núi, xói mòn trơ đá.

Hình ảnh cây bạch đàn ở Việt Nam
Cây bạch đàn sống ở đâu?

Các loại cây bạch đàn ở Việt Nam

Cây bạch đàn ở Việt Nam có nhiều loại và những giống cây khác nhau sẽ thích nghi với các vùng sinh thái riêng. Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao. Thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.  Một số loài đã và đang được trồng phổ cập ở nước ta như: E.camaldunensis, E.tereticorni, E.Urophyla. Thì đã khảo nghiệm được một số loài có xuất xứ có hiệu quả đối với các vùng như sau. Các loài E.camaldunensis, E.tereticornis, E.brassina và E.pellita thích hợp với các vùng đồi thấp và đồng bằng miền Nam. Các loài E.grandis, E.saligna và E.microcorys thích hợp với vùng đất phèn nặng.

Ở Việt nam chỉ du nhập khoảng 10 loại bạch đàn. Cụ thể gồm các loài cây bạch đàn sau:

  • Bạch đàn đỏ: Eucalyptus camaldulensis thích hợp vùng đồng bằng

  • Bạch đàn trắng: Eu.alba, thích hợp vùng gần biển

  • Bạch đàn lá nhỏ: Eu. Tereticornis, thích hợp vùng đồi Thừa thiên Huế

  • Bạch đàn lá liễu: Eu. Exserta, thích hợp vùng cao miền Bắc

  • Bạch đàn chanh: Eu. Citriodora, thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả

  • Bạch đàn lá bầu: Eu. globules, thích hợp vùng cao nguyên

  • Bạch đàn to: Eu. grandis, thích hợp vùng đất phù sa

  • Bạch đàn ướt: Eu. saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt

  • Bạch đàn Mai đen: Eu. Maidenii, thích hợp vùng cao như Lâm Đồng

Cây bạch đàn Trung Quốc

Ngoài ra một số dòng cây bạch đàn Trung Quốc sinh trưởng tốt E.urophyla (U6) sau 20 tháng tuổi có đường kính trung bình 7m. E.leizhou (38) có đường kính trung bình 9,96cm, chiều cao trung bình 8,69m.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bạch đàn

Cây bạch đàn đứng riêng lẻ để hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng phải có mật độ hợp lý. Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha. Hố đào kích thước 20x20x20cm. Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m. Còn cây cách cây từ 2m trở lên.

Kỹ thuật gieo hạt bạch đàn

Thời vụ thu hoạch quả giữa tháng 2 tới cuối tháng 4, khi quả chuyển sang màu xám nâu là lúc thu hoạch tốt. Quả hái về phơi khô, sau vài ngày thì rũ bỏ, rác. Thu hạt, cho vào thùng kín, cất nơi thoáng mát, có thể duy trì khả năng nảy mầm tối đa 2 năm. Cây lấy hạt cần chọn cây từ 7 tuổi trở lên, thân thẳng, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh….

Chuẩn bị đất gieo hạt: nơi sống của cây bạch đàn phải tốt, mới, nhuyễn. Được để vào các khay nhựa có lỗ hoặc gieo trên luống, đặt trong nhà ươm có độ che phủ 50% ánh sáng. Khi gieo chú ý cho hạt vào lọ rắc như rắc tiêu ( hạt bạch đàn rất nhỏ), sau đó dùng bình tưới phun nhẹ ngày 2 lần.

Sau khi lá bạch đàn thứ hai xuất hiện, đem cây cấy vào túi bầu đã được chuẩn bị.  Khi cấy cây chú ý không để rễ cong, xoắn, cây cấy xong phải để trong nhà  ươm che kín 1-2 tuần, sau đó dỡ che dần dần. Khi cây khỏe mạnh (khoảng 1 tháng) bỏ che trong thời gian chăm sóc chú ý đến độ ẩm. Không để bầu cây bị ướt quá hoặc khô quá. Cây chăm sóc khoảng 1,5 tháng, cao 35-40cm có thể đưa đi trồng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bạch đàn

Cây bạch đàn đứng riêng lẻ để hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng phải có mật độ hợp lý. Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha. Hố đào kích thước 20x20x20cm. Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m. Còn cây cách cây từ 2m trở lên.

Tốc độ sinh trưởng cây bạch đàn

Bạch đàn thường có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tán lá hẹp thưa. Trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm. Trước năm 1975, người ta đã nhầm lẫn trồng rừng Bạch đàn tập trung thuần ở Miền Trung Việt Nam.

cây bạch đàn
cây bạch đàn

Nhằm mục đích phủ xanh và phủ kín đất trống đồi trọc nhưng kinh nghiệm cho thấy. Cây bạch đàn là loài dễ trồng, ít kén đất tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất. Nên nếu trồng tập trung thành rừng thuần trên đất trống đồi trọc vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kỳ. Do đó, nếu cần phủ xanh đất trống đồi trọc thì chỉ nên trồng hỗn giao với loài bạch đàn. Bằng các loài cây họ Ðậu như Keo lá tràm, Keo tai tượng hoặc Keo giậu để bù đắp chất đạm cho đất.

Công dụng của cây bạch đàn

Ở Việt Nam, cây bạch đàn có tác dụng khá nhiều nhưng chủ yếu sử dụng để làm gỗ. Người trồng thường đốn chặt khoảng 5-7 năm để làm cây chống bạch đàn trong xây dựng, làm cừ bạch đàn trong thủy lợi. Làm bột giấy hay ván dăm bào gọi là ván okal (panneau de copaux). Ngày nay các nhà khoa học nước ta đã phát hiệu ra nhiều công dụng mới. Và đang áp dụng rộng rãi để nâng giá trị của loài cây này lên. Đối với nước Úc, các rừng bạch đàn có tuổi trên 70-80 năm. Cây cao đến 50-60 mét, đường kính trung bình đến cả mét. Và gỗ được sử dụng đa năng từ làm bột giấy, ván ép, ván dăm bào, trụ cột cho đến đồ mộc gia dụng. Xây cất nhà cửa cũng như công trình xây dựng nặng.

Lời kết về cây bạch đàn

Qua bài viết chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi cây bạch đàn có nguồn gốc từ quốc gia nào. Cũng như một vài thông tin cơ bản về loại cây cực kỳ thông dụng này. Có thể thấy đây là một loại cây có nguồn gốc từ Australia nhưng rất phù hợp để phát triển ở nước ta. Trong tương lai đây vẫn sẽ là một loại cây lâm nghiệp chủ lực của nước ta. Trong việc trồng rừng và phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo đối với một số khu vực khó khăn.

VỰA CỪ TRÀM THÁI DƯƠNG Cung cấp cừ tràm, cừ bạch đàn, cừ dừa, phên tre, đóng cọc cừ tràm, cho thuê máy xúc tại TPHCM và các tỉnh CHẤT LƯỢNG – UY TÍN Địa chỉ : Tổ 51 – Khu Phố 3 – An Phú Đông – Quận 12 –  TP.Hồ Chí Minh Mr Dương : 0921.27.27.27 Email: kinhdoanh@cutram.net Website: https://cutram.net 4.3/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cây Bạch đàn Cao Hàng Trăm Mét Thuộc Họ Gì