Tìm Hiểu Về Cây Gỗ Lim
Có thể bạn quan tâm
Gỗ Lim xưa nay là một trong những loại gỗ quý và có giá trị kinh tế cao trong xây dựng và nội thất. Với đặc tính bền bỉ, màu sắc đẹp, và vân gỗ lì, gỗ Lim luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những công trình đòi hỏi có độ bền cao. Hãy cùng Sàn gỗ Toàn Thắng phân tích ưu và nhược điểm của gỗ Lim và giá thành tại thời điểm hiện tại:
Mục lục
- Gỗ Lim là gỗ gì?
- Đặc điểm nhận dạng cây gỗ Lim
- Cây gỗ Lim phân bố ở đâu?
- Ưu và nhược điểm của gỗ lim thường gặp
- Phân loại gỗ Lim hiện nay
- Cách phân biệt gỗ Lim Lào và Lim Nam Phi
- Giá gỗ Lim tại thị trường Việt Nam hiện nay
- Ứng dụng của gỗ Lim trong đời sống
- Câu hỏi thường gặp về Gỗ Lim
- Kết Luận
Gỗ Lim là gỗ gì?
Gỗ Lim là một trong những loại gỗ quý hiếm và có giá trị cao, thuộc nhóm “Tứ Thiết” của Việt Nam, bao gồm Đinh, Lim, Sến, Táu. Đây là những loại gỗ nổi tiếng về độ cứng, độ bền và tính thẩm mỹ. Gỗ Lim thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, với tên khoa học là Erythrophleum fordii.
Đặc điểm nhận dạng cây gỗ Lim
- Thân cây: Cây gỗ Lim có thân gỗ lớn, thẳng, đường kính trung bình từ 60-80 cm, có thể lên đến hơn 1 mét ở cây trưởng thành.
- Lá cây: Lá cây Lim thuộc loại lá kép lông chim, mọc đối xứng trên cành, thường có từ 7-13 lá chét nhỏ. Lá chét có hình bầu dục thuôn dài, đầu nhọn, màu xanh đậm. Mặt dưới của lá có màu nhạt hơn và có lông mịn.
- Hoa: Cây Lim ra hoa nhỏ, màu vàng nhạt hoặc trắng, mọc thành chùm ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa thường nở vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, có mùi thơm nhẹ.
- Màu gỗ: Gỗ Lim có màu nâu hơi đỏ khi mới khai thác, dần dần chuyển sang màu nâu thẫm khi để lâu hoặc tiếp xúc với ánh sáng.
Cây gỗ Lim phân bố ở đâu?
Loài gỗ Lim phân bố chủ yếu ở các vùng rừng nhiệt đới. Cây gỗ Lim được tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau như: Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia. Châu Phi thì tập trung chủ yếu ở Ghana và Nam Phi.
Ưu và nhược điểm của gỗ lim thường gặp
– Ưu điểm nỗi trội của gỗ Lim
- Độ cứng cao: Ưu điểm nổi bật nhất của gỗ Lim chính là độ cứng chắc, thể hiện qua cấu trúc bên trong vô cùng đặc và bền. Gỗ Lim có khả năng chịu lực rất tốt, chống lại các tác động từ bên ngoài như va đập hay tải trọng lớn mà không bị biến dạng.
- Tuổi thọ lâu: của gỗ Lim có thể kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, khi được bảo quản và sử dụng đúng cách. Điều này làm cho gỗ Lim trở thành lựa chọn lý tưởng cho các công trình cần tính bền vững cao, như nhà cửa, cột trụ, cầu thang, và sàn gỗ.
- Tính bám đinh: Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của loại gỗ Lim, góp phần làm tăng tính liên kết giữa các chi tiết và sử dụng gỗ Lim an toàn ở các công trình xây dựng.
- Kháng Mối mọt: So với nhiều loại gỗ khác như gỗ Xoan Đào, gỗ Lim có khả năng chống mối mọt vượt trội. Cấu trúc gỗ Lim rất chắc chắn, khiến cho các loại mối mọt khó có thể xâm nhập và gây hại. Điều này giúp các sản phẩm làm từ gỗ Lim giữ được vẻ đẹp và giá trị theo thời gian mà không cần lo lắng về vấn đề bảo dưỡng thường xuyên.
- Chịu nước tốt: Ngược với các dòng gỗ khác thì Gỗ Lim càng ngâm nước càng bền. Đặc biệt sử dụng ở các công trình làm cầu cống, nhà sàn ở dưới nước thì gỗ Lim là sự lựa chọn tuyệt vời.
- Chịu lực tốt: Gỗ Lim có sức tải cao, bền bỉ, có thể chịu được các lực nén, kéo và uốn mà không bị gãy hay nứt. Điều này khiến gỗ Lim trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các công trình đòi hỏi độ bền và an toàn.
- Ít cong vênh, biến dạng: Gỗ Lim ít bị cong vênh, co ngót hoặc biến dạng dưới các điều kiện môi trường khắc nghiệt như độ ẩm cao hay thay đổi nhiệt độ. Điều này đảm bảo rằng các sản phẩm từ gỗ Lim luôn giữ được hình dáng và kích thước ban đầu, góp phần tăng độ bền và giá trị của sản phẩm.
– Nhược điểm thường gặp phải ở gỗ Lim
Mặc dù gỗ Lim có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng nó cũng không tránh khỏi những nhược điểm, đặc biệt là những điểm yếu thường gặp ở gỗ tự nhiên. Dưới đây là một số nhược điểm chính của gỗ Lim:
- Mùi hắc: Gỗ Lim có mùi hắc đặc trưng, khác với mùi thơm tự nhiên của nhiều loại gỗ khác như gỗ Trầm Hương hay gỗ Xoan Đào. Mùi này có thể gây khó chịu, đặc biệt đối với những người nhạy cảm với mùi hương hoặc dễ bị dị ứng.
- Xuống màu nhanh: Gỗ Lim có một nhược điểm là dễ chuyển sang màu đen khi gặp nước. Điều này có thể làm giảm giá trị thẩm mỹ của gỗ, đặc biệt nếu không được xử lý kỹ thuật tốt.
- Khó sản xuất: Cấu trúc gỗ Lim rất cứng chắc, điều này khiến cho quá trình khai thác và chế tác trở nên phức tạp và tốn nhiều công sức.
Phân loại gỗ Lim hiện nay
Gỗ Lim là một trong những loại gỗ quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và chế tác nội thất. Dưới đây là các loại gỗ Lim phổ biến hiện nay:
1. Gỗ Lim Xanh
- Gỗ Lim Xanh nỗi tiếng là Lim Thanh Hóa có màu sắc từ nâu đến xanh đen, thường có vân gỗ đẹp với các đường vân xoắn mềm mại. Loại gỗ này rất cứng chắc, nặng và bền bỉ, với khả năng chống mối mọt tốt.
- Lim Xanh thường có khả năng chịu lực cao, ít bị biến dạng, cong vênh ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
2. Gỗ Lim Vàng
- Lim Vàng có màu sắc sáng hơn so với Lim Xanh, thường là màu vàng nâu. Gỗ Lim Vàng cũng có vân gỗ đẹp, nhưng độ cứng và độ bền không cao bằng Lim Xanh.
- Tuy nhiên, Lim Vàng vẫn có khả năng chống mối mọt tốt và bề mặt gỗ tương đối nhẵn, mịn.
3. Gỗ Lim Lào
- Lim Lào là loại gỗ Lim được khai thác từ rừng Lào, nổi tiếng với độ cứng chắc, bền bỉ và khả năng chống mối mọt vượt trội. Lim Lào có màu sắc từ nâu thẫm đến đen, với vân gỗ sắc nét và đẹp mắt.
- Do được khai thác từ rừng tự nhiên, Lim Lào có chất lượng rất cao, ít bị biến dạng và có độ ổn định tốt.
4. Gỗ Lim Nam Phi
- Lim Nam Phi là loại gỗ Lim được nhập khẩu từ các nước châu Phi, đặc biệt là Nam Phi. Loại gỗ này có màu sắc từ vàng nhạt đến nâu sẫm, với độ cứng vừa phải so với Lim Lào hay Lim Xanh.
- Mặc dù không cứng chắc như Lim Lào, Lim Nam Phi vẫn có khả năng chống mối mọt và chịu lực tốt, nhưng có thể dễ bị cong vênh hơn khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt.
Cách phân biệt gỗ Lim Lào và Lim Nam Phi
Hiện nay tại thị trường Việt Nam cấm khai thác gỗ từ rừng nên chủ yếu là chỉ có gỗ Lim Lào và Lim Nam phi. Sau đây là 1 số yếu tố để phân biệt gỗ Lim từ 2 quốc gia này:
– Về vân gỗ
- Gỗ Lim Lào: Vân gỗ Lim Lào thường dày và rõ nét, do cây trưởng thành lâu hơn và có tuổi đời cao hơn khi khai thác. Vân gỗ này tạo nên vẻ đẹp sang trọng và quý phái cho các sản phẩm nội thất.
- Gỗ Lim Nam Phi: Vân gỗ thường mỏng hơn, ít rõ nét hơn so với Lim Lào, và có thể không đều. Điều này là do quá trình sinh trưởng nhanh hơn và môi trường phát triển khác biệt.
– Về khối lượng
- Gỗ Lim Lào: Nặng hơn Lim Nam Phi, với khối lượng lớn hơn từ 1,2 đến 1,5 lần. Cấu trúc gỗ đặc và chắc chắn hơn, điều này làm cho Lim Lào bền vững và khó bị biến dạng trong quá trình sử dụng.
- Gỗ Lim Nam Phi: Nhẹ hơn, do cấu trúc gỗ ít đặc hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến độ bền và khả năng chịu lực của sản phẩm khi sử dụng trong thời gian dài.
– Về độ bền
- Gỗ Lim Lào: Có khả năng chịu lực và tác động từ môi trường cao hơn, ít bị cong vênh hay biến dạng khi gặp điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ, độ ẩm cao.
- Gỗ Lim Nam Phi: Mặc dù cũng có tuổi thọ và độ bền cao, nhưng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như nhiệt độ và độ ẩm không bằng Lim Lào.
Giá gỗ Lim tại thị trường Việt Nam hiện nay
Dưới đây là bảng giá gỗ Lim tính theo cây tròn, hiện đang bán tại Việt Nam:
Loại Gỗ Lim | Đơn Giá (đ/m³) | Ghi chú |
---|---|---|
Gỗ Lim Nam Phi | 18.000.000 – 20.000.000 | Giá thấp, phổ biến hơn |
Gỗ Lim Lào | 25.000.000 – 30.000.000 | Giá cao hơn do chất lượng vượt trội và độ bền cao |
Gỗ Lim Xanh | 26.000.000 – 40.000.000 | Giá tương đương hoặc cao hơn Gỗ Lim Lào |
Bảng trên cung cấp thông tin về giá gỗ Lim cho từng loại và các đặc điểm chính để bạn dễ dàng so sánh và lựa chọn. Nếu gỗ Lim được xẻ hộp thì giá thành có thể tăng 30-40% so với giá lim cây tròn
Ứng dụng của gỗ Lim trong đời sống
Gỗ Lim, với những đặc tính vượt trội về độ cứng chắc, khả năng chống mối mọt, và vẻ đẹp tự nhiên, đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều ứng dụng trong xây dựng và trang trí nội thất. Dưới đây là các ứng dụng chi tiết của gỗ Lim:
– Ván sàn gỗ Lim
Gỗ Lim được ưa chuộng trong việc làm ván sàn nhờ vào độ bền, khả năng chịu lực tốt và màu sắc đẹp. Sàn gỗ Lim không chỉ tạo cảm giác ấm cúng, sang trọng mà còn có khả năng chống chịu được sự mài mòn, tác động của độ ẩm và nhiệt độ.
– Sàn ngoài trời gỗ Lim
Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời làm gỗ Lim giúp giảm đi vấn đề ải mục, trong bản chất cây gỗ Lim có chứa tinh dầu, chống thấm nước, mối mọt, giúp không gian ngoài trời thêm thoáng mát, thơ mộng.
– Cầu Thang gỗ Lim
Cầu thang làm từ gỗ Lim mang lại vẻ đẹp cổ điển và đẳng cấp cho ngôi nhà. Độ cứng của gỗ Lim giúp cầu thang chịu được trọng tải lớn, hạn chế tình trạng cong vênh hay mối mọt qua thời gian sử dụng. Cầu thang gỗ Lim có vân mềm mại, tự nhiên tạo nên những điểm nhấn độc đáo cho không gian sống.
– Gỗ Lim làm cột nhà
Cột nhà bằng gỗ Lim thường được sử dụng trong các công trình kiến trúc cổ, nhà gỗ truyền thống hoặc biệt thự sang trọng. Cột gỗ Lim có khả năng chịu lực tốt, đảm bảo sự bền vững cho công trình. Ngoài ra, cột nhà làm từ gỗ Lim cũng mang lại vẻ đẹp uy nghi, bề thế cho tổng thể kiến trúc.
– Gỗ Lim làm cửa đi
Gỗ Lim là lựa chọn lý tưởng cho cửa đi chính của ngôi nhà. Với độ bền cao, cửa gỗ Lim có khả năng chống chịu tốt trước các tác động của thời tiết như nắng, mưa, gió. Ngoài ra, màu sắc và vân gỗ Lim cũng mang lại vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng cho cửa chính, tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên.
– Bàn ăn làm từ gỗ Lim
Bàn ăn làm từ gỗ Lim không chỉ bền bỉ mà còn mang lại vẻ đẹp sang trọng và ấm cúng. Gỗ Lim có khả năng chống mối mọt, chịu lực tốt và không dễ bị biến dạng theo thời gian.
– Bàn ghế Sofa gỗ Lim
Bàn ghế Sofa gỗ Lim có khả năng chống chịu tốt với sự tác động từ môi trường và sử dụng lâu dài mà không bị hư hỏng.
– Trường kỹ gỗ Lim
Trường kỷ làm từ gỗ Lim thường được thiết kế với cấu trúc chắc chắn và kiểu dáng tinh xảo. Gỗ Lim giúp sản phẩm có độ bền cao, khả năng chống mối mọt và chịu lực tốt.
– Cổng ngoài trời gỗ Lim
Cổng ngoài trời làm từ gỗ Lim không chỉ chắc chắn, bền vững mà còn có khả năng chống lại sự tấn công của mối mọt và các yếu tố môi trường khắc nghiệt. Với tính chất cứng cáp và khối lượng lớn, cổng gỗ Lim vừa mang lại vẻ đẹp bề thế, vừa đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.
– Đóng tàu thuyền
Gỗ Lim được sử dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu nhờ vào khả năng chịu nước, chống mục nát và độ bền vượt trội. Những con tàu làm từ gỗ Lim có thể hoạt động bền bỉ trên biển trong nhiều năm mà không bị ảnh hưởng bởi môi trường ẩm ướt và mặn mòi của nước biển.
– Tà Vẹt Đường Ray
Trong ngành đường sắt, gỗ Lim được sử dụng để làm tà vẹt do độ cứng chắc và khả năng chịu lực cao. Gỗ Lim giúp giữ ổn định đường ray, chịu được trọng tải lớn từ các đoàn tàu. Đặc biệt, khả năng chống mối mọt và thời tiết của gỗ Lim giúp tà vẹt bền lâu, giảm thiểu chi phí bảo dưỡng.
– Sập ngồi uống chè
Sập gỗ Lim thường được sử dụng trong phòng khách hoặc không gian tiếp khách, tạo ra một không gian ấm cúng và sang trọng. Sập gỗ Lim không chỉ chắc chắn mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao nhờ vào vân gỗ xoắn mềm mại và màu sắc tự nhiên. Đây là nơi lý tưởng để gia chủ và khách quý ngồi thưởng trà, tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn.
Câu hỏi thường gặp về Gỗ Lim
-
Gỗ Lim thuộc nhóm mấy?
Theo quyết định của Bộ Lâm Nghiệp thì gỗ Lim được xếp vào nhóm II cùng với các loại gỗ có tiếng khác: Đinh, Căm xe, táu, nghiến, gõ
-
Gỗ Lim có độc hại không?
Gỗ lim theo thời gian chúng tôi vẫn thấy sử dụng bình thường, không độc hại. Chỉ nên hạn chế tiếp xúc khi gỗ còn mới có mùi hăng.
-
Gỗ Lim có nên làm giường ngủ không?
Sử dụng gỗ Lim làm giường ngủ rất phổ biến. Trước khi đóng giường nên phôi khô và tẩy các mủ trong cây để giảm đi mùi gỗ còn mới.
Kết Luận
Chia sẽ trên của Sàn gỗ Toàn Thắng hy vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn và có có thể phân biệt được các loại gỗ Lim trên thị trường. Tránh trường hợp mua nhầm lẫn, thiệt hại về tài chính. Nếu cần tư vấn hãy gọi ngay cho chúng tôi: 0901.242.777
Xem thêm các loại gỗ khác:
Gỗ Sồi | Gỗ Óc Chó | Gỗ Teak | Căm Xe | Gỗ Lim |
Gỗ Thông | Cẩm Lai | Gỗ Muồng | Gỗ Tràm | Gỗ Me Tây |
Đàn Hương | Gỗ MDF | Gỗ Pơ Mu | Gỗ Sưa | Gỗ Chiu Liu |
Gỗ HDF | Plywood | Gỗ Gõ Đỏ | Gỗ Cà Chít | Gỗ Tần Bì |
Gỗ CDF | Hoàng Đàn | Gỗ Cao su | Gỗ Cà Te | Gỗ Hương |
Gỗ Gụ | Thủy Tùng | Hồng Đào | Gỗ Táu | Bằng Lăng |
Sơn Huyết | Gỗ Xá Xị | Kiền Kiền | Anh Đào | Bách Xanh |
Gỗ Mun | Gỗ Trắc | Ngọc Am | Gỗ Dổi | Gỗ Nghiến |
Trầm Hương | Xoan Đào | Gỗ Xà Cừ | Gỗ Sao | Gỗ Đinh |
- Bảng giá sàn gỗ ngoài trời các loại T12/2024
- Lam che nắng ban công và những điều bạn cần biết
- Ai nên thờ Quan Công? Cách lập bàn thờ Quan Công chuẩn phong thủy
- Quy trình thi công phào chỉ PU dát vàng chuẩn
- Nên chọn sàn gỗ Căm xe Lào hay sàn gỗ Gõ đỏ Nam Phi?
Từ khóa » Cây Lim Không Có Loại Mô Nào
-
Cây Lim Ko Có Loại Mô Phân Sinh Nào Câu Hỏi 602474
-
Loại Mô Phân Sinh Nào Sau đây Không Có ở Cây 1 Lá Mầm? - HOC247
-
Loại Mô Phân Sinh Nào Sau đây Không Có ở Cây 1 Lá Mầm?
-
Cây Lim Không Có Mô Phân Sinh Nào Sau đây - Bài Tập Sinh Học Lớp 11
-
Loại Mô Phân Sinh Nào Sau đây Không Có ở Cây 1 Lá Mầm? - Khóa Học
-
Gỗ Lim Là Gỗ Gì? Có Tốt Không? Có Mấy Loại? Thuộc Nhóm Mấy?
-
Gỗ Lim Là Gì? So Sánh Gỗ Lim Xẹt, Lim Xanh, Lim Lào, Lim Nam Phi
-
Lim Xanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lim Xẹt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ưu Và Nhược điểm Của Gỗ Lim
-
Loại Mô Phân Sinh Nào Sau đây Không Có ở Cây Một Lá Mầm?
-
Cây Lim - Loài Cây Mang Nhiều độc Tố - ThongTinThuoc
-
Chuyện Về Cây Lim “hiến Thân” ở Vùng đất Thiêng Lam Kinh