Tìm Hiểu Về Chiến Lược 4P Trong Marketing Khi Ra Sản Phẩm Mới
Có thể bạn quan tâm
Ngày càng nhiều các sản phẩm mới ra đời bên cạnh các sản phẩm cũ đã tồn tại trên thị trường. Câu hỏi đặt ra làm thế nào để các sản phẩm mới có sức sống trên thị trường đầy biến động và cạnh tranh. Cùng tìm hiểu về chiến lược 4P trong marketing khi ra sản phẩm mới
Mục lục nội dung:
- Đôi nét về chiến lược 4P trong marketing
- Ý nghĩa “cốt lõi” của chiến lược 4P Marketing
- Cách ứng dụng Chiến lược 4P chắc thắng 100% khi ra mắt sản phẩm mới
Đôi nét về chiến lược 4P trong marketing
4P trong Marketing là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm 4 yếu tố cơ bản: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối ( Distribution), xúc tiến ( Promotion). Chiến lược 4P được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đạt mục tiêu trong ra mắt sản phẩm mới.
1. Produce – Sản phẩm
Produce (P1) hay chính là sản phẩm. Sản phẩm là nền tảng đầu tiên trong chiến lược marketing của mọi hoạt động kinh doanh, là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Nếu sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều sẽ thất bại.
Sản phẩm trong Marketing là đối tượng hữu hình (như công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị) hoặc dịch vụ vô hình (như khách sạn du lịch, dịch vụ viễn thông).
- Nhà quản lý, bộ phận Marketing – Sale nên tham khảo: Nếu doanh nghiệp bạn cung cấp dịch vụ B2B, bạn đang gặp khó khăn trong quản lý cơ hội khách hàng, khó khăn trong kiểm soát tổng hợp nguồn khách hàng từ các kênh tiếp thi, dữ liệu khách hàng, hợp đồng, các hoạt động chăm sóc khách hàng rời rạc, gợi ý bạn tham khảo và NHẬN DEMO FREE trải nghiệm phần mềm FastWork CRM (quản lý toàn bộ hoạt động khách hàng và bán hàng, liên kết dữ liệu giữa bộ phận Marketing và Sale).
2. Price – Giá
Trong chiến lược 4P, Price (P2) là giá bán của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Khi xác định giá bán, chủ doanh nghiệp xác định kỹ các khoản chi phí để hoàn thiện sản phẩm: chi phí nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển, thiết kế… để sao cho có lãi là được. Mức lãi thường có tỷ lệ 15 – 20% tổng giá trị sản phẩm.
3. Place – Phân phối
Place (P3) trong chiến lược 4P là các địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm, được gọi là kênh phân phối. Có hai loại kênh phân phối phổ biến là:
- Phân phối trực tiếp: nhà sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng không thông qua trung gian nào, doanh nghiệp có cửa hàng, tổ chức đội ngũ bán hàng, website bán hàng.
- Phân phối gián tiếp: nhà sản xuất phân phối sản phẩm của mình thông qua các kênh trung gian như siêu thị, cửa hàng, nhà hàng,…
4. Promotions – Quảng cáo
Chữ P thứ 4 trong chiến lược 4P là Promotion (P4) có thể hiểu là truyền thông, tiếp thị. Đây là cách để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Các công cụ của Promotion như: quảng cáo (quảng cáo trên truyền hình, báo đài, Internet), tiếp thị (giới thiệu sản phẩm tận nhà, gửi catalog cho khách hàng), quan hệ công chúng (họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện), tổ chức bán hàng,…
– Tham khảo thêm: Mẫu Excel kế hoạch Marketing cơ bản
Doanh nghiệp muốn xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả khi ra mắt sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp với quy trình làm việc khoa học. Hãy xem ngay: Cách setup quy trình marketing chuyên nghiệp dành cho các nhà quản trị.
Ý nghĩa “cốt lõi” của chiến lược 4P Marketing
- Thúc đẩy nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm mới chất lượng
Chiến lược marketing 4P giúp doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Từ đó, nhà sản xuất không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn mong muốn đó của người tiêu dùng. Sản phẩm phải được tiêu chuẩn hoá, chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường phải được đảm bảo. Sản phẩm mang lại những lợi ích thậm chí vượt quá sự mong đợi của người tiêu dùng.
- Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín công ty trên thị trường
Để chiến lược 4P đạt mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm phổ biến rộng khắp người tiêu dùng. Doanh nghiệp có các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng trong nước và khách hàng quốc tế. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm cho sản phẩm được bán nhanh hơn, nhiều hơn. Từ đó, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tạo uy tín cho thương hiệu và phát triển doanh nghiệp trên thị trường.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng
Ngày càng có nhiều sản phẩm mới ra mắt người dùng đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao sáng tạo, tìm tòi ra những tính năng mới của sản phẩm thu hút người dùng. Đồng thời, giá cả cạnh tranh hơn so với đối thủ. Các doanh nghiệp không ngừng giải quyết các yếu tố trong chiến lược 4P để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng
Với chiến lược 4P, các sản phẩm mới ra đời với chất lượng, tính năng tốt hơn cùng giá cả cạnh tranh. Điều này đã giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm nhanh chóng, tiện ích và hiệu quả nhất.
Nếu bạn đang hoang mang không biết xây dựng chiến lược Marketing của mình từ đâu?
Bạn có thể tham khảo: Kinh nghiệm xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệpđể có những định hướng đúng đắn nhất trong thời gian tới cho chiến lược sản phẩm, thương hiệu, giá và truyền thông của mình
Cách ứng dụng Chiến lược 4P chắc thắng 100% khi ra mắt sản phẩm mới
1. Chiến lược về sản phẩm
Hiểu rõ sản phẩm trên thị trường
Theo chiến lược 4P, doanh nghiệp cần xác đinh sản phẩm là sản phẩm mới hay đã tồn tại trên thị trường? Nếu là sản phẩm mới cần thì có điểm gì độc đáo. Nếu sản phẩm đã có sẵn, cần cho mọi người thấy sản phẩm tốt hơn hoặc có giá rẻ hơn so với mặt hàng đối thủ đang cung cấp.
Doanh nghiệp cần nắm được ưu điểm của sản phẩm, làm nổi bật ưu điểm đó có gì khác biệt so với các sản phẩm khác ngoài thị trường. Khi người dùng sử dụng sản phẩm này thì sẽ giúp ích gì được cho công việc, cuộc sống.
Xây dựng thương hiệu từ chất lượng sản phẩm
Thương hiệu được nhận biết từ chính đặc điểm, kiểu dáng, màu sắc, mùi vị của sản phẩm. Thiết kế thương hiệu mang cá tính riêng của sản phẩm. Chẳng hạn thương hiệu TH True Milk với ý nghĩa “ True Happiness”, có nghĩa là “hạnh phúc đích thực”, với dòng sữa tươi sạch, tinh túy thiên nhiên, uống TH True Milk mang lại niềm vui, sức sống, hạnh phúc mỗi ngày.
Có nhiều cách đặt tên cho sản phẩm. Có thể đặt mỗi sản phẩm một tên gọi khác nhau. Hoặc tất cả các sản phẩm có chung một tên gọi. Hoặc đặt tên sản phẩm theo từng dòng sản phẩm (combo). Mỗi cách đặt tên có ưu, nhược điểm riêng mà doanh nghiệp cần tính toán chính xác để tránh rủi ro ít nhất về mặt thương hiệu và sản phẩm.
Hiện nay, cách đặt tên sản phẩm phổ biến nhất là việc kết hợp thương hiệu công ty với tên riêng của từng sản phẩm. Ví dụ tập đoàn Samsung cho ra đời các dòng sản phẩm điện thoại với các tên gọi như Samsung S8, Samsung S6, Samsung Note 5, Samsung A7,..
“Với chiến dịch “Think Different” và đoạn video quảng cáo “Crazy Ones”, Apple đã truyền tải thông điệp :”Những người dám nghĩ khác biệt và dám đột phá sẽ trở nên thành công và thay đổi được thế giới”. Chiến dịch này đã xây dựng thương hiệu Apple với tư tưởng độc lập theo hướng tạo ra sự khác biệt”
2. Chiến lược về giá
- Xây dựng chiến lược định giá hiệu quả
Định giá theo tính năng sản phẩm và thị trường: Giá thành phải phù hợp với giá trị mà sản phẩm đó đem đến cho khách hàng sử dụng. Sản phẩm chất lượng, tính năng ưu việt, mẫu mã đẹp thì giá thành sẽ phải cao hơn so với sản phẩm ít tính năng hơn.
Giá là yếu tố thứ 2 trong chiến lược 4P. Nếu giá sản phẩm quá thấp so với đối thủ, điều đó có thể khiến khách hàng nghĩ sản phẩm có chất lượng kém hoặc tính năng không nổi trội bằng sản phẩm đối thủ. Nếu giá sản phẩm quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn, làm giảm tính cạnh tranh và phát triển của sản phẩm trên thị trường
Định giá theo phân khúc sản phẩm: Nếu sản phẩm phục vụ các khách hàng cao cấp, sản phẩm có chất lượng, phiên bản độc nhất hoặc giới hạn thì định giá cao hơn hẳn mức giá phổ thông của thị trường. Hoặc sản phẩm có chu kỳ sống ngắn như các sản phẩm công nghệ thì nên định giá theo “chiến lược hớt váng”, tập trung vào các tính năng nổi trội, đầu tư hình ảnh, mẫu mã, quảng cáo và nâng cao giá thành.
Nếu sản phẩm phục vụ khách hàng tầm trung, nhóm khách hàng dễ quyết định mua bởi yếu tố giá rẻ thì định giá sản phẩm phù hợp với túi tiền của họ. Hoặc các sản phẩm có chu kỳ sống dài như đồng hồ, kim loại thì áp dụng “chiến lược giá thâm nhập thị trường”, tăng nhanh số lượng, cạnh tranh về giá cả, giúp khách hàng quen thuộc với thương hiệu, sau đó dần dần mới nâng giá lên.
- Xây dựng chiến thuật định giá sản phẩm
Các chiến thuật định giá đánh vào tâm lý người mua hàng có thể sử dụng khi ra mắt sản phẩm mới
Xây dựng gói bổ trợ, gói khuyến mãi: sản phẩm bổ trợ sẽ được tặng kèm khi mua sản phẩm chính. Chẳng hạn khi mua tuýp kem đánh răng khách hàng sẽ được khuyến mãi bàn chải đánh răng. Hay Combo 2 đùi gà rán + khoai tây chiên + nước uống có ga khuyến mãi chỉ 69k.
Xây dựng giảm giá, chiết khấu sản phẩm: áp dụng khi khách hàng mua với số lượng lớn, đơn hàng tổng giá trị trên bao nhiêu tiền, thanh toán luôn,…nhà sản xuất sẽ giảm giá,chiết khấu phần trăm trên tổng đơn hàng.
- Địa điểm hợp lý
Trong chiến lược marketing không thể bỏ sót việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Chủ doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp mình. Hoặc có thể kết hợp nhiều hình thức phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng
Có thể bày bán sản phẩm trực tiếp tại cơ sở kinh doanh của mình để tạo niềm tin cho khách hàng. Có trang web bán hàng riêng của công ty để người tiêu dùng có thể vào mua được hàng chính hãng với những chính sách ưu đãi nhất.
Phân phối sản phẩm đến các cơ sở trung gian như đại lý, cửa hàng siêu thị.
3. Chiến thuật quảng cáo rộng khắp
Chiến lược ra mắt sản phẩm muốn đạt hiệu ứng rộng khắp mới thông qua chiến thuật quảng cáo rộng khắp. Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với sản phẩm và chi phí của doanh nghiệp
- Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, báo đài, tạp chí.
- Quảng cáo trên Internet và các kỹ thuật quảng cáo online khác
- Tổ chức sự kiện, các buổi triển lãm, họp báo giới thiệu sản phẩm mới.
- Phát tờ rơi quảng cáo tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
- Marketing trực tiếp qua điện thoại (telemarketing), qua email hoặc thư.
Tìm hiểu về chiến lược 4P khi ra mắt sản phẩm mới giúp doanh nghiệp đón đầu được thời cơ, tận dụng được yếu tố thị trường để phát triển sản phẩm mới cũng như xây dựng thương hiệu công ty thêm vững mạnh.
Trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, các doanh nghiệp cần áp dụng các phần mềm hiện đại để hỗ trợ các chiến lược Marketing đạt hiệu như mong đợi. Hãy tham khảo ngay: Top 10 phần mềm Quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất hiện nay
Sau khi áp dụng những chiến lược trên, sản phẩm mới tiếp cận được đến khách hàng, để chăm sóc nguồn khách hàng mới tiếp cận đó, FastWork đề xuất doanh nghiệp tìm hiểu hệ thống CRM.
Nếu doanh nghiệp của bạn là B2B, bạn có thể tìm hiểu FastWork CRM. Với các tính năng như: landing page, quản lý cơ hội khách hàng, quản lý khách hàng, quản lý liên hệ,…. phần mềm hiệu quả để kết nối quản lý khách hàng của các Phòng Marketing, Phòng Telesales, Phòng kinh doanh và Phòng chăm sóc khách hàng.
Thiết kế linh hoạt, trực quan, đầy đủ những tính năng cơ bản, sử dụng trên mobile app và web app, FastWork CRM hiện được hơn 3000 doanh nghiệp B2B sử dụng hiệu quả.
Để nhận DEMO miễn phí, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin đăng ký vào Form dưới đây.
Đăng ký tư vấnTags:
chiến lược 4PTừ khóa » Chính Sách 4p Trong Marketing
-
4P Marketing Là Gì? 6 Bước đổi Mới Chiến Lược 4P ... - GTV SEO
-
4P Trong Marketing Là Gì? Ví Dụ Về 4P Marketing Của Starbucks
-
4P Trong Marketing Là Gì? Chiến Lược Sống động Trong Từng P
-
4P Marketing Là Gì? Phân Tích Chiến Lược 4P Trong Marketing Mix | FIEX
-
Chính Sách Marketing Mix 4P Bao Gồm Những Chính Sách Gì?
-
Chiến Lược 4p Trong Marketing Và Hướng Dẫn Thực Tế - Fastdo
-
Từ A-Z Cách áp Dụng Mô Hình 4P Trong Marketing Hiệu Quả 100%
-
Marketing 4P Là Gì? Giải Thích Khái Niệm Và Case Study Thực Tế
-
Marketing Mix Là Gì? Kết Hợp 4P Và 4C Trong Marketing Mix - Brandinfo
-
Chiến Lược Của Marketing Hỗn Hợp 4p( Marketing Mix)
-
Top 15 Chính Sách 4p Trong Doanh Nghiệp
-
Top 15 Chính Sách 4p Trong Marketing
-
4P Trong Marketing Là Gì? Triển Khai Chiến Lược 4P đỉnh Cao
-
Marketing 4p Là Gì? Ví Dụ Và Chiến Lược 4P Trong Marketing Mix ...