Tìm Hiểu Về Chứng đau đầu Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
1. Đau đầu là chứng bệnh gì?
Bộ não không nhạy cảm với đau vì nó không có thụ thể để cảm nhận, ngoại trừ một số vị trí trên đầu, cổ cấu trúc nhạy cảm đau.
Đau đầu là biểu hiện đau nhức ở phần đầu, do sự xáo động trong các cấu trúc nhạy cảm đau ở vùng đầu gây ra. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau. Do đó, chúng được phân thành nhiều loại, điển hình nhất là chứng đau nửa đầu. Cơn đau có thể kéo dài từ 2 - 4 giờ hoặc thậm chí vài ba ngày mới hết.
Những cơn nhức đầu khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất tập trung trong công việc
2. Các dạng đau đầu thường gặp
Đau đầu được phân theo độ nặng và độ cấp tính khi bắt đầu những cơn đau. Một số dạng đau nhức phần đầu mà bài viết sẽ giới thiệu sau đây có thể giúp bạn biết được mình đang ở dạng nào của bệnh:
Đau nửa đầu
Theo thống kê thì đây là chứng bệnh thần kinh cực kỳ phổ biến trên thế giới. Người bệnh thường xuất hiện các cơn đau nhức một bên đầu (trước trán, sau gáy, bên trái hoặc bên phải vùng đầu). Không chỉ vậy, cơn đau còn có thể xuất hiện ở mọi nơi trong đầu và không bị giới hạn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như: ù tai, buồn nôn, mờ mắt,…
Nguyên nhân có thể do bộ não sinh ra các gốc tự do liên tục, lắng đọng ở thành mạch máu, thúc đẩy quá trình xơ vữa làm hẹp lòng động mạch, cản trở máu đưa oxy về nuôi não. Cùng với các chất chuyển hóa trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não, chúng làm tăng hoạt động của bạch cầu gây viêm và sản sinh chất làm giãn mạch máu. Mạch máu bị tổn thương và gây ra những cơn đau nửa đầu.
Đau nửa đầu là chứng bệnh thần kinh thường gặp
Đau đầu căng thẳng
Áp lực công việc, căng thẳng, lo âu là nguyên nhân dẫn đến nhức đầu dạng này. Khi bị nhức đầu dạng này, người bệnh sẽ có cảm giác vùng đầu như đang bị bóp siết chặt, đè ép, cường độ đau sẽ tăng dần tùy theo tần suất xuất hiện của cơn đau. Cơn đau thường xuất hiện ở hai bên đầu, tập trung nhiều ở vùng trán và thái dương.
Đau đầu cụm
Đây là dạng phổ biến ở nam giới tuổi trung niên. Dạng này thường xuất hiện cố định vào một giờ và kéo dài từ 3 - 4 tiếng. Cơn đau thường tập trung thành cụm xung quanh mắt, có khi đau dữ dội và lan rộng ra phần trán, thái dương. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị nghẹt mũi, chảy nước mắt, buồn nôn,…
Đau đầu mạn tính
Dạng mạn tính thường có trong các bệnh lý như: rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,… và thường kéo dài hơn 15 ngày trong một tháng, liên tục ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên trên ảnh chụp não của bệnh nhân lại không hề phát hiện dấu hiệu bất thường. Dạng này, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những rối loạn cho cơ thể, mất ngủ, hồi hộp, đau dạ dày,…
Các cơn đau đầu nguy hiểm
Ngoài các dạng đau nhức vùng đầu như trên còn có các dạng nguy hiểm xuất hiện trong các trường hợp dưới đây:
-
Tăng huyết áp: Dạng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi bị mắc bệnh huyết áp cao. Cơn nhức đầu thường xuất hiện đột ngột và kéo dài vào ban đêm, người bệnh đồng thời cảm thấy căng cứng các cơ gáy. Cơn đau lan rộng lên đỉnh đầu và lan ra vùng trán.
-
Mạch máu não dị dạng: Là hiện tượng xuất hiện các mạch máu bất thường và rối loạn trong não. Xuất hiện các cơn đau âm ỉ, dai dẳng, có khi bùng phát dữ dội và kèm theo các biểu hiện run, liệt. Khi mạch máu này bị vỡ ra có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não, động kinh, thậm chí là tử vong.
-
Chấn thương sọ não: Khi vùng não bị chấn thương mạnh, người bệnh thường bị bất tỉnh, sau đó biểu hiện các triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, rối loạn ý thức. Người cao tuổi thì chỉ cần va chạm nhẹ cũng có thể gây tụ máu dưới màng cứng.
-
Đột quỵ: Khi gặp các chấn động về mặt tâm lý hoặc thể chất trong cuộc sống sinh hoạt người bệnh có thể bị đột quỵ. Những cơn đau có thể khởi phát đột ngột và dữ dội, dễ gây liệt nửa người và hôn mê nhanh
-
U não: Vùng não xuất hiện khối u gây áp lực lên nội sọ kéo theo các cơn đau âm ỉ. Đến giai đoạn sau, người bệnh có biểu hiện buồn nôn, mắt mờ, liệt chi,…
Những cơn đau nhức vùng đầu khiến bạn không thể tập trung vào công việc. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Khi bị nhức đầu thường xuyên, bạn cần tìm gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị
4. Đau đầu gây ra những ảnh hưởng gì?
Nhức đầu ở bất kỳ dạng nào, nếu để kéo dài quá lâu sẽ làm thay đổi cấu trúc và tổn thương não. Do quá trình chuyển hóa trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều gốc tự do gây tổn thương dây thần kinh và làm tổn hại cấu trúc não. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện lo âu, hay quên, rồi loạn trí nhớ, thiếu tập trung,… Ở trường hợp nặng có thể bị sa sút trí tuệ, đột quỵ dẫn đến tàn tật và thậm chí là tử vong.
Khi bạn bị đau nhức ở vùng đầu nhưng lại không rõ nguyên nhân tại sao. Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị, nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trong công việc.
5. Bị đau đầu điều trị như thế nào?
Các cách chữa trị tại nhà
Đối với những cơn đau nhức đầu do thời tiết thay đổi hoặc do áp lực quá lớn gây ra. Bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa nhức đầu tại nhà dưới đây:
-
Massage vùng đầu là phương pháp dùng các ngón tay xoa bóp phần gáy, cổ rồi di chuyển lên đỉnh đầu và hai bên thái dương. Cách này sẽ làm dịu những cơn nhức đầu giúp bạn cảm thấy thư giãn và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
-
Ngâm chân bằng nước ấm có thể giúp máu lưu thông từ chân lên đến đầu và ngược lại.
-
Chườm nóng bằng cách sử dụng một túi nước nóng và chườm về phía sau cổ. Điều này sẽ giúp bạn giảm nhức nhói phần đầu do stress và thư giãn cơ bắp.
-
Uống nhiều nước là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Nhiều cơn nhức đầu xuất hiện có thể là do cơ thể đang trong tình trạng bị mất nước. Ngoài ra, bạn có thể ăn dưa hấu để giảm đau vì chúng chứa khoảng 92% là nước.
-
Tập luyện các bài tập yoga hay thiền cũng là cách giúp bạn giảm căng thẳng mệt mỏi sau một ngày dài làm việc.
Massage đầu có tác dụng xoa dịu những cơn nhức đầu và làm giảm căng thẳng
Khi nào bạn cần đến bác sĩ?
Khi bị đau nhức vùng đầu dữ dội và đột ngột hoặc kèm theo các triệu chứng sốt, nôn ói, liệt nửa người,… lúc này cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Ở một số trường hợp nhức đầu kéo dài, điều trị bằng thuốc nhưng không thuyên giảm thì người bệnh nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có biện pháp điều trị đúng cách.
Những cơn đau đầu diễn ra âm ỉ và không kéo dài thường xuyên khiến nhiều người chủ quan. Chỉ khi nào bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến cuộc sống thì người bệnh mới tìm cách chữa trị. Vì vậy, khi xuất hiện những cơn nhức đầu bất thường bạn nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, một chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu những cơn đau nhức ở vùng đầu.
Từ khóa » đau đầu Dữ Dội Hai Bên Thái Dương
-
Đau đầu, Co Thắt Mạch Máu ở Thái Dương Dễ Tái Phát - Vinmec
-
Đau Đầu 2 Bên Thái Dương: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục ...
-
Đau đầu 2 Bên Thái Dương: Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý
-
Đau đầu 2 Bên Thái Dương: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Triệt để
-
Đau đầu Thái Dương: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
Nguyên Nhân Gây Ra Triệu Chứng đau đầu Hai Bên Thái Dương
-
Đau đầu 2 Bên Thái Dương - Cảnh Báo Căn Bệnh Nguy Hiểm Bạn ...
-
Đau đầu Hai Bên Thái Dương: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Đau Đầu Ở Thái Dương - Không Thể Xem Thường | Hapacol
-
Bệnh Horton: Từ đau đầu Tới Mù Vĩnh Viễn
-
5 Dấu Hiệu đau đầu 'tố Cáo' Sức Khỏe đang Có Vấn đề
-
Đau đầu Vùng Trán: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Đau đầu: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
Tiếp Cận Bệnh Nhân đau đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD