Tìm Hiểu Về Cơ Chế Tác Dụng Của Kháng Sinh
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Tìm hiểu về cơ chế tác dụng của kháng sinh
- 26/01/2021 | Kháng sinh nhóm Macrolid và những thông tin cần biết
- 17/01/2021 | Tất tần tật những thông tin cần biết về thuốc kháng sinh
- 17/01/2021 | Kháng sinh là gì, phân loại và tác dụng
1. Tìm hiểu thuốc kháng sinh là gì?
Thuốc kháng sinh là thuốc chống nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của chúng. Hiện nay đây là một loại thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chữa trị bệnh. Kháng sinh có nhiều loại, ví dụ: penicillin, macrolid, quinolon,…. Mỗi loại sẽ được sử dụng cho một loại bệnh gây ra bởi các vi khuẩn khác nhau.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh sẽ khác nhau với từng nhóm
2. Cơ chế tác dụng của kháng sinh là gì
Mỗi loại kháng sinh sẽ có một cơ chế hoạt động riêng, các cơ chế tác dụng của kháng sinh đều hướng đến nhiệm vụ chung là tấn công và hủy diệt tế bào vi khuẩn để bảo vệ cơ thể.
Tấn công cấu trúc bảo vệ vi khuẩn:
-
Kháng sinh sẽ ức chế quá trình tổng hợp bộ khung peptidoglycan( lớp vỏ bảo vệ vi khuẩn) làm cho vi khuẩn sinh ra không có vỏ bảo vệ và do đó dễ bị tiêu diệt.
-
Ví dụ: nhóm beta - lactamase, vancomycin.
Ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn:
-
Kháng sinh tác động lên ribosome 70S của vi khuẩn.
-
Gắn với tiểu phân 30S để ngăn cản hoạt động của ARN vận chuyển (streptomycin) hoặc ức chế chức năng của ARN vận chuyển (tetracyclin).
-
Gắn với tiểu phân 50S để cản trở sự liên kết và tạo ra các axit amin tạo nên sự sống cho tế bào (erythromycin, chloramphenicol).
Ức chế tổng hợp acid nucleic:
-
Tác động và ngăn cản quá trình sao chép ADN và tạo ADN con. Ví dụ kháng sinh nhóm quinolon ức chế sản sinh enzyme gyrase làm cho phân tử không mở được vòng xoắn.
-
Cản trở sinh tổng hợp ARN (rifampicin), gắn với ARN - polymerase lệ thuộc ADN.
-
Ức chế sinh tổng hợp cần thiết cho tế bào làm ngăn cản sự phát triển của tế bào vi khuẩn (sulfamid,trimethoprim).
3. Thời gian tác dụng và tính hiệu quả của thuốc kháng sinh
Cơ chế tác dụng của kháng sinh của mỗi loại thuốc sẽ có thời gian hiệu lực và tính hiệu quả khác nhau đối với từng nhóm bệnh và cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung được tính toán ở các mức sau:
Thời gian thuốc có hiệu lực
Thông thường, các loại thuốc kháng sinh có hiệu lực ngay từ khi đưa vào cơ thể nhưng để cảm nhận sự thay đổi và tiến triển của việc điều trị thì cần đến khoảng 2 - 3 ngày. Mỗi loại kháng sinh sẽ có một cơ chế hoạt động khác nhau và thường cần đến 7 - 14 ngày để khỏi bệnh và kết thúc điều trị bằng kháng sinh.
Minh họa khi kháng sinh xâm nhập và phá hủy màng tế bào vi khuẩn
Hiệu quả chữa bệnh của thuốc kháng sinh
-
Thuốc kháng sinh chỉ được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng xoang và tai,…
-
Kháng sinh không có tác dụng trong việc chữa các bệnh do virus và ký sinh trùng ví dụ như: cảm cúm, nấm men, nấm móng tay móng chân, giun đũa.
4. Một số tác dụng phụ của kháng sinh ít người biết
Cũng như các loại thuốc khác, bên cạnh hiệu quả chữa bệnh, cơ chế tác dụng của kháng sinh cũng gây ra các tác dụng phụ. Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh là: tác dụng phụ về mặt vi trùng học, phản ứng dị ứng, tai biến do độc tính của kháng sinh.
Tác dụng phụ liên quan đến vi khuẩn trong cơ thể
Rối loạn về hệ vi khuẩn trong cơ thể người bệnh thường gặp sau khi dùng các loại kháng sinh phổ rộng đặc biệt là ở dạng uống( chloramphenicol). Các kháng sinh này tiêu diệt các lợi khuẩn sống ở dạ dày và đường ruột, tạo ra các thể kháng kháng sinh như( tụ cầu khuẩn, enterobacter, trực khuẩn mủ xanh, nấm,…).
Ở dạng tiêm, kháng sinh được dẫn qua mật và có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa của người và phá hủy những tế bào lợi khuẩn sống ở đó, như ( ceftriaxone, các kháng sinh nhóm lincosamid,…). Các triệu chứng của tác dụng phụ do cơ chế tác dụng của kháng sinh được biểu hiện trên cơ thể con người :
-
Tiêu chảy kéo vì chứng viêm ruột dạng lỵ do tụ cầu khuẩn gây ra, hoặc viêm đại tràng màng giả do clostridium difficile.
-
Nấm candida đường ruột.
-
Tình trạng thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và vitamin K.
Dị ứng với thuốc kháng sinh
Nguyên nhân gây dị ứng bởi thuốc kháng sinh là do sự mẫn cảm ở một số người bệnh có cơ địa nhạy cảm, không phụ thuộc vào liều lượng kháng sinh được dùng. Các loại kháng sinh thường gây dị ứng như : penicillin,sulfamid. Các phản ứng bao gồm:
-
Nổi mẩn ở da, đôi khi nặng hơn là ở lớp niêm mạc, dị ứng do kháng sinh có thể chuyển biến từ dạng nhẹ như nổi ban đỏ, phù nề, mề đay cho đến hội chứng Lyell (sốt cao, da nổi bọng nước, viêm loét giác mạc,…).
-
Sốt với các triệu chứng dễ gây nhầm với sốt do nhiễm trùng.
-
Sốt, nổi hạch, nổi mẩn trên da, khó thở, tiểu ra máu giống những triệu chứng của bệnh huyết thanh.
-
Sốc phản vệ, nổi mề đay, mạch nhanh, tụt huyết áp, nặng hơn có thể tử vong.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh có thể gây nổi mẩn trên da
Tai biến do độc tính của kháng sinh
Những tai biến này chỉ đặc trưng cho một số loại kháng sinh nhất định, tai biến xuất hiện do kháng sinh tác động lên một số cấu trúc tế bào hoặc lên một số men của tế bào. Tác dụng phụ gây tai biến của kháng sinh phụ thuộc vào liều kháng sinh sử dụng và thời gian sử dụng chúng. Dùng kháng sinh liều càng cao và trong khoảng thời gian càng dài thì tai biến sẽ càng nhiều và nặng. Các loại tai biến gồm có:
-
Tai biến thận: gây viêm thận, suy thận, đây là tác dụng phụ của các loại kháng như sinh sulfamid, aminosid, vancomycin.
-
Tai biến ốc tai, tiền đình do aminosid, vancomycin.
-
Tai biến hệ tuần hoàn: thiếu máu do chloramphenicol, giảm bạch cầu hạt do sulfamid.
-
Tai biến gan: viêm gan khi dùng rifampicin, sulfamide.
-
Tai biến thần kinh: xảy ra hiện tượng co giật khi dùng penicillin liều cao.
-
Tai biến cho thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng kháng sinh trong thai kỳ.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng kháng sinh và không tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng
Kháng sinh tuy là một loại thuốc chữa bệnh hữu hiệu nhưng cơ chế tác dụng của kháng sinh cũng mang lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế hãy chỉ dùng thuốc khi bạn thật sự cần và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuân thủ thời gian và liều lượng điều trị cho đến khi ngừng điều trị vẫn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để an sử dụng kháng sinh một cách an toàn và hiệu quả.
Từ khoá: cơ chế tác dụng của kháng sinh kháng sinhBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2024Những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý: Giải pháp hiệu quả...
Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị yếu sinh lý, nhưng việc sử dụng những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý trở thành sự lựa chọn của nhiều người nhờ vào tính an toàn, hiệu quả và dễ dàng tìm kiếm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các loại cây thuốc nam chữa yếu sinh lý và những lợi ích của chúng Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024Đau đầu buồn nôn sốt nhẹ là do đâu và giải pháp điều trị
Đau đầu buồn nôn sốt nhẹ là những triệu chứng gây nhiều khó chịu và mệt mỏi cho bệnh nhân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng, nếu xét trên lâm sàng thì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, tai mũi họng hoặc các bệnh lý hệ thần kinh. Chủ Nhật, 17 tháng 11, 20243 tháng đầu thai nhi sống bằng gì? Mẹ bầu nên bổ sung nhữ...
Nhau thai là nguồn dưỡng chất chủ yếu của thai nhi. Tuy nhiên, phải đến gần tuần thứ 12, nhau thai mới được phát triển toàn diện. Vậy trong 3 tháng đầu thai nhi sống bằng gì? Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024Khối u máu trong miệng: biểu hiện, nguyên nhân và phương...
U máu là khối u không thuộc dạng hiếm gặp, hầu hết là lành tính và không cần điều trị. Tuy nhiên, khi khối u phát triển với kích thước sẽ dễ cản trở các hoạt động của khoang miệng và một số trường hợp gây ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ nên cũng tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh. Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024Triệu chứng co giật chân tay khi ngủ bắt nguồn từ nguyên...
Triệu chứng co giật chân tay khi ngủ là tình trạng khá phổ biến và thường làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Hiện có nhiều ý kiến về nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Để tìm hiểu rõ lý do chân tay bạn lại bị co giật trong khi ngủ, hãy cùng MEDLATEC theo dõi các thông tin trong bài phân tích dưới đây. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Các Cơ Chế Của Kháng Sinh
-
Cơ Chế Tác Dụng Của Kháng Sinh Và Phối Hợp Kháng Sinh | Vinmec
-
Cơ Chế Hoạt động Của Kháng Sinh? | Vinmec
-
Phân Loại Và Cơ Chế Tác Dụng Của Kháng Sinh
-
Cơ Chế Hoạt động Của Kháng Sinh | BvNTP
-
Tổng Quan Về Thuốc Kháng Sinh - Bệnh Truyền Nhiễm - MSD Manuals
-
Cơ Chế Tác Dụng Của Kháng Sinh
-
Kháng Sinh: Lịch Sử Ra đời, Tác Dụng Và Phân Loại Kháng Sinh
-
Cơ Chế đề Kháng Kháng Sinh Của Một Số Vi Khuẩn Gây Bệnh Kháng ...
-
Cơ Chế đề Kháng Kháng Sinh Của Vi Khuẩn
-
Phân Loại, Cơ Chế Và Tác Dụng Của Thuốc Kháng Sinh
-
Cơ Chế Hoạt động Của Vi Khuẩn Kháng Kháng Sinh
-
Tìm Hiểu Cơ Chế Chủ Yếu Kháng Thuốc Kháng Sinh Của Vi Khuẩn
-
Hạn Chế Tình Trạng Kháng Kháng Sinh - Sở Y Tế Tuyên Quang