Tìm Hiểu Về Còi Xe Ô Tô: Khái Niệm, Cấu Tạo Và Những Lỗi ...
Có thể bạn quan tâm
Còi xe là một bộ phận quan trọng và không thể nào thiếu khi sử dụng ô tô. Đây có lẽ là một bộ phận quen thuộc với mọi tài xế. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự biết rõ về cấu tạo và các vấn đề thường gặp khi sử dụng còi xe ô tô. Vậy nên, KATA sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và đầy đủ nhất về còi xe ô tô qua bài viết dưới đây.
1. Còi xe ô tô là gì?
Còi xe ô tô là một trong những chi tiết phụ tùng xe ô tô thuộc hệ thống tín hiệu. Người lái xe thường dùng tín hiệu còi xe để báo cho người tham gia giao thông về sự có mặt của xe hay hướng dịch chuyển của xe để đảm bảo an toàn. Đây là một trong những hệ thống tín hiệu có tính ứng dụng cao và rất cần thiết khi di chuyển trên đường và tránh các tình huống tai nạn đáng tiếc.
Còi xe ô tô là bộ phận quan trọng báo hiệu cho những phương tiện khác
2. Phân loại và cấu tạo của còi xe ô tô
Trên thị trường hiện nay có hai loại còi xe là còi xe hơi và còi xe điện. Nhờ những ưu điểm vượt trội, còi xe điện được sử dụng phổ biến hơn cả.
2.1. Còi xe hơi
Còi xe hơi là một loại còi thường được dùng cho các loại xe trọng tải lớn và có hệ thống hơi khí nén dùng cho phanh xe. Loại còi này thường phát ra âm thanh lớn hơn nhiều lần so với còi xe điện nên chỉ phù hợp để sử dụng ngoài các khu dân cư hay trên các đường quốc lộ.
Còi xe hơi thường được dùng trên xe có trọng tải lớn
2.2. Còi xe điện
Còi xe điện được sử dụng rộng rãi hơn so với còi xe hơi bởi vì hầu hết các loại xe ô tô hay xe tải đều được trang bị 2-3 còi điện. Mạch còi điện thường bao gồm: rơle còi, còi điện, ắc quy, cầu chì, khoá điện và nút bấm. Khi ấn nút bấm còi, rơle còi sẽ đóng tiếp điểm (A) của rơle đưa điện vào còi (như trong sơ đồ sau) để còi hoạt động phát ra âm thanh. Khi ngừng bấm nút còi, tiếp điểm của rơle mở cắt mạch điện làm còi không tiếp tục kêu.
Cấu tạo của còi xe điện ô tô
3."Bắt bệnh" còi xe ô tô
Còi xe ô tô là một trong những bộ phận quan trọng để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Vậy nên, chúng ta nên lưu ý khi còi xe gặp các vấn đề. Dưới đây, KATA sẽ đề cập đến một số “bệnh” mà còi xe điện thường gặp.
3.1. Tình trạng còi xe ô tô lúc kêu lúc không
Khi bấm còi, người điều khiển có thể thấy tình trạng còi xe ô tô lúc kêu lúc không. Hiện tượng này xảy ra không hoàn toàn do còi xe đã bị hư hỏng mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiếp xúc giữa các bộ phận, các cực của còi điện tiếp xúc kém. Hai cực của còi xe sau một thời gian sử dụng sẽ bị oxi hóa nên giảm khả năng tiếp xúc với nhau. Đặc biệt là mỗi khi người lái di chuyển qua các cung đường gập ghềnh, tín hiệu còi có thể biến mất nhưng sau một thời gian lại có thể hoạt động bình thường trở lại. Trong trường hợp này, người lái chỉ cần vệ sinh phần tiếp xúc và bắt chặt phần nối của 2 cực còi.
3.2. Tình trạng còi xe ô tô kêu nhỏ
Một trong những hiện tượng thường gặp chính là tình trạng còi xe ô tô kêu nhỏ. Thông thường, mỗi xe sẽ được trang bị từ 2-3 còi điện nên khi 1 còi hỏng sẽ dẫn đến tín hiệu âm thanh phát ra nhỏ. Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể đến từ tất cả các còi điện đều phát ra âm thanh nhỏ. Khi còi xe ô tô đã được sử dụng trong một thời gian dài (từ 3-5 năm), còi sẽ dễ hư hỏng và người sử dụng cần nhận ra sớm để có thể thay mới hệ thống này.
Còi xe ô tô đã sử dụng từ 3 - 5 năm thường kêu nhỏ đi
3.3. Tình trạng còi xe ô tô không kêu
Còi xe ô tô không kêu cũng là một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều xe gặp phải. Tuy nhiên, khi người lái bấm còi nhưng còi không kêu không có nghĩa là hệ thống còi xe đã hỏng. Hiện tượng này có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: phím bấm còi của xe bị hư, cầu chì của còi hỏng hay do cực âm của còi và cực dương thân xe không tiếp xúc với nhau...
3.4. Tình trạng còi xe ô tô kêu liên tục
Tình trạng còi xe ô tô kêu liên tục cũng là một vấn đề đau đầu với người điều khiển. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do chạm mát đoạn dây từ rơ le đến nút bấm còi. Lúc này, người dùng cần kiểm tra xem có bộ phận nào của còi bị cháy hay không. Nếu cuộn dây bị đứt mạch hay bị cháy thì cần cuộn lại hoặc thay mới. Còn nếu nguyên nhân là do tiếp điểm bị cháy hay tiếp xúc không tốt, không tiếp được điện thì cần làm vệ sinh cho tiếp điểm. Ngoài ra, người sử dụng cũng nên để ý đến lò xo và cần thay mới nếu thấy lo xo giảm độ đàn hồi.
Còi xe ô tô kêu liên tục cần phải được thay thế ngay
4. Cách thay còi xe ô tô
Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra các vấn đề cho còi xe ô tô thì việc thay còi là khá đơn giản. Còi xe sẽ có 2 cực âm và dương. Việc của người thay là xác định đúng vị trí của 2 cực này sau đó nối cực âm với ốc ở ngay trên xe và cực dương bắt với nguồn điện dẫn tới cực dương. Chỉ với một vài bước dễ dàng, người sử dụng đã có thể dễ dàng thay còi xe ô tô khi gặp các vấn đề.
Người dùng cần nắm rõ cấu tạo còi xe để thay thế đúng cách
5. Hướng dẫn điều chỉnh tiếng còi xe ô tô
Nếu khi sử dụng còi xe ô tô, người dùng cảm thấy độ to của âm thanh khi phát ra vẫn chưa phù hợp thì hoàn toàn có thể điều chỉnh đơn giản tại nhà. Âm thanh của còi phụ thuộc chủ yếu vào tần số và biên độ dao động của màng còi. Hai yếu tố này thường thay đổi nếu thay đổi khoảng cách hở giữa hai tiếp điểm. Ngoài ra, sức căng của lò xo lá và khe hở giữ lõi thép và khung thép cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng đóng mở tiếp điểm. Vì thế, khi người dùng muốn thay đổi tiếng còi xe ô tô cần điều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh để có thể tác động đến hai yếu tố đã được nêu phía trên.
Người dùng có thể điều chỉnh tiếng còi ô tô tại nhà
6. Còi xe ô tô không kêu cần sửa chữa như thế nào?
Còi xe không kêu sẽ khiến người điều khiển xe gặp phải nhiều rắc rối cũng như gây mất an toàn khi tham gia giao thông. Vì thế, ngay khi nhận thấy còi xe không còn hoạt động tốt hay có nguy cơ bị hỏng, bạn nên tìm hiểu cách lắp còi xe ô tô và tiến hành sửa chữa ngay. KATA Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn một số cách sửa chữa đơn giản dưới đây:
- Vệ sinh hoặc cạo sạch phần bị oxi hóa của nơi gắn còi để có thể tiếp mát tốt hơn.
- Nối thêm một đoạn dây mát cho hệ thống còi xe ô tô.
- Kiểm tra ắc quy và rơ le: Thử đầu 1 nối mát còn đầu kia chạm vào đầu nối BAT bằng đèn thử nếu không có hiện tượng xẹt lửa thì mạch tử ắc quy đến của còi đã gặp vấn đề. Nếu có xẹt lửa thì tiếp tục chạm đầu dây đó vào đầu H. Lúc này nếu còi kêu thì vấn đề là do rơ le đã bị hỏng.
- Sau khi thử hết các biện pháp trên mà còi vẫn chưa kêu thì người dùng nên tiếp tục chạm dây này vào cọc bắt dây của còi. Còi đã bị hỏng nếu không kêu. Ngược lại, nếu còi vẫn tạo ra âm thanh thì chứng tỏ mạch từ rơ le đến còi đã bị hỏng.
Người dùng nên biết một số cách sửa chữa còi xe ô tô không kêu
Trên đây là những thông tin cực kỳ cụ thể và đầy đủ về còi xe ô tô mà KATA Việt Nam muốn gửi đến người đọc. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về còi xe ô tô thì không nên bỏ qua bài viết này. Hy vọng rằng qua bài viết này các vấn đề liên quan đến còi xe ô tô sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, hãy ghé qua website của KATA để có thể cập nhật thêm những thông tin nhanh và chính xác nhất.
Từ khóa » Còi Xe ô To Kêu Nhỏ
-
Còi Xe ô Tô: Những Lỗi Thường Gặp Và Cách Sửa Chữa
-
Cách Kiểm Tra Và Sửa Còi Xe ô Tô: Khi âm Thanh Nhỏ Và Không Phát âm
-
Còi Xe ô Tô Lúc Kêu Lúc Không, Sửa Còi ô Tô ở đâu, Thay Còi Xe ô Tô Loại ...
-
Cấu Tạo Còi (kèn) Xe ô Tô, Cách Sửa Còi điện ô Tô Không Kêu
-
Còi Xe ô Tô Lúc Kêu Lúc Không, Sửa Còi ô Tô ở đâu, Thay Còi Xe ô Tô Loại ...
-
Hệ Thống Còi Xe ô Tô – Cấu Tạo, Cách Sửa Chữa Khi Chúng Không Kêu
-
Hướng Dẫn Sửa Chữa Còi Xe Hơi - OTO-HUI
-
Còi Xe CV Kêu Nhỏ | OTOFUN | CỘNG ĐỒNG OTO XE MÁY VIỆT NAM
-
Cách Chỉnh Còi Xe Máy Kêu To Tại Nhà Dễ Dàng Tiết Kiệm Chi Phí
-
Nguyên Nhân Còi Xe ô Tô Lúc Kêu Lúc Không | Otosaigon
-
4 Lưu Ý Khi Sửa Chữa, Nâng Cấp Kèn Còi Xe Ô Tô
-
Những điều Chưa Biết Về Chiếc Còi Xe ô Tô