Tìm Hiểu Về Cuộc đời Của Tấm Gương Nguyễn Ngọc Ký
Có thể bạn quan tâm
Thầy Nguyễn Ngọc Ký – tấm gương sáng ngời về nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của số phận đã khiến bao thế hệ trẻ Việt Nam cảm động và yêu mến. Hãy tìm hiểu về cuộc đời chông gai và thử thách của tấm gương Nguyễn Ngọc Ký trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu về cuộc đời tấm gương Nguyễn Ngọc Ký
Nguyễn Ngọc Ký được biết đến là một nhà giáo ưu tú Việt Nam với nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của số phận. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay để học tập và làm mọi việc. Với những nỗ lực không ngừng của mình, ông trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân” và được kể trên với tên Bàn chân kỳ diệu.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1951, khi lên 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh Ký đã bị liệt cả hai cánh tay. Năm 7 tuổi, dù rất muốn được học tập như bao bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì bệnh tật ông không thể đến trường.
Trong một lần, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và xem các bạn học. Khi về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu, việc tập viết với Ký quả như cực hình, nhưng dần dần cậu viết được chữ O, chữ A, chữ V… Không chỉ vậy, Ký còn vẽ được hình bằng thước và compa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng đó, cậu đã được đi học và đạt kết quả học tập rất giỏi.
Tuy khó khăn, nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: “Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo đã cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được”. Với sự kiên trì và nỗ lực của mình, năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
Lên cấp 3, theo lời động viên của bạn bè, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn học ngành Ngữ văn. Đến năm 1966, ông trở thành sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách để lĩnh hội tri thức. Năm 1970, ông bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và cũng trong năm này, ông cho ra đời tập truyện kí viết bằng chân đầu tiên với tựa đề “Những năm tháng không quên” (sau đổi là “Tôi đi học” và đã được tái bản nhiều lần).
Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký vượt lên số phận
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học rất sáng tạo và hiệu quả.
Ông tự thiết kế các dàn bài, mô hình trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở ngoài xuống để những con chữ xuất hiện. Bên cạnh đó, với giọng giảng truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh và giúp các em tiếp thu được bài học. Không những thế, trong các tiết dạy của mình, ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh ở quê hương. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Năm 1993, sau khi vào TP.HCM chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Đến năm 1994, ông chuyển vào Sài Gòn và làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ GD&ĐT Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một cách để động viên và tiếp cho các thế hệ học sinh về ý chí vươn lên trong học tập. Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.
Hiện ông đã nghỉ hưu, dù tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo, song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lý qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại TP.HCM. Ông vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những vần thơ, câu đố hay trang sách của mình. Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Câu chuyện về tấm gương Nguyễn Ngọc Ký
Câu chuyện về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
Câu chuyện về cuộc đời của tấm gương Nguyễn Ngọc Ký đã được đưa chương trình sách giáo khoa để truyền cảm hứng và nghị lực cho các thế hệ học sinh Việt Nam.
Bàn chân kỳ diệu
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
– Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
– Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động.
Cô giáo lắc đầu:
– Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới.
Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quẳng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi… nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký.
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần trao tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Câu chuyện trên ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của cậu bé Nguyễn Ngọc Ký, mặc dù bị liệt hai cánh tay nhưng cậu vẫn kiên trì, vượt khó và có ý chí vươn lên để đạt được điều mình mong ước. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Chính vì vậy, tên tuổi của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ và cảm phục. Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.
Tổng hợp
Từ khóa » Kể Về Nguyễn Ngọc Ký
-
CÂU CHUYỆN: BÀN CHÂN KỲ DIỆU –CẬU BÉ NGUYỄN NGỌC KÝ
-
Câu Chuyện Về Người Thầy Nguyễn Ngọc Ký
-
Kể Về Người Có ý Chí Nghị Lực Mà Em Biết Hoặc Nghe Kể | Văn Mẫu 4
-
Thầy Nguyễn Ngọc Ký - Tấm Gương Sáng Ngời Về Nghị Lực Vượt Lên ...
-
Huyền Thoại Nguyễn Ngọc Ký - Thầy Giáo Không Tay Truyền ...
-
Nguyễn Ngọc Ký | Đôi Bàn Chân Kỳ Diệu | Câu Chuyện Vĩ Nhân
-
Câu Chuyện đầy Nghị Lực Của Một Thầy Giáo Bị Liệt Cả Hai Tay
-
Nguyễn Ngọc Ký – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tập Làm Văn Lớp 4: Kể Lại Câu Chuyện Bàn Chân Kì Diệu (3 Mẫu) Kể ...
-
Kể Chuyện: Bàn Chân Kì Diệu Trang 107 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Bài Văn Tấm Gương Vượt Khó Nguyễn Ngọc Ký - Quang Silic
-
Đề 2 : Nước Ta Có Nhiều Tấm Gương Vượt Lên Số Phận, Học Tập Thành ...
-
Hãy Viết Một đoạn Văn Từ 3 đến 5 Câu Kể Về Nguyễn Ngọc Kí - Hoc24