Tìm Hiểu Về đặc điểm Các Tôn Giáo Lớn ở Châu Á - VnNews24h.Net

Mục lục bài viết

  • Châu Á là châu lục đông dân nhất trên thế giới và đồng thời là “cái nôi” của những tôn giáo lớn như: Ki-tô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo. Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu về đặc điểm các tôn giáo lớn ở châu Á để hiểu rõ hơn về nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển cũng như quan điểm tín ngưỡng của chúng.
    • 1. Ki-tô giáo
    • 2. Hồi giáo
    • 3. Ấn Độ giáo
    • 4. Phật giáo
  • Sau khi tìm hiểu về các tôn giáo lớn ở châu Á, chắc hẳn các bạn đã rõ hơn về đặc điểm, nguồn gốc và quan niệm của những tôn giáo này. Từ đó, bạn cũng sẽ có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn đối với các tôn giáo hiện nay.

Châu Á là châu lục đông dân nhất trên thế giới và đồng thời là “cái nôi” của những tôn giáo lớn như: Ki-tô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo. Hãy cùng VnNews24h tìm hiểu về đặc điểm các tôn giáo lớn ở châu Á để hiểu rõ hơn về nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển cũng như quan điểm tín ngưỡng của chúng.

tìm hiểu về đặc điểm các tôn giáo lớn ở châu Á

1. Ki-tô giáo

Ki-tô giáo ra đời vào đầu Công Nguyên. Tuy không phải là tôn giáo đầu tiên trên thế giới nhưng Ki-tô giáo là tôn giáo có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với nhân loại nói chung và nền văn minh phương Tây nói riêng. Hiện nay, số lượng tín đồ của tôn giáo này lên đến hơn 2.3 tỉ người, phân bố đều trên khắp thế giới. Ki-tô giáo thờ Chúa Giê-su và biểu tượng của họ là cây thánh giá.

tìm hiểu về đặc điểm các tôn giáo lớn ở châu Á

- Lịch sử hình thành: Ki-tô giáo bắt nguồn từ một nhóm dân Do Thái ở vùng Trung Đông. Khi Giê-su bị xử tử trên thập tự giá, một nhóm người cho rằng Giê-su đã chết trong khi một nhóm khác tin rằng Ngài chính là Chúa giáng trần và sẽ hồi sinh trở lại. Mâu thuẫn này là khởi nguồn của việc hình thành Ki-tô giáo.

- Quan điểm tôn giáo: Các giáo dân Ki-tô giáo tin rằng con người phải chịu nhiều khổ đau và rơi vào ách nô lệ, tội lỗi. Chúa Giê-su đã giáng trần để cứu rỗi loài người khỏi cái xấu. Vì thế, con người có nhiệm vụ phải phục tùng và nghe theo lời dạy của Chúa.

2. Hồi giáo

Hồi giáo là tôn giáo có tốc độ phát triển nhanh nhất và hiện nay có hơn 1.5 tỉ tín đồ. Đây là tôn giáo có số lượng giáo dân đứng thứ hai sau Ki-tô giáo. Hồi giáo tôn thờ Chúa Allah Đấng tối cao.

tìm hiểu về đặc điểm các tôn giáo lớn ở châu Á

- Lịch sử hình thành: Vào thế kỷ thứ VII, Muhammad nhận mặc khải của Allah Đấng tối cao và truyền bá đạo Hồi lại cho người dân vùng bán đảo Ả Rập. Sau đó, Hồi giáo đã nhanh chóng phát triển trên khắp thế giới.

- Quan điểm tôn giáo: Hồi giáo theo quan điểm độc thần. Theo họ, Allah Đấng tối cao là Thiên Chúa duy nhất, còn Giê-su chỉ là một thiên sứ. Hồi Giáo có nhiều quy định khắt khe và 5 giáo lý cơ bản, bắt buộc tín đồ phải thực hiện đó là: lời chứng của đức tin, cầu nguyện, ban tặng, ăn kiêng và hành hương về Mecca.

3. Ấn Độ giáo

Ấn Độ giáo là tôn giáo được hình thành đầu tiên trên thế giới, có số lượng tín đồ nhiều thứ ba sau Ki-tô giáo và Hồi giáo với khoảng 900 triệu người. Trong đó, hơn 80% là người Ấn Độ. Ấn Độ giáo thờ ba vị thần là: Brahma, Vishnu và Shiva.

tìm hiểu về đặc điểm các tôn giáo lớn ở châu Á

- Lịch sử hình thành: Ấn Độ giáo là tôn giáo duy nhất không do một ai sáng lập mà được hình thành từ những quy tắc và nền văn minh của xã hội Ấn Độ xưa (khoảng năm 3000 TCN).

- Quan điểm tôn giáo: Ấn Độ giáo tin vào nghiệp báo và luân hồi. Đồng thời, họ cũng phân chia xã hội thành 5 giai cấp. Ai ở ai cấp nào thì phải sống trong giai cấp ấy suốt đời. Theo họ, thần Brahma là vị thần có quyền lực tối cao nhất, cai quản việc luân hồi của con người. Thần Vishnu có nhiệm vụ duy trì và nuôi dưỡng sự sáng tạo của thần Brahma. Thần Shiva là vị thần hủy diệt và nhìn thấy được nội tâm của con người.

4. Phật giáo

Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ chính thức (đã quy y Tam Bảo) khoảng 365 triệu người. Số lượng tín đồ không chính thức (chưa quy y Tam Bảo nhưng có niềm tin vào Phật pháp) là 1.2 tỉ người. Phật giáo thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát và một số vị Phật khác.

tìm hiểu về đặc điểm các tôn giáo lớn ở châu Á

- Lịch sử hình thành: Tôn giáo này được hình thành ở Ấn Độ bởi thái tử Siddhartha (sau này được gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Do mất niềm tin vào Ấn Độ giáo và sự phân chia giai cấp, Ngài đã quyết định rời bỏ hoàng cung, đi tìm chân lý của cuộc sống. Sau khi ngồi thiền ở gốc cây bồ đề suốt 49 ngày, Ngài đã đắc đạo thành Phật và bắt đầu con đường truyền đạo.

- Quan điểm tôn giáo: Tương tự như Ấn Độ giáo, Phật giáo cũng tin vào nghiệp báo và luân hồi. Nhưng trái ngược ở điểm Phật giáo đề ra khẩu hiệu “chúng sinh bình đẳng”, không phân biệt giai cấp. Phật giáo giúp chúng sanh giác ngộ, giải thoát khỏi sự luân hồi khổ đau.

Sau khi tìm hiểu về các tôn giáo lớn ở châu Á, chắc hẳn các bạn đã rõ hơn về đặc điểm, nguồn gốc và quan niệm của những tôn giáo này. Từ đó, bạn cũng sẽ có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn đối với các tôn giáo hiện nay.

Từ khóa » đặc điểm Của 4 Tôn Giáo Lớn ở Châu á