Tìm Hiểu Về đặc điểm Và Cách Chăm Sóc Cá Hổ Lên Màu đẹp Bạn ...

Cá Hổ là một trong những loài cá cảnh rất được ưa chuộng nhất hiện nay. Cá hổ sở hữu một vẽ đẹp độc đáo, tuy nhiên để giữ màu cho các hổ không phải là điều dễ dàng mà phải đòi hỏi kinh nghiệm của người chơi cá cảnh. Để hiểu rỏ hơn về cá hổ, BaoKhuyenNong mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của cá Hổ

Cá hổ có tên khoa học là Tigerfish, thực chất cá hổ là tên gọi chung cho rất nhiều dòng cá chứ không áp chỉ đích danh một loài cá nào cả.

Cá hổ có nguồn gốc từ Châu Phi là một trong những loài cá hung dữ bậc nhất tại quốc gia này. Hiện nay chúng đã lan sang các quốc gia Đông Nam Á và đã có mặt hơn hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Nguồn gốc của cá Hổ
Nguồn gốc của cá Hổ

Đặc điểm sinh học của cá Hổ

Đặc điểm hình thái

Đặc điểm nổi bật trên thân hình của loài cá này là những đốm sộc đen vào xen kẽ trên thân thể. Tương đối giống với cá tứ vân nhưng màu vàng và đen ở cá hổ đậm và rõ hơn.

Đầu cá trông rất giống đầu của một chiếc máy bay trực thăng, với thân hình thon dài giúp cho cá hổ dễ dàng di chuyển trong nước.

Ngoài ra, chúng cũng sở hữu một hàm răng vô cùng sắc nhọn có thể nghiền nát mọi thứ. Chúng cũng được mệnh danh là cá piranha của Nam Mỹ.

Luôn trong trạng thái sẵn sáng tấn công các loài cá khác ngay khi nhận được thông tin từ cơ quan cảm nhận âm thanh

Trung bình một chú cá tigerfish có trọng lượng cơ thể khoảng 5kg. Nổi bật nhất là dòng Goliath Tigerfish có trọng lượng cơ thể khoảng 50 kg chiều dài cơ thể lên tới 2m.

Cá Hổ - Tìm hiểu về đặc điểm và cách chăm sóc cá hổ lên màu đẹp bạn cần biết 1

Tập tính của cá hổ

Cá hổ là dòng cá kiểng chuyên hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm. Dưới điều kiện ánh sáng yếu thì khả năng lên màu của chúng sẽ càng dễ dàng hơn.

Mặc dù là loài cá hung dữ nhưng chúng lại rất dễ bị hoảng loạn khi nuôi chung với các dòng cá có kích thước lớn cũng như khi mới chuyển sang môi trường mới.

Cá Hổ - Tìm hiểu về đặc điểm và cách chăm sóc cá hổ lên màu đẹp bạn cần biết 2

Đặc điểm sinh sản của cá Hổ

Dòng cá này sinh sản chủ yếu trong môi trường tự nhiên, hiện trên thế giới chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào cá hổ sinh sản thành công trong các điều kiện nuôi nhốt.

Các dòng cá Hổ được ưa chuộng nhất hiên nay

Như chúng tôi đã nói ở trên cá hổ chỉ là tên gọi chung của rất nhiều loài cá. Tuy nhiên, cá hổ cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như cá hổ Campuchia, cá hổ Xiêm Thái, Indo, cá hổ bắc…

Cá Hổ Me Kong

Cá hổ Mê Kong còn có tên gọi khác là cá hổ campuchia chúng xuất hiện nhiều nhất ở dọc lưu vực các con sông Mekong, chảy từ Campuchia về nước ta.

Nhiều chuyên gia cho rằng Cá hổ Việt Nam & Cá hổ Campuchia vốn là 1, nhưng hiện nay chúng vẫn được tách ra riêng thành 2 loại để dễ dàng theo dõi và nghiên cứu

Đặc điểm nhận dạng dễ dàng nhất là trên thân cá có 3 sọc lớn và đều nhau. Sọc đầu tiên nối liên từ phần vây lưng tới cuối đuôi tọa thành hình vữ V ( Victory), biểu tượng của sự chiến thắng.

Cá Hổ - Tìm hiểu về đặc điểm và cách chăm sóc cá hổ lên màu đẹp bạn cần biết 3

Cá Hổ Thái

Cá hổ Thái có tên tiếng anh là Datnioides Pulcher thường sống ở lưu vực sông Mekong ở Thái Lan. Nhiều chuyên gia nhận định loài cá này đã tuyệt chủng ở Thái vào những năm 1990.

Hiện số lượng cá hổ Thái chỉ còn lại rất ít phân bố trên lãnh thổ Lào, Campuchia…

Cách đây khoảng 10 năm cá hổ Thái thường được Thái Lan săn bắt tận diệt để chế biến thành các món ăn.

Chính vì sự khai thắc bừa bãi không có kế hoạch như vậy đã khiến số lượng cá hổ Thái tại quốc gia này sụt giảm hơn 90%.

Cá Hổ Indo

Cá hổ Indo có tên tiếng anh là Datnioides Microlepis là một chi nhỏ của dòng cá hổ. Chúng xuất hiện nhiều nhất trên các con sông Musi ở Indonesia.

Vì vậy người ta gán cho chung cái tên Cá hổ Indo để dễ phân biệt với các dòng cá hổ khác

Cá hổ Indo hiện chỉ có 2 dòng chính là cá 3 sọc và 4 sọc. Về hình dáng loài cá hổ này tương tự như cá hổ Thái Lan.

Cá hổ Indo 3 sọc trên thân sẽ có vạch trắng ở giữa và cuối đuôi có 3 sọc, 1 sọc to và 2 sọc nhỏ màu trắng, vàng, cam. Tại Việt Nam gần như rất ít khi bắt gặp được cá hổ Indo 4 sọc.

Cách chăm sóc cá Hổ lên màu nhanh

Thiết kế bể nuôi

Cá hổ có kích thước lớn nên bể cá phải lớn, ít nhất là gấp 3 lần so với chúng để tạo không gian bơi lội thoải mái.

Nhất định phải trang bị bộ lọc cho bể cá hổ để giảm tần suất thay nước, bộ lọc cần được vệ sinh định kỳ, tránh gây ô nhiễm nước.

Bể cũng cần thiết kế bộ phận sục khí, bể cá rộng mà không đủ oxy thì cá sẽ chết. Bể nên có gỗ, cây thủy sinh. Dưới đáy bể, nên trải một lớp sỏi để dễ làm vệ sinh.

Phông nền của bể cá sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự lên màu của cá hổ, bạn nên biết cân bằng giữa màu sắc của phông và ánh sáng phù hợp.

Cá Hổ - Tìm hiểu về đặc điểm và cách chăm sóc cá hổ lên màu đẹp bạn cần biết 4

Chất lượng nước nuôi cá hổ

Chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và độ lên màu của cá.

Với cá hổ, bạn nên cho muối biển vào nước để cá thực sự khỏe mạnh.

Độ pH phù hợp nhất là từ 6.5 – 7.5 trong khoảng nhiệt độ là 24 – 20 độ C.

Cá hổ nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nên hãy đảm bảo chất lượng nước ổn định nhưng phải sạch, thay nước từ từ và đều đặn, đảm bảo không thay đổi nhiệt độ và pH đột ngột khiến cá bị sốc.

Ánh sáng như thế nào phù hợp nhất

Ánh sáng quyết định phần lớn màu sắc của cá hổ, bạn nên để ánh sáng mạnh ở thời gian đầu, sau đó giảm cường độ ánh sáng vừa đủ toàn bể, tránh để khoảng tối sẽ khiến cho cá bị nhút nhát vì ẩn nấp.

Điều chỉnh ánh sáng còn tùy thuộc vào phông nền bạn chọn.Ánh sáng như thế nào phù hợp nhất Ánh sáng quyết định phần lớn màu sắc của cá hổ, bạn nên để ánh sáng mạnh ở thời gian đầu, sau đó giảm cường độ ánh sáng vừa đủ toàn bể, tránh để khoảng tối sẽ khiến cho cá bị nhút nhát vì ẩn nấp.

Điều chỉnh ánh sáng còn tùy thuộc vào phông nền bạn chọn.

Cá Hổ - Tìm hiểu về đặc điểm và cách chăm sóc cá hổ lên màu đẹp bạn cần biết 5

Nên nuôi bao nhiêu con cá hổ?

Nếu muốn hổ lên màu đẹp thì nên nuôi 1 – 2 con hay nhiều hơn trên 10 con sau đó chọn lọc. Loại những con quá hung dữ, và những con quá nhút nhát. Không nuôi hổ lệch size quá lớn.

Có thể nuôi cá hổ với các loại cá kích thước lớn nhưng hiền (vì bản tính cá hổ khá hung dữ, hiếu chiến): Cá khủng long, cá rồng, cá thát lát, cá mập bạc, cá he đỏ,…

Tránh nuôi chung với các loài cá nhỏ vì chắc chắn chúng sẽ trở thành mồi ngon cho loài cá này.

Thức ăn cho cá hổ

Cá hổ là loài cá chuyên ăn thịt nên chúng rất khoái các món ăn tươi sống. Bạn nên cho chúng ăn cac loại tôm tép con, giun, chạch nhỏ…

Thông thường khi mới mua về nuôi trong bể chúng thường bỏ ăn, bạn không nên quá lo lắng. Chỉ sau 1,2 ngày bị bỏ đói chúng sẽ tự động tìm kiếm thức ăn ngay thôi.

Không nên dùng tay trần tiếp xúc với cá hổ vì chúng sẽ lầm tưởng tay bạn là thức ăn và có thể khiến bạn chảy máu.

Trong trường hợp bạn không đủ thời gian để tìm thức ăn tươi sống cho chúng thì có thể huấn luyện cá hổ ăn thức ăn đông lạnh.

Chỉ nên cho ăn 1 lần/ngày và có khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng tùy theo tuổi sọ và sự phát triển của cá

Các bệnh thường gặp ở cá Hổ và cách phòng trị

Các bệnh thường gặp ở cá Hổ và cách phòng trị
Các bệnh thường gặp ở cá Hổ và cách phòng trị

Mây mắt,đục mắt

Biểu hiện: là có 1 lớp màn bao phủ xung quanh mắt.Lúc đầu rất ít nhưng sau đó lan tỏa toàn bộ mắt.Bệnh này gọi là mây mắt. Nếu chữa trị kịp thời,đúng lúc,đúng thuốc và đúng liều cá sẽ nhanh chóng khỏi.Nhưng nếu để lâu quá thì có thể để lại biến chứng.Đó là đục tâm mắt.Mắt sẽ có 1 điểm nhỏ như đầu kim hoặc có thể lớn hơn.

Nguyên nhân: Một trong những nguyên nhân dẫn đến cá bị mờ mắt là do vận chuyển.Khi bắt cá ra va chạm với những vật thể xung quanh dẫn đến mắt bị tổn thương.Khi vào hồ,thì bị các vi khuẩn nấm tấn công dẫn đến trầm trọng hơn. Nguyên nhân khác là do cá đánh nhau hoặc va chạm với những khúc lũa,đồ vật trang trí trong hồ. Mờ mắt đối với cá hổ xảy ra khá thường xuyên do chất lượng nước kém,thời thiết thay đổi,Ph quá thấp hoặc quá cao….cá cũng có thể mờ mắt. Cá hổ hay bị dị ứng với một số loại hóa chất..

Chữa trị: Khi cá bị mờ mắt,cần tìm hiểu nguyên nhân.Sau khi xác định được,người nuôi cần có 1 cách chữa trị linh hoạt. Đối với cá mờ nhẹ do chất lượng nước kém,lâu ngày không thay thì chỉ cần chỉnh nhiệt độ 30,mỗi ngày thay 20-30% nước.Sau một thời gian thì mắt cá sẽ trong lại. Trong trường hợp cá bị nặng do va chạm,hay cá cắn nhau thì ta cũng áp dụng cách như trên chỉnh nhiệt độ 30 độ c,cho muối 200g/100l nước,mỗi ngày thay một lượng nước khoảng 20-30%. Hoặc có thể sử dụng melafix,pimafix hay fungus cure(Liều lượng có hướng dẫn trên bao bì). Thay nước mỗi ngày và thường xuyên sẽ giúp cá tránh được bệnh này.

Bệnh lồi mắt

Biểu hiện: Đôi mắt lồi to bất thường.

Nguyên nhân: Nhiễm trùng mắt dẫn đến biến chứng.

Cách chữa trị: Chữa trị hoàn toàn đôi mắt lồi là điều không thể.Nhưng có thể vỗ béo chúng to lên.Khi cơ thể cá to lên thì đôi mắt trông nhỏ hơn với kích thước của cá.

Bệnh đốm trắng

Biểu hiện: Trên cơ thể xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ li ti.Cá lờ đờ,có dấu hiệu ngứa ngáy hay cạ vào các đồ vật xung quanh.

Nguyên nhân: Bệnh này là 1 dạng nấm thường gặp khi thời thiết thay đổi,chuyển mùa.Từ mùa khô sang mùa mưa,nhiệt độ thấp.

Chữa trị: Tăng nhiệt độ lên 30,cho muối vào bể 200g/100l nước.Và mỗi ngày thay 30% nước. Sưởi không có tác dụng diệt nấm hay vi khuẩn mà nó chỉ là chất xúc tác trung gian thúc đẩy quá trình sinh sôi của nấm nhanh hơn cũng như thúc đẩy cá tiết ra chất nhờn nhiều hơn.Từ đó những vi nấm này sẽ rời khỏi cơ thể cá và rớt xuống hồ.Nên chúng ta cần thay nước mới là như vậy. Có thể dùng Fungus cure,melafix,pimafix.

Bệnh lở loét ở cá

Biểu hiện: Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động yếu, bơi lội lờ đờ . Dấu hiệu bệnh lý đầu tiên là những đốm đỏ trên đầu, thân, vây và đuôi. Sau đó, những vết này dần lan rộng và sâu thành những vết loét, xuất huyết. Trường hợp, cá bị bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương, cơ bị hoại tử. Vùng trung tâm vết loét có màu xám, xung quanh mép vết loét có màu đen.

Nguyên nhân: Vi nấm Aphanomyces invadans và Aphanomycessp. được xem là tác nhân quan trọng gây ra hội chứng lở loét, vì được tìm thấy trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, để vi nấm bám và tấn công vào mô cơ thì da cá phải có dấu hiệu bệnh lý đầu tiên như da bị trầy hoặc đốm đỏ. Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là tác nhân thứ cấp phân lập được ở vết lở loét. Nguyên nhân gây ra hội chứng lở loét phức tạp chẳng hạn do pH và nhiệt độ nước thấp, cá mẫm cảm và vi nấm tấn công. Trường hợp khác, cá bị nhiễm vi rút Rhabdo từ đó cá dễ mẫn cảm với các mầm bệnh khác. Trường hợp khác do ký sinh trùng gây tổn thương trên da tạo cơ hội cho vi nấm xâm nhập.

Chữa trị: Đối với bệnh này,ngay khi thấy cái dấu hiệu cá xuất hiện mụn đỏ,người nuôi cần xử lý ngay vì nếu để lâu,tình hình sẽ trở nên phức tạp. Có thể bắt cá ra cho vào tấm vải ướt,dùng 1 viên tetracycline pha vào 1 cốc nước.Khều nhẹ các mụn ra,và thoa tetracyline vào.(Tetracyline dạng con nhộng có bán ngoài tiệm thuốc tây-1 viên/50l nước). Hoặc Kết hợp melafix và pimafix Hoặc có thể dùng tetracyline bỏ trực tiếp vào hồ. Hay Bronopol với liều lượng được khuyến cáo của nhà sản xuất.

Nấm thủy mi

Biểu hiện: da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá.

Nguyên nhân: Gây bệnh là một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya; Họ Saprolegniaceae; Bộ Saprolegniales.

Chứa trị: tắm tím

Cá không khép miệng hoàn toàn

Biểu hiện: Cá không khép miệng hoàn toàn.

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên dẫn đến cá không khép miệng hoàn toàn như thiếu oxi ,shock nước,nấm mang hay cá bị tổn thương khi ăn phải cá mồi có gai nhọn.

Chữa trị: Tùy tình hình mà người nuôi có cách xử lý linh hoạt. Kiểm soát nước tốt,chỉnh nhiệt độ lên 30 độ,cho lượng muối khoảng 200g/100l nước.Sau một thời gian thì cá sẽ trở lại bình thường.(Đối với trường hợp miệng cá tổn thương do gai nhọn của cá mồi đâm).  Trường hợp thiếu oxi thì bổ sung thêm sủi oxy vào hồ.

Bệnh lổ đầu

Biểu hiện: Trên cơ thể cá xuất hiện những lổ nhỏ trên đầu hay gần miệng.Bệnh này có thể lây từ cá thể này sang cá thể khác.

Nguyên nhân: Môi trường sống ô nhiễm,lâu ngày không thay nước.Hoặc thiếu khoáng chất,vitamin.

Chữa trị: Giữ môi trường nước thật sạch,muối 200g/100l và sử dụng tetracylin 1 viên/50l nước.

Bệnh trĩ

Biểu hiện: hậu môn cá xuất hiện một cục màu hồng và to bất thường.Đó là biểu hiện của bệnh trĩ.

Nguyên nhân: Một thời gian dài cá ăn những thực phẩm khó tiêu

Chữa trị: Không cho cá ăn trong vòng 3-5 ngày.Kiểm soát nước thật tốt.Tăng sưởi 30 độ.Tầm 1 tuần thì cá sẽ khỏi. Công dụng và cách sử dụng,liều lượng của các loại thuốc

Mua cá Hổ ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, nhu cầu tìm mua và nuôi cá hổ tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu gia tăng. Với lý do nhiều anh em thích tìm mua các dòng các độc lạ về để chơi trong nhà. Nắm bắt tâm lý thích đồ độc mà nhiều cửa hàng bán cá kiểng đã nâng giá bán lên.

Mua cá Hổ ở đâu? Giá bao nhiêu?
Mua cá Hổ ở đâu? Giá bao nhiêu?

Chính vì vậy, giá cá hổ hiện nay tương đối loạn. Tùy thuộc vào từng đơn vị cung ứng, nguồn hàng và chủng loại cá mà chi phí sẽ khác nhau.

Hiện giá cá hổ Việt Nam có giá bán khoảng từ 6 – 9tr/con có kích thước từ 10>12cm. Cá hổ Campuchia: giá từ 6- 7tr/con.

Cá hổ Thái là loài cá đắt nhất trong các dòng cá hổ vì chúng có thân hình chắc, dày cũng như vệt đen, vàng rõ nét trên thân.

Khi nuôi một thời gian cá không bị xuống màu nên chi phí dao động từ 7- 11 tr/con size nhỏ từ 10- 12 cm.

Cá hổ Indo là loài cá phổ thông nhất, màu sắc không quá bắt mắt cũng như kén người nuôi nên mức giá bán sẽ giao động từ 600K- 3tr5/con.

Cá hổ Papua size lớn có nguồn gốc từ Indonesia đang được rao bán với giá 5tr8/con.

Cá hổ bắc đang được bán trên thị trường là: 200K- 400K/con. Rất thích hợp cho những anh em đang có nhu cầu nuôi cá hổ nhưng điều kiện kinh tế không quá dư dả.

Khi mua với số lượng lức mức sẽ sẽ rất sẽ. Vì vậy, nếu xác định nuôi thì bạn nên mua khoảng 5-7 con để được hưởng mức giá tốt nhất

Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc tất cả những thông tin về cá hổ – một loài cá cảnh rất được ưa chuộng. Nếu bạn là người đam mê cá cảnh và đang nuôi hoặc có dự định nuôi cá hổ thì bài viết này sẽ thực sự có ích cho các bạn.

Xem thêm:
  • Cá Nheo – Thông tin về Cá Nheo A-Z
  • Cây Địa Lan – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
  • Câu Đằng – Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng
  • Cây Sậy – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
  • Cá chốt sọc – Thông tin và kỹ thuật nuôi

Từ khóa » Cá Hổ 3 Sọc