Tìm Hiểu Về Đền Bạch Mã- Một Trong Tứ Trấn Thăng Long
Có thể bạn quan tâm
Đền Bạch Mã nay ở phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số 3 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sự tích đền Bạch Mã
Đền thờ thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương. Truyền thuyết kể lại rằng thời nước ta bị nhà Đường phương Bắc đô hộ, Cao Biền ra lệnh cho các quân lính đắp thành Đại La, bỗng dưng sắc trời chuyển tối đen, một vị thần cưỡi con rồng đỏ, ngồi trên đám mây ngũ sắc, bay lượn trên mặt thành. Cao Biền vô cùng hoảng hốt, y định dùng bùa phép để trấn yểm. Đêm hôm đó Cao Biền ngủ mơ thấy có một vị thần hiện lên báo rằng: “Ta là tinh anh đất Long Đỗ, nghe nói ông sai đắp thành, cớ sao lại định dùng bùa phép trấn yểm?”
Khi Biền tỉnh dậy mặc dù trong lòng vô cùng kinh sợ nhưng hắn vẫn trấn yểm các vị trí long mạch. Đêm hôm đó một hiện tượng lạ đã xảy ra, trời bỗng nổi giông tố sấm sét đánh bất thường. Sáng ngủ dậy, Biền tới xem lại các khu vực trấn yểm thì thấy các vị trí đã bị sét đánh nát vụn. Biền nhớ lại giấc mơ thì ra đó là một trong những vị thần thiêng của nước Nam. Trấn yểm không thành công, Cao Biền lệnh cho ba quân lập đền thờ phụng để được phù hộ
Lại có truyền thuyết kể rằng khi Lý Công uẩn dời đô ra thành Đại La, cho xây thành nhưng xây mãi cũng không hoàn thành được. Ông bèn cho người tới Đền Bạch Mã thì thấy một chú ngựa màu trắng như tuyết bước ra từ ngôi đền. Và chạy một vòng từ Đông sang Tây rồi trở về đền, mỗi bước đi của chú ngựa đều để lại dấu chân
Ông lệnh cho quân sĩ xây thành theo dấu chân ngựa, qua nhiêu chẳng bao lâu sau thành đã được xây xong. Vua Lý Thái Tổ bèn cho sửa lại đền thờ, phong vị thần Long Đỗ là Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đang thần. Vén tấm màn thần linh ra, ta thấy vua quan nhà Lý, khi dời đô ra Đại La quy hoạch kinh thành phía đông là đền Bạch Mã, phía tây là đền Voi Phục, phía bắc là đền Trấn Võ, phía nam là đền Cao Sơn (đình Kim Liên ngày nay). Đó là “Thăng Long tứ trấn”. Người xưa đã thần thánh hóa đất kinh thành và việc làm của vua, đất thánh do thần thánh quy định với “đường tròn ma thuật” vốn là tín ngưỡng từ thời bộ lạc lưu lại.
Phương đình mới được xây dựng năm 1839 dưới thời Nguyễn nên mang đậm phong cách kiến trúc thời này. Những con nghê trên xà ngang và những lồng đèn hình hoa sen trên đầu 4 xà nách gần gũi với kiến trúc phương đình ở Hội An. Từ phương đình vào đại bái có mái vòm hình “vỏ cua”. “Vỏ cua” nối liền các nhà, tạo ra một không gian rộng rãi.
Lễ hội ở Đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã còn giữ được 15 bia. Nội dung các bia đề cập đến sự tích của đền và thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo. Đền còn có các đồ thờ như đồ lỗ bộ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm… được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo.
Lễ hội đền hàng năm vào tháng 2 âm lịch, trước đây có tổ chức lễ đánh trâu rước xuân. Đền đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử Hà Nội, kiến trúc và nghệ thuật ngày 12.12.1986. Ngoài ra quý vị cũng có thể dễ dàng bắt gặp ngôi đền Bạch Mã ở Nghệ An.
Tiền âm Quyết Vượng hy vọng qua bài viết quý vị đã phần nào có được những thông tin cần thiết về đền Bạch Mã. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng bình luận ở form bên dưới đây của chúng tôi.
Rate this postNo related posts.
Từ khóa » Sự Tích đền Bạch Mã
-
Đền Bạch Mã Nghệ An: Một Trong Tứ đại đền Thiêng Xứ Nghệ - Vinpearl
-
Đền Bạch Mã: Trầm Tích Và Linh Thiêng - Đài PTTH Nghệ An
-
Đền Bạch Mã – Ngôi đền Gắn Với Những Truyền Thuyết
-
Sự Tích đền Bạch Mã ở Nghệ An - Văn Hóa Tâm Linh
-
Sự Tích Ngôi đền Bạch Mã Linh Thiêng - Hương Xưa Đức Thụ
-
Đền Bạch Mã – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Tích đền Bạch Mã Linh Thiêng Và Món Ngon Phố ... - An Ninh Thủ đô
-
Sự Tích đền Bạch Mã - Thi Viện
-
Sự Tích Đền Bạch Mã - Tứ Đại Đền Thiêng Xứ Nghệ
-
Sự Tích đền Bạch Mã | Tạp Chí Quê Hương Online | Ủy Ban Nhà ...
-
Sự Tích đền Bạch Mã Linh Thiêng Và Món Ngon Phố ... - Người Hà Nội
-
Huyền Thoại đền Bạch Mã Và Sự Tích Ngựa Thiêng Về Hải Phòng
-
Su Tich Den Bach Ma - Tài Liệu Text - 123doc
-
Di Tích đền Bạch Mã - Bảo Tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh