Tìm Hiểu Về Dòng Sông Gianh - Quảng Bình - Khám Phá Vẻ Đẹp ...
Có thể bạn quan tâm
Sông Gianh là dòng sông gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nằm trên vĩ tuyến 16, từng là ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Sông Gianh được bắt nguồn từ khu vực núi Cô Pi cao 2,017m thuộc dãy Trường Sơn. Thượng nguồn thuộc 2 xã Dân Hóa, Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa. Nơi đây có nhiều tộc người sinh sống như Mày, Thổ, Nguồn, Trì, Kinh sinh sống. Khởi nguồn của sông gianh là khe nước Rụng, theo người dân địa phương thì từ đỉnh Cô Pi có vô số giọt nước nhỏ như sương “rụng xuống” tạo thành suối nguồn. Khu vực suối đầu nguồn đó người ta gọi là Rào Nậy (Rào có nghĩa là sông, suối, kênh. Nậy có nghĩa là lớn). Rào Nậy được hiểu là dòng sông, dòng suối lớn. Các bà con dân tộc ở đây xem nơi đây là chốn linh thiêng, là nơi giao thoa của đất trời.
Sông Gianh dài tầm 16km, diện tích lưu vực khoảng 4,680 km2. Độ cao trung bình của sông Gianh là 360m với độ dốc trung bình 19,2%. Đi qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn. Sông Gianh phát nguyên từ bốn đầu nguồn: Nguồn Son, nguồn Nan, nguồn Trổ và nguồn Nậy. Sông Gianh lòng sông sâu, lượng nước chảy mạnh, bắt đầu từ rừng núi Trường Sơn hiểm trở, lách núi, xuyên ngàn, tạo ra nhiều ghềnh thác rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.
Dong sông Gianh gắn liền với lịch sử Việt Nam.
Sông Gianh còn được gọi là Đại Linh Giang, nghĩa là dòng sông linh thiêng.
Thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh (1570 – 1786) sông Giang là rang giới phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài. Các cuộc chiến kéo dài giữa hai bên gần nửa thế kỷ, tại chiến trường chính là Quảng Bình (còn được gọi là Bố Chính).
Quân chúa Trịnh án ngữ phía bắc Sông Gianh tại khu vực chính là Ba Đồn ngày nay. Chúa Nguyễn cai trị ở bờ nam sông Gianh hay còn gọi là xứa Thuận Hóa.
Cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt hơn 150 năm.
Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Pháp, thì sông Gianh lại nằm trong “địa chỉ đỏ” đánh phá. Phần hạ lưu sông Gianh đổ ra biển có cảng Gianh là điểm xuất phát của tuyến đương Hồ Chí Minh trên biển. Quân đội Mỹ đã trút xuống nơi đây hàng triệu tấn bom, đạn. Những chuyến tàu không số xuôi dòng Nam tiến vẫn không ngừng nghỉ, tiếp vận quân, lương, vũ khí cho chiến trường. Sông Gianh là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân dân ta, cũng là chứng tích cho sự đau thương của chiến tranh.
Khám phá vẻ đẹp của Sông Gianh ngày nay.
Sông Gianh là con sông chỉ chảy qua nội tỉnh lớn nhất Việt Nam. Từ thượng nguồn là dãy Trường Sơn, sông Gianh chảy qua nhiều vùng đá vôi hiểm trở. Cũng chính vì thế đã góp phần hình thành nên nhiều hang động đẹp. Trong số các nhánh sông có sông Son khá là nổi tiếng chảy qua động Phong Nha.
Những mùa không có mưa bão, dòng sông hiền hòa với bóng nước mây trời. Nước sông xanh ngắt như ngọc bích tạo nên một vẻ đẹp huyển ảo say đắm lòng người.
Nếu có dịp xuôi thuyền ngược dòng sông Gianh bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình của con sông ấy. Những cảnh quan đôi bờ, những kiệt tác của thiên nhiên.
Có người từng so sánh sông Gianh như một cô gái xinh đẹp với nhiều sắc thái đầy thú vị. Nơi thượng nguồn, sông Gianh chảy qua nhiều làng mạc vừa nguyên sơ vừa e ấp. Xuôi về hạ lưu, sông Gianh sôi nổi và đầy sức sống, mang lại vẻ đẹp trù phú, xanh mát cho bao ngôi làng. Đoạn chảy qua trung tâm thị xã Ba Đồn, sông mang nét hiện đại, tươi trẻ của phố xá. Cuối cùng, sông Gianh háo hức và tự tin hòa mình ra biển. Có lẽ vì thế, cư dân sông Gianh cũng mang đậm những khí chất của dòng sông, muôn đời bí ẩn và gợi sự khám phá
Cầu Sông Gianh – Di tích bến Phà Sông Gianh
Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp cho tiến hành xây dựng bến phà sông Gianh (1886). Sông Gianh đoạn chảy qua thị xa Ba Đồn là tuyến đường giao thông huyết mạch Bắc – Nam. Ngày xưa các phương tiện kỹ thuật còn hạn chế, phương tiện lưu thông thô sơ tất cả đều phải đi qua phà.
Trong chiến tranh bến phà Sông Gianh là điểm nối vô cùng quan trọng. Năm 1960 bộ GTVT đã chủ trương xây bến phà Gianh 2 cách bến cũ 5km. Hai bến phà cùng hoạt động để giảm tải và đảm bảo thông suốt chi viện cho miền Nam.
Di tích Lịch sử bến phà Gianh nằm ở hạ Lưu sông Gianh, cách cửa biển về phía tây 2 km (bến phà I) và 5 km (bến phà II). Với vị trí địa lý như vậy, đến với di tích bến phà Gianh bằng đường bộ hoặc đường thủy đều thuận lợi. Trên quốc lộ 1A, bến phà Gianh ở tại km 625 + 500, cách Hà Nội 462 km về phía Nam, cách tỉnh lỵ Quảng Bình 34 km về phía Bắc. Đi bằng đường thủy, từ cửa biển vào sông Gianh, ngược về phía thượng nguồn từ 2 đến 7 km là có thể ghé thuyền thăm di tích.
Sau khi hòa bình lập lại, cầu Gianh được triển khai xây dựng 1991 và hoàn thiện năm 1998. Đây là một trong những cây cầu lớn cuối cùng trên quốc lộ 1A. Cầu Gianh là 1 biểu tượng cho ý chí, tinh thần cảu nhân dân ta.
Dong Sông Danh ngày đêm vẫn chảy, như cuộc sống chúng ta vẫn tiếp diễn. Bến phà xưa nay đã thành di tích nhưng chúng ta sẽ mãi ghi nhớ.
Đến du lịch Quảng Bình du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông Gianh trên tuyến tham quan.
Bình luận
bình luận
Từ khóa » Hình ảnh Sông Gianh Quảng Bình
-
Khám Phá Vẻ đẹp Sông Gianh - Con Sông Lớn Nhất Của Tỉnh Quảng ...
-
Sông Gianh: Dòng Sông Trữ Tình, Thơ Mộng Bậc Nhất Quảng Bình
-
Về Quảng Bình Khám Phá Dòng Sông Gianh Huyền Thoại
-
Sông Gianh Quảng Bình - Tham Quan Dòng Sông Gắn Liền Với Lịch Sử
-
Sông Gianh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sông Gianh – Dòng Sông Lịch Sử - Phong Nha Opentour
-
Vẻ đẹp Huyền Bí Dòng Sông Gianh Tại Quảng Bình - Smile Travel
-
Những Dòng Sông Thơ Mộng ở Quảng Bình: Tiềm Năng Du Lịch Sông ...
-
Giải Mã Sá Sùng Sông Gianh Quảng Bình Kỳ Dị đắt đỏ
-
Chi Nhánh Quảng Bình - Tổng Công Ty Sông Gianh
-
Sông Gianh Anh Hùng - Báo Quảng Bình điện Tử
-
Sông Gianh, Ngày Này, 50 Năm Trước... Và Dự án Tượng đài Mong đợi
-
Sông Gianh, “đặc Sản” Du Lịch Quảng Bình