Tìm Hiểu Về ép Cọc Bê Tông Ly Tâm - Xây Dựng Nền Móng

Công ty Cổ Phần Xây Dựng Nền Móng chuyên thi công ép cọc bê tông ly tâm, cung cấp các loại máy ép cọc bê tông giá tốt, chất lượng nhất thị trường.

Các công trình lớn, nhà cao tầng hiện nay đòi hỏi một phương pháp thi công xây dựng phải thật sự an toàn, hiệu quả và giúp công trình đạt được tiêu chuẩn thiết kế. Vì thế lựa chọn hình thức ép cọc bê tông ly tâm chính là giải pháp giúp công trình bền bỉ, vững chắc tối đa, đáp ứng mong muốn của chủ nhà và các chủ công trình.

Tóm tắt:

Toggle
  • Ép cọc bê tông ly tâm là gì?
  • Tiêu chuẩn ép cọc bê tông ly tâm
  • Định mức ép cọc bê tông ly tâm
  • Dự toán ép cọc bê tông ly tâm
  • Quy trình thi công ép cọc bê tông ly tâm
    • Giai đoạn 1: Kiểm tra chất lượng đầu vào cọc bê tông ly tâm
    • Giai đoạn 2: Kiểm tra mặt bằng thi công ép cọc ly tâm
    • Giai đoạn 3: Chuẩn bị trang thiết bị máy móc
    • Giai đoạn 4: Vận chuyển cọc bê tông ly tâm đến công trình
    • Giai đoạn 5: Quá trình thi công ép cọc bê tông ly tâm
    • Giai đoạn 6: Nghiệm thu và hoàn thành công trình
    • Giai đoạn 7: Những vấn đề thường gặp trong thi công ép cọc bê tông ly tâm cần khắc phục

Ép cọc bê tông ly tâm là gì?

Thi công ép cọc bê tông ly tâm là một phương pháp sử dụng các loại máy ép chuyên dụng để đẩy các loại cọc được đúc sẵn xuống lòng đất. Cọc bê tông ly tâm là loại cọc được thiết kế để có thể chống chịu được tải trọng của cả công trình lớn mà không bị nứt vỡ. Đây là phương pháp thi công hiệu quả hơn so với phương pháp đúc móng bằng cọc tre, cừ tràm, cọc bê tông thông thường….

  • Lợi ích của việc sử dụng búa rung trong đóng cọc bê tông
  • Xử lý nền đất trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực
  • Những điều cần biết về cọc bê tông cốt thép
  • Quy trình đóng cọc bê tông cốt thép
  • Dịch vụ đóng cọc bê tông tại Hà Nội – 0961394633
Công trình ép cọc bê tông ly tâm
Công trình ép cọc bê tông ly tâm

Hiện nay, ép cọc bê tông ly tâm dự ứng lực được sử dụng gần như trên mọi công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi,…

Tiêu chuẩn ép cọc bê tông ly tâm

Tiêu chuẩn ép cọc bê tông ly tâm được xác định bằng: Tiêu chuẩn thi công cọc bê tông cốt thép, tiêu chuẩn nghiệm thu, công tác liên quan đến đất nền, móng,… theo quy định của nhà nước. Trong đó có một số tiêu chuẩn quan trọng như: TCVN 7201:2015 quy định việc khoan hạ bê tông cũng như nghiệm thu cọc sau khi thi công, TCVN 4453:1995 quy định về kết cấu của bê tông cốt thép cũng như các loại bê tông tự ứng lực, quy phạm thi công cũng như phương thức nghiệm thu công trình. TCVN 9346:2012 kết cấu của bê tông cốt thép, TCVN 8163:2009 có các quy định về mối nối,…

Nhìn chung, biện pháp ép cọc bê tông ly tâm được coi là đúng tiêu chuẩn khi đạt được các TCVN về chất lượng, kích thước, độ bền, chịu tải. Khi thi công và nghiệm thu đều phải theo quy định nhà nước cũng như chính xác với bản thiết kế công trình.

Định mức ép cọc bê tông ly tâm

Theo quy định của nhà nước, định mức đóng cọc bằng các loại máy ép cọc bê tông được tính cho 100 m cọc ngập đất. Đoạn cọc còn lại không ngập đất sẽ nhân 0.75 so với định mức đóng cọc tương ứng. Các loại hao phí bao gồm nhân công, máy thi công, hao phí vật liệu dựa trên bản thiết kế. Tuy nhiên, diện tích, quy mô, địa hình của các công trình không giống nhau. Do đó, khi ép cọc bê tông ly tâm, các đơn vị thiết kế xây dựng có thể đo đạc và tính toán định mức ép cọc bê tông sao cho phù hợp cho công trình của mình.

Dự toán ép cọc bê tông ly tâm

Các nhà thầu khi sử dụng phương pháp ép cọc bê tông ly tâm để thi công xây dựng công trình đều cần phải có bảng dự toán ép cọc bê tông cốt thép. Cách lập dự toán cần quan tâm đến các chỉ số sau:

– Mức hao phí vật liệu: Là số lượng của các loại vật liệu chính (bê tông), các vật liệu phụ (đinh, thép,…), số lượng của các vật liệu luân chuyển, bộ phận rời lẻ phục vụ cho việc thi công ép cọc bê tông toàn bộ công trình. Ở đây không tính đến vật liệu phụ tùng của máy móc cũng như phương tiện vận chuyển. Mức hao phí của vật liệu được tính toán đã bao gồm cả những hao hụt trong quá trình thi công.

– Mức hao phí lao động: Được tính dựa trên số ngày làm việc của công nhân, thợ thi công trực tiếp thực hiện ép cọc bê tông ly tâm. Số lượng ngày công bao gồm cả ngày làm việc của thợ chính, thợ phụ tính từ lúc bắt đầu chuẩn bị, thi công cho đến lúc hoàn thành, thu dọn công trình.

– Mức hao phí máy thi công: Là số lượng máy, số ca sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ cho toàn bộ khối lượng thi công ép cọc bê tông.

Sau khi xác định được các mức tiêu hao vật liệu, lao động cũng như máy thi công, nhà thầu sẽ tính được chi phí dự toán và trình bày theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng theo quy định của Nhà nước, đồng thời mã hóa sao cho các đơn vị thi công, giám sát có thể đọc hiểu.

Dựa vào những thông tin này, các nhà thầu có thể xây dựng dự toán, xác định chi phí cần bỏ ra, đồng thời kết hợp với các đơn vị thi công ép cọc bê tông chuyên nghiệp để triển khai công tác ép cọc giằng móng một cách phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Quy trình thi công ép cọc bê tông ly tâm

Để tiến hành ép cọc bê tông ly tâm từ đầu cho tới khi hoàn thành chúng ta cần thực hiện qua 7 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Kiểm tra chất lượng đầu vào cọc bê tông ly tâm

– Đủ mác bê tông theo tiêu chuẩn

– Đủ kích thước theo đặt hàng

– Không bị sứt mẻ cong vẹo

– Thép phải là thép dự ứng lực

– Chiều dài cọc thường là 6m đến 12m

– Đủ ngày xuất xưởng (thường là 20 ngày)

– Chất lượng sắt, đá, xi măng theo các tiêu chuẩn cho phép

Giai đoạn 2: Kiểm tra mặt bằng thi công ép cọc ly tâm

– Mặt bằng san lấp phải bằng phẳng, không có các vật ảnh hưởng tới thi công

– Mặt bằng có lối đi thuận tiện cho xe chở máy ra vào công trường.

Giai đoạn 3: Chuẩn bị trang thiết bị máy móc

Máy móc được chuẩn bị cẩn thận, có kiểm định trước khi đến công trình. Và vận hành thử trước đó.

Giai đoạn 4: Vận chuyển cọc bê tông ly tâm đến công trình

– Vận chuyển cọc đến mặt bằng công trình và tiến hành định vị tim cọc (đo đạc và tiến hành cắm các vị trí cọc cần thi công).

– Từ các vị trí tim mốc bên ép cọc dựa vào đó và vận chuyển cọc tới công trình sắp xếp cọc bê tông làm sao để máy móc khi thi công không phải mất thời gian di chuyển cọc vào bục cần nén cọc.

Giai đoạn 5: Quá trình thi công ép cọc bê tông ly tâm

– Vận chuyển máy móc ép cọc đến vị trí cần thi công rồi tiến hành ép thử tim cọc đầu tiên. Để ép tim cọc đầu tiên ta đưa cọc bê tông vào bệ ép đảm bảo cọc bê tông theo phương thẳng đứng và tiến hành ép từ từ trong khi ép giám sát và tổ trưởng ép cần kiểm tra đồng hồ ép xem đã đạt đủ tấn tải trong khi ép hay chưa. Trong trường hợp chưa đạt Pmin thì ta tiến hành chồng cây cọc vào cây cọc thứ nhất và hàn cọc sao cho mối lối 2 cọc được hàn kín mặt vào nhau làm sao 2 cây cọc luôn luôn thẳng đứng khi ép và tiến hành ép đên khi đạt Pmin thì dừng lại. – Tiến hành đưa máy đến vị trí ép thử tim cọc tiếp trình tự ép giống như tim cọc đầu tiến và đến khi đạt Pmin thì ta dừng. Và từ 2 số liệu tim cọc ép thử ta tổ hợp cọc đại trà theo yêu cầu của bên chủ đầu tư và tiến hành thi công ép cọc đại trà

– Sau khi ép thử tim cọc và tiến hành ép đại trà cọc được chở đến phân bổ đồng đều giữa các tim cọc tránh chỗ nhiều chỗ ít dẫn đến mất thời gian trong thi công ép cọc bê tông.

– Khi ép đại trà bên giám sát và tổ trưởng ép cọc thường xuyên xem đồng hồ để làm sao trong khi thi công không xẩy ra những sự cố ngoài ý muốn dẫn đến dư cọc. Và thường xuyên ghi nhật ký đến tim cọc cuối cùng.

Giai đoạn 6: Nghiệm thu và hoàn thành công trình

Để đến giai đoạn nghiệm thu thì bên giám sát và bên thi công cần kết hợp nhau để làm việc cho ăn khớp cho đến tim cọc cuối cùng và tiến hành nghiệm thu toàn bộ khối lượng và ký biên bản nghiệm thu tại hiện trường gửi về cho công ty và chủ đầu tư để họ biết khối lượng với lực ép từng tim cọc.

Giai đoạn 7: Những vấn đề thường gặp trong thi công ép cọc bê tông ly tâm cần khắc phục

– Cọc bị vỡ: Do nhiều nguyên nhân trong đó có cọc bị nghiêng dẫn đến khi ép cọc không đúng tâm nên bị xiên dẫn đến vỡ ngoài ra cọc có nguyên nhân không đủ ngày cho xuất xưởng dẫn đến cọc non ép bị vỡ

– Cọc bị nứt chưa thi công: Nguyên nhân nứt cọc do di chuyển cọc và xếp cọc đè lên nhau không kê gỗ dẫn đến cọc bị nứt hoặc vỡ.

– Máy ép chưa đủ tấn tải: Cái này do một phần chuyển tải đến chưa đủ dẫn đến thiếu tải và trong thi công ép không đủ tại nguyên nhân do chủ quan.

Từ khóa » ép Cọc Xây Dựng