Tìm Hiểu Về Hệ Thống Bôi Trơn Trên động Cơ ô Tô - Weichai Việt Nam

Cấu thành nên một chiếc động cơ gồm có rất nhiều chi tiết, mỗi chi tiết đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt, giúp động cơ vận hành hiệu quả. Trong số đó, hệ thống bôi trơn là một bộ phận vô cùng quan trọng của động cơ, khiến động cơ hoạt động mượt mà an toàn hơn

Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn

Có nhiệm vụ đưa dầu đến các mặt ma sát, đồng thời lọc sạch những tạp chấ́t lẫn trong dầu nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa các mặt ma sát này và làm mát dầu nhờn để đảm bảo tính năng hoá lý của nó. – Làm giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành – Làm mát các chi tiết máy khi vận hành – Làm sạch các chi tiết máy – Làm kín các kẽ hở dầu đi qua (Làm kín khe hở giữa pittong và xilanh) – Bảo đảm máy móc đỡ bị han gỉ

Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn

1. Lọc dầu

Công dụng: đảm bảo dầu nhờn bôi trơn phải luôn sạch để ổ trục ít bị mài mòn do tạp chất. Một số tạp chất làm bẩn dầu nhờn như: mạt kim loại do các mặt ma sát mài mòn, các chất tạp lẫn trong không khí nạp như cát bụi và các chất khác, muội than do nhiên liệu hoặc dầu nhờn cháy bám trên xylanh.

2. Bơm dầu

Công dụng: cung cấp liên tục dầu nhờn có áp suất cao đến các mặt ma sát để bôi trơn, làm mát và tẩy rửa mặt ma sát

3.Thông gió hộp trục khuỷu

Công dụng: trong quá trình làm việc của động cơ khí cháy thường lọt từ buồng cháy xuống hộp trục khuỷu. Điều đó làm cho dầu nhờn dễ bị ô nhiễm và phân huỷ do các tạp chất cháy đem xuống. Ngoài ra, do có hiện tượng lọt khí, nhiệt độ bên trong hộp trục khuỷu cũng tăng lên làm hại đến tính năng hoá lý của dầu nhờn. Để tránh những tác hại nói trên, các động cơ ngày nay đều giải quyết tốt vấn đề thông gió hộp trục khuỷu.

Một số phương pháp thông gió hộp trục khuỷu: – Thông gió hở: là kiểu thông gió tự nhiên, nhờ có pittông chuyển động hoặc xe ô tô chuyển động nên khí trong hộp trục khuỷu tự thoát ra ngoài trời bằng ống thông gió. – Thông gió kín: là kiểu thông gió cưỡng bức, lợi dụng động chân không trong quá trình nạp để khí trong hộp trục khuỷu lưu động vào đường nạp của động cơ.

4. Két làm mát dầu

Công dụng: đảm bảo nhiệt độ làm việc của dầu nhờn ổn định, giữ cho độ nhớt của dầu không đổi, đảm bảo khả năng bôi trơn. Có thể làm mát theo hai cách: dùng nước làm mát hoặc dùng không khí để làm mát.

  • Cấu tạo hệ thống bôi trơn Trong hệ thống bôi trơn hỗn hợp toàn bộ dầu được chứa trong các te của động cơ. Bơm dầu được dẫn động từ trục khuỷu hoặc trục cam. Phao hút dầu có lưới chắn để lọc sơ các tạp chất có kích thước lớn và có khớp nối nên luôn luôn nổi trên mặt thoáng để hút dầu, kể cả khi động cơ bị nghiêng.
  • Nguyên lý làm việc hệ thống bôi trơn Khi động cơ làm việc, dầu từ các te được bơm hút qua phao lọc dầu, qua ống dẫn đến bầu lọc thô vào ống dẫn dầu chính. Từ ống dẫn dầu chính, dầu sẽ theo các ống dẫn dầu nhánh đi bôi trơn cho cổ trục cam, trục đòn mở và bạc cổ trục chính rồi qua lỗ và rãnh ở trong trục khuỷu (trục khuỷu rỗng) để bôi trơn bạc đầu to thanh truyền và các cổ trục còn lại của trục khuỷu. Mặt khác,dầu cũng từ cổ biên, qua lỗ dẫn nhỏ theo rãnh dọc ở thân thanh truyền lên bôi trơn chốt pittông.Ở đầu to thanh truyền của một số động cơ có khoan lỗ phun dầu đặt nghiêng một góc 40 – 45 độ so với đường tâm của thanh truyền. Khi lỗ phun dầu này trùng hoặc nối thông với lỗ dầu ở cổ biên, thì dầu được phun hay té lên để bôi trơn xi lanh, cam và con đội. Sau khi bôi trơn tất cả các bề mặt làm việc của chi tiết, dầu lại chảy về các te, nghĩa là khi động cơ làm việc, dầu sẽ lưu động tuần hoàn liên tục trong hệ thống bôi trơn.Cũng từ đường dầu chính có một lượng dầu nhỏ khoảng 10 – 15% qua bầu lọc tinh. Tại đây những tạp chất có kích thước nhỏ được giữ lại nên dầu được lọc sạch sau đó về lại các te.

 Chú ý

Đối với động cơ Diesel  của Weichai, khuyến nghị lựa chọn dầu máy chuyên dụng CI-4 hoặc CJ-4

Trước khi khởi động động cơ cần kiểm tra mức dầu máy trong đáy các te.

Không được kiểm tra mức dầu máy trong khi động cơ đang hoạt động

Không được phép sử dụng lẫn lộn dầu máy chuyên dùng cho động cơ Weichai với dầu máy của các nhà máy khác

Tổng hợp

 

Từ khóa » Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hệ Thống Bôi Trơn