Tìm Hiểu Về Herpes Môi (mụn Rộp Môi), Và Cách điều Trị Khi Mắc Bệnh
Có thể bạn quan tâm
NỘI DUNG BÀI BIẾT
- GIỚI THIỆU
CHỦ ĐỀ
- CÁCH QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN
Herpes môi thường gây đau và ngứa ở môi hoặc xung quanh miệng. Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị triệt để, tuy nhiên, người bệnh có thể giảm thiểu triệu chứng và ngăn bệnh tái phát bằng các phương pháp phù hợp.
Biểu hiện đầu của herpes môi là môi bị ngứa ran hoặc bỏng rát
Triệu chứng herpes môi
Biểu hiện đầu là môi bị ngứa ran hoặc bỏng rát. Sau vài ngày, các vết phồng rộp nhỏ màu đỏ, chứa đầy dịch xuất hiện trên viền môi. Đôi khi, mụn rộp sẽ xuất hiện quanh mũi, má hoặc trong miệng.
Trong 1-2 tuần, mụn sẽ vỡ ra, chảy dịch, đóng vảy rồi biến mất. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau:
- Sốt
- Đau đầu
- Chảy nước dãi (ở trẻ nhỏ)
- Đau cơ
- Đau họng
- Sưng hạch bạch huyết
Nguyên nhân gây bệnh herpes môi
Bệnh do virus herpes simplex gây ra. Có hai loại là virus herpes simplex loại 1 (HSV-1) và loại 2 (HSV-2). Trong đó, HSV-1 là nguyên nhân của đa số 80% trường hợp mắc bệnh, trong khi HSV-2 chủ yếu gây mụn rộp sinh dục.
Việc quan hệ tình dục không an toàn có thể tạo điều kiện lây truyền các virus gây bệnh tình dục như mụn cóc sinh dục, bệnh lậu, giang mai… Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp bảo vệ để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể nhiễm virus thông qua việc hôn, dùng chung mỹ phẩm, ăn chung.
Bạn có thể quan tâm: Các triệu chứng bệnh lậu và cách chữa trị
Một khi đã nhiễm bệnh, bạn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi cơ thể. Điều này nghĩa là bệnh có thể tái phát dù đã được điều trị. Một số yếu tố làm tăng khả năng tái phát bệnh, bao gồm:
- Dị ứng thực phẩm
- Suy giảm miễn dịch
- Mang thai hoặc thay đổi hormone ở nữ giới do chu kỳ kinh nguyệt
- Phẫu thuật thẩm mỹ (như xóa sẹo hay làm mịn da bằng tia laser)
- Tiếp xúc với ánh mặt trời, đặc biệt vùng môi
- Căng thẳng hay mệt mỏi
- Điều trị các bệnh răng miệng hoặc bị tổn thương vùng môi, nướu
- Bị nhiễm bệnh khác, chẳng hạn như cảm cúm
Bệnh herpes môi có nguy hiểm? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Herpes môi không đe dọa tính mạng nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ, người mắc bệnh về da (như bệnh chàm) hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu (người bị ung thư hoặc nhiễm HIV).
Bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi:
- Mụn ở môi không hết sau 2 tuần
- Mắt đỏ và kích ứng (có thể kèm chảy dịch)
- Sốt cao hoặc dai dẳng, khó thở, khó nuốt
- Herpes môi tái phát thường xuyên
- Đang điều trị ung thư, mắc bệnh viêm da dị ứng hoặc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch (HIV/AIDS)
Phương pháp điều trị
Không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các biện pháp dưới đây có thể giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Thuốc mỡ và kem bôi
Bạn có thể kiểm soát cơn đau và thúc đẩy quá trình chữa lành bằng thuốc mỡ kháng virus, chẳng hạn như penciclovir (Denavir). Thuốc mỡ sẽ phát huy tốt nhất nếu được sử dụng ngay khi có các dấu hiệu bệnh.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng Docosanol (Abreva) – một loại kem không kê đơn để giảm triệu chứng.
Thuốc uống điều trị
Những loại kê đơn như thuốc kháng virus đường uống acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir).
Nếu bạn đang gặp các biến chứng hoặc bệnh thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể cho bạn dùng liều cao hơn.
Biện pháp khắc phục tại nhà
- Chườm nước đá bọc trong vải (không để nước đá trực tiếp lên da) trên các vết loét 3 lần một ngày, 20 phút mỗi lần.
- Dùng gel lô hội hoặc son dưỡng môi lô hội
- Tránh thực phẩm chua như chanh, cam, quýt
- Dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau, hạ sốt. Lưu ý, không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì nó liên quan đến hội chứng Reye’s.
- Dùng nước súc miệng có chứa baking soda
Lưu ý: Giai đoạn đầu có thể rất đau đớn. Trẻ em bị sốt và có nhiều mụn rộp lở loét trong miệng cần được cho uống thêm nước lọc và các loại nước hoa quả để tránh mất nước.
Các biện pháp phòng ngừa
- Tránh hôn hoặc tiếp xúc trực tiếp với người khác khi miệng đang có vết loét
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người có mụn rộp, nếu bắt buộc hãy dùng găng tay và rửa tay sau đó
- Giữ bàn tay của bạn sạch sẽ
- Tránh để môi tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời quá lâu (đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Sử dụng son dưỡng môi và đeo khẩu trang nếu cần
- Tránh dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc các đồ dùng cá nhân khác
- Sử dụng bao cao su và màng chắn miệng khi quan hệ tình dục, biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng an toàn nhất
Có rất nhiều cách để hạn chế bị herpes môi
Mặc dù mụn rộp có thể tự biến mất, nhưng bạn vẫn nên đến thăm khám tại cơ sở y tế để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết được bệnh herpes môi có nguy hiểm không, các triệu chứng và cách xử lý hiệu quả.
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ
Cách tránh thai hiện đại: Biện pháp nào an toàn và phù hợp?
Có nhiều biện pháp để bạn ngăn ngừa thụ thai sau khi quan hệ tình dục, tuy nhiên biện pháp nào hiệu quả và phù hợp nhất là vấn đề cần phải quan tâm...- CÁCH QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN
4 điều không nên chủ quan về tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp thường là “cứu cánh” khi bạn gái quan hệ không dùng bao cao su, hoặc những cách tránh thai khác. Tuy nhiên, bạn nên biết...- CÁCH QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Hecpet
-
Herpes (mụn Rộp) ở Môi: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Bệnh Herpes Môi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Bệnh Do Virut Herpes: Chữa Trị Thế Nào?
-
Herpes Môi (mụn Rộp Môi) Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị ...
-
Cách Chữa Mụn Rộp Môi (Herpes Môi) Nhanh Nhất Tại Nhà
-
Nhiễm Virus Herpes Simplex (HSV) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguyên Nhân & Cách điều Trị Bệnh Herpes Mà Bạn Cần Biết
-
Herpes Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Suckhoe123
-
Những điều Cần Lưu ý Về Bệnh Herpes ở Môi
-
Bệnh Herpes Sinh Dục (mụn Rộp Sinh Dục) | BvNTP
-
Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học - Cổng Thông Tin điện Tử ...
-
Bệnh Zona
-
Mụn Rộp Sinh Dục ở Miệng, Môi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Tổng Quan Về Bệnh Herpes Môi (mụn Rộp Môi) - Y Học Cộng đồng