Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Thanh Vũ
Có thể bạn quan tâm
Vặn mình là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, một số trẻ khi vặn mình thường kèm theo giật mình khiến không ít cha mẹ lo lắng. Vậy liệu trẻ sơ sinh vặn mình có đáng lo ngại hay không? Cùng làm rõ vấn đề này qua nội dung bài viết được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ đưới đây nhé.
Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện gồng người, vặn mình, mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút khi thức hoặc khi ngủ ở hầu hết các trẻ sơ sinh từ vài tuần tới 2 tháng và thường kết thúc khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, đây là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trẻ chưa quen với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Chính vì vậy, trẻ thường có những biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.
Biểu hiện hay vặn mình ở sơ sinh được chia thành 2 trường hợp: vặn mình là biểu hiện sinh lý và vặn mình là biểu hiện do bệnh lý. Vì thế, khi trẻ vặn mình, các bậc cha mẹ cần để ý xem hiện tượng vặn mình đó liệu có phải là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của các bệnh lý khác.
Biểu hiện trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý
Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình như:
+ Nơi trẻ ngủ không thoải mái, ngủ trên đệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ không được thoải mái;
+ Phòng ngủ của bé có nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn
+ Trẻ bị nóng quá hoặc lạnh quá.
+ Trẻ đói thường sẽ có biểu hiện đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người...
+ Phản ứng khi rặn tiểu hoặc đại tiện
+ Trẻ bị ướt tã, bỉm do đi tiểu nhiều.
+ Trẻ bị quấn khăn hoặc mặc quần áo quá chật chội: khi trẻ có những vận động tay chân vô thức, nếu bị quấn chặt quá sẽ gây khó chịu và gây ra phản ứng như vặn mình, gồng mình.
Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý
Trong trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo các biểu hiện như ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều thì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Nếu hiện tượng vặn mình ở trẻ kèm theo gồng đỏ mặt, thậm chí giật mình khi ngủ kéo dài, có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, một số bệnh lý khác khiến da của trẻ bị thương tổn như ngứa, nóng rát cũng làm cho trẻ khó ngủ yên giấc hay do côn trùng chui vào tai, gây ra phản ứng vặn mình, gồng mình...
Nên làm gì để trẻ hết vặn mình?
Để làm giảm hoặc chấm dứt tình trạng vặn mình, giật mình của trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách làm sau đây:
+ Thay tã, bỉm khô sạch, êm ái, quần áo rộng cho trẻ
+ Xoa dịu bé, để bé có cảm giác thoải mái và không vặn mình
+ Tắm nắng thường xuyên để hạn chế những bệnh về da gây ngứa, khó chịu
+ Mẹ không nên kiêng quá mức, nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D.
+ Không sử dụng các mẹo để hạn chế vặn mình cho bé
+ Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám nếu thấy hiện tượng vặn mình của trẻ kéo dài.
+ Quan tâm đến cảm xúc của con
+ Kiểm tra nhiệt độ phòng ở của trẻ, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất (không để quá nóng hoặc quá lạnh)
+ Kiểm tra làn da của trẻ để đảm bảo không có gì bất thường
Khi thấy trẻ có một số biểu hiện sau, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị:
+ Trẻ bị hạ canxi máu sẽ có biểu hiện tăng kích thích thần kinh cơ, dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay bị giật mình, gồng mình kèm thêm các biểu hiện như: rụng tóc, nôn mửa, đổ mồ hôi trộm, nấc, quấy khóc, chậm lên cân...
+ Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình lúc tỉnh giấc kèm theo khó thở thì có thể trẻ bị chứng ngưng thở tắc nghẽn mãn tính. Tình trạng này thường xảy ra trong lức trẻ ngủ sâu nhưng cũng có thể diễn ra khi trẻ trong trạng thái buồn ngủ.
Các vấn đề về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương cũng có thể gây ra tình trạng hay vặn mình, giật mình.
Đối với tất cả các bệnh lý của trẻ, các bậc cha mẹ không được tự ý chữa trị cho trẻ dưới bất cứ hình thức nào mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
>>> Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
>>> Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng cách?
Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc thăm khám không còn là trăn trở của các bậc cha mẹ.
Liên hệ ngay hotline 1800.96.96.98 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY
Từ khóa » Hiện Tượng Gồng Mình ở Trẻ Sơ Sinh
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Gồng Mình, Vặn Mình Khi Ngủ | Vinmec
-
Vì Sao Trẻ Hay Lên Gân Gồng Mình? | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình đỏ Mặt - Mẹ Chớ Coi Thường
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình Khi Ngủ - Huggies
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Gồng Mình đỏ Mặt Có Phải Bất Thường? - Fitobimbi
-
Trẻ Vặn Mình Liên Tục Là Biểu Hiện Bình Thường Hay Dấu Hiệu Bệnh Lý?
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Chữa Mẹo Cha Mẹ Nên Biết
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Xử Lý | Cleanipedia
-
Trẻ Sơ Sinh Gồng Cứng Người, Mẹ Phải Làm Sao để Xử Lý? - MarryBaby
-
Trẻ Sơ Sinh Gồng Mình Suốt Ngày đêm - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Gồng Người Và Co Cứng Chân Tay Có Phải Là Biểu ...