Tìm Hiểu Về Hươu Sao Việt Nam - Tamsoa
Có thể bạn quan tâm
Hươu sao Việt Nam là loài động vật quý, trong tự nhiên, hươu sao đang đứng trên nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên hiện nay tại nước ta đã được nuôi bán thuần dưỡng nên vẫn duy trì được quần thể lớn, một số được nuôi với kế hoạch trả về rừng để hươu sống hoang dã.
Hươu sao Việt Nam được thuần dưỡng và nuôi tại nhà bắt đầu từ thế kỷ 18 tại vùng núi Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tuy nhiên tập tính dã sinh của hươu vẫn tồn tại, nếu thả hươu sẽ tự chạy về rừng.
Tham khảo thêm:
- Món quà nhung hươu giúp bổ thận, tráng dương
- Bài thuốc nhung hươu giúp chữa đau đầu chóng mặt
- Nhung hươu có tác dụng gì với bệnh gan nhiễm mỡ?
Các nội dung chính
- 1 Nguồn gốc của hươu sao Việt Nam
- 1.1 Tên khoa học
- 1.2 Nguồn gốc
- 2 Hình dáng, đặc điểm nhận dạng hươu sao Việt Nam
- 3 Hình ảnh hươu sao Việt Nam
- 4 Đặc điểm sinh học, sinh thái
- 4.0.1 Trong tự nhiên
- 4.0.2 Trong điều kiện nuôi dưỡng
- 5 Vùng phân bố hươu sao ở nước ta
- 6 Tập tính của hươu sao
- 7 Giá trị của hươu sao Việt Nam
- 7.1 Giá trị của nhung hươu
- 7.2 Giá trị của gạc hươu
- 7.3 Giá trị của thịt hươu
- 7.4 Giá trị của cao hươu
- 8 Kỹ thuật và môi trường nuôi dưỡng hươu sao tại Việt Nam
- 8.1 Thức ăn nuôi hươu đảm bảo bán hoang dã
- 8.2 Những bệnh mà hươu sao hay mắc phải
- 8.3 Chuồng trại nuôi hươu
- 9 Tình trạng hươu sao Việt Nam hiện nay
Nguồn gốc của hươu sao Việt Nam
Tên khoa học
Hươu sao Việt Nam có danh pháp khoa học là Cervus Nippon Pseudaxis, là một phân loài của loài hươu sao.
Hươu sao Việt Nam còn được gọi là Sika Deer, thuộc lớp có vít (Mammalia), bộ guốc chẵn (Aviiodacivlu), loài nhai lại (Ruminant), họ hươu (Cervidae).
Nguồn gốc
Hươu sao có nguồn gốc từ Đông Nam Á, trước đây phân bố nhiều ở miền Bắc Việt Nam, vùng phía Đông và Đông Nam của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và lên tới vùng Đông Nam, Đông Nam của Liên Xô cũ.
Hiện tại, hươu sao sống hoang dã không còn nhiều, tại tất cả các nước đều có số lượng cá thể rất ít, duy nhất chỉ có Nhật Bản là còn có số lượng lớn.
Tuy nhiên, do sống ở vùng nhiệt đới nên hươu sao Việt Nam (Wikipedia) vẫn có những đặc điểm khác so với hai loại cận nhiệt đới tại Đài Loan và Đông Nam Trung Quốc là Cervus nippon taioLumensis và Cervus nippon kopschi.
Hình dáng, đặc điểm nhận dạng hươu sao Việt Nam
So với các phân loài hươu sao khác thì hươu sao Việt Nam có hình dáng, kích thước nhỏ hơn do điều kiện sống trong vùng địa lý nhiệt đới, nhiều rừng núi ít đồng cỏ.
Hươu sao Việt Nam sống chủ yếu trong rừng thưa, do đó để có thể tránh và dễ thoát khỏi các loại thú ăn thịt, vóc dáng nhỏ bé là điều cần thiết cho hươu dễ di chuyển, lẩn trốn hơn.
Trọng lượng trung bình mỗi cá thể hươu trưởng thành là từ 60-80 kg. Hươu cái nhỏ hơn hươu đực. Chỉ con đực mới có sừng từ 2-4 nhánh, sừng hươu nhỏ hơn sừng nai. Mỗi năm sừng hươu sẽ tự tái sinh, sừng cũ rụng đi để mọc ra sừng mới.
Toàn thân hươu sao phủ lông ngắn, màu vàng hung, mịn và đặc biệt là có 6-8 hàng chấm trắng (gọi là các sao) chạy dọc theo 2 bên thân. Chân, đầu và bụng của hươu không có sao.
Phần bụng hươu có màu nhạt hơn. Từ gáy kéo dài suốt sống lưng là vệt lông màu xám hoặc nâu sẫm.
Bốn chân hươu sao thon nhỏ màu vàng xám, đuôi ngắn, màu trắng viền lông đen gần góc đuôi, phần mút đuôi có túm lông trắng.
Xem thêm: Các loại nhung hươu nổi tiếng nhất
Hình ảnh hươu sao Việt Nam
Những hình ảnh dưới đây của hươu sao sẽ giúp bạn nhận biết dễ dàng hơn.
Cần phân biệt giữa hươu và nai, nai có thân hình lớn hơn, toàn thân có màu xám đen hoặc nâu đen, không có đốm, lông cứng hơn lông hươu. Dưới đây là hình ảnh của con nai.
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Hươu sao thuộc loài nhai lại, dạ dày của hươu được cấu tạo tới 4 túi gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.
Hươu sao Việt Nam rất ưa thích ăn những loại lá cây có nhựa mủ như sung, ngái, mít, xoan… cũng như nhiều loại lá chát, đắng khác (thống kê có tới 75 loại).
Do đều là những thức ăn khó tiêu hóa nên dạ cỏ của hươu sao có dung tích tới 6-10 lít với nhiều dịch men giúp hươu tiêu hóa tới hơn 50% các chất khó tiêu.
Dẫu vậy, trong điều kiện nuôi dưỡng, do nguồn thức ăn và tập tính được nuôi dưỡng mà hươu vẫn thường mắc một số bệnh tiêu hóa.
Ngoài ra, hươu còn có thể mắc bệnh phổi, bệnh ký sinh trùng máu, bệnh virut ở móng.
Hươu sao ăn nhiều hơn vào ban đêm, ban ngày nhai lại, mỗi ngày hươu nhai lại từ 6-8 lần, thời gian nhai lại mỗi ngày trung bình tới 7 giờ.
Hươu đực mọc sừng mới mỗi năm, khi sừng còn non được gọi là nhung hươu (lộc nhung).
Sừng hươu có thể mọc ra và phát triển là dựa vào sự kích thích tố sinh dục đực, nếu loại bỏ tinh hoàn của hươu non rồi triệt sạch gốc thì hươu không thể mọc sừng được nữa.
Trong tự nhiên
hươu sao sống thành từng đàn từ 5-7 con, có đàn nhiều hơn chục con, thường sống trong rừng thưa, đồng cỏ, gần nguồn nước nhưng ưa thích nơi khô ráo.
Khi sống hoang dã, hươu hiền lành, nhút nhát nên cũng rất cảnh giác, khó tiếp cận ở khoảng cách gần.
Trong điều kiện nuôi dưỡng
nếu được làm quen với người từ nhỏ, hươu sẽ bớt nhút nhát hơn.
Thời gian động dục của hươu vào tháng 8,9 và hươu cái sẽ mang thai từ 220 – 225 ngày, đẻ tập trung vào tháng 3, 4, 5.
Mỗi năm hươu cái đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Thời gian nuôi hươu con từ 3-4 tháng.
Phần lớn các con đực cho thu hoạch nhung hươu vào tháng 3-4 dương lịch mỗi năm, và sau đó thưa dần đến tận cuối năm.
Kích thước, trọng lượng của nhung hươu và sừng hươu tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, sức khỏe của hươu đực.
Vùng phân bố hươu sao ở nước ta
Trước đây, hươu sao hoang dã có tại các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Tây, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Tuy nhiên do tình trạng săn bắt hươu trong tự nhiên không kiểm soát nên quần thể hươu sao hoang dã của Việt Nam đang đứng trên nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, nhiều vùng không còn hươu hoang dã mà chỉ tập trung vào đàn hươu được thuần hóa nuôi dưỡng.
Hươu sao được nuôi để lấy nhung là chủ yếu, hiện ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình là 3 tỉnh nuôi hươu sao nhiều nhất cả nước.
Ngoài ra nhiều tỉnh khác cũng tổ chức nuôi hươu lấy nhung nhưng quy mô nhỏ lẻ hơn nhiều. Và hiện nay, Hương Sơn Hà Tĩnh được coi là đất nhung hươu.
Tập tính của hươu sao
Hươu sao hoạt động nhiều vào ban đêm, ban ngày thường tìm nơi trú ẩn để nhai lại. Khi được nuôi dưỡng, hươu sao Việt Nam vẫn còn giữ ít nhiều những tập tính như khi sống trong tự nhiên, do đó khi nuôi hươu, khoảng hơn 50% khẩu phần ăn của hươu sẽ được cho ăn vào buổi tối.
Hươu cũng thích sống trên đồng cỏ gần bìa rừng và sống trong rừng thưa, thích ăn những thức ăn xanh, lá cây chát, đắng. Đặc biệt, bản tính nổi bật của hươu sao là nhút nhát và cảnh giác, chỉ cần thấy có tiếng động hoặc cảm nhận được mối nguy hiểm là hươu sẽ bỏ chạy.
Đối với hươu nuôi ở nhà, tuy rằng được tiếp xúc nhiều với người nuôi nhưng bản tính nhút nhát, cảnh giác này của hươu vẫn giữ phần nào. Với người lạ rất khó tiếp cận với hươu.
Hươu sao cũng thích ở những nơi khô ráo, yên tĩnh. Bởi vậy nuôi hươu cần tránh khu vực có nhiều tiếng ồn.
Giá trị của hươu sao Việt Nam
Giá trị của nhung hươu
Phần quý giá nhất của hươu sao chính là nhung hươu, nó có hoạt tính sinh học cao, là một loại dược liệu quý. Nhung hươu là phần sừng non của con hươu đực, được thu hoạnh hàng năm, nhiều nhất là sau Tết nguyên đán. Đây là lý do tại sao, sau mỗi dịp Tết nguyên đán nhung hươu được coi là món quà tặng rất ý nghĩa về tài lộc và thịnh vượng cho sức khỏe.
Nhung hươu có 2 dạng là nhung hươu tươi và nhung hươu khô. Nhung hươu khô lại có loại thái lát và xay bột.
Nhung hươu sao Việt Nam được đánh giá là có hàm lượng dưỡng chất cao, tốt nhất trong các loại nhung hươu hiện nay. Và chỉ có tại Việt Nam thì mới có nhung hươu tươi cho bạn sử dụng.
Giá trị của gạc hươu
Gạc hươu hay sừng hươu là khi sừng đã hóa xương. Gạc hươu được sử dụng để trang trí trong phòng khách hoặc được sử dụng để nấu ra loại cao ban long bồi bổ cho cơ thể.
Cũng giống như nhung hươu, tác dụng của cao ban long cũng rất tốt cho sức khỏe con người và được nhiều người lựa chọn sử dụng.
>>> Xem thêm: Cao ban long và những tác dụng tuyệt vời của cao ban long
Tuy nhiên ở nước ta, số lượng sừng gạc hươu không có nhiều bởi phần lớn những hộ nuôi hươu đều cắt từ khi sừng còn non để lấy lộc nhung hươu.
Vì thế các loại cao ban long được bán chủ yếu là được nấu từ gạc hươu Siberia.
Giá trị của thịt hươu
Trong Bản thảo cương mục có ghi rõ “Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người”, thịt hươu cũng nằm trong số đó.
Không chỉ được bán để làm thức ăn thông thường, thịt hươu còn được sử dụng để chế biến những món ăn là bài thuốc chữa bệnh.
Giá trị của cao hươu
Cùng với cao ban long, cao hươu được nấu từ xương hươu cũng là một bài thuốc rất hữu ích để giúp tăng cường sức khỏe cho người dùng, đặc biệt người già hoặc có vấn đề xương khớp.
Có lẽ cũng không cần nói chi tiết cao hươu có tác dụng gì trong bài viết này vì rất nhiều thông tin hữu ích về cao hươu đã rất đầy đủ trên website của Tamsoa, các bạn có thể tham khảo thêm.
>>> Tham khảo thêm: Cao hươu trị các vấn đề về xương khớp CỰC KỲ hiệu quả
Ngoài ra thì hươu giống, đuôi hươu, pín hươu, sữa hươu cũng như các sản phẩm chế biến khác từ hươu sao Việt Nam như lộc giác giao, cao nhung hươu, lộc giác sương cũng rất có giá trị về sức khỏe và kinh tế.
Kỹ thuật và môi trường nuôi dưỡng hươu sao tại Việt Nam
Thức ăn nuôi hươu đảm bảo bán hoang dã
Trong những kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung thì nguồn thức ăn cho hươu ăn là rất quan trọng. Thức ăn nuôi hươu sao có 2 loại thức ăn xanh và thức ăn tinh.
Thức ăn xanh bao gồm các loại cỏ, lá, củ và nên cho hươu ăn nhiều các loại lá cây có mủ, lá chát, đắng vì đây là sở thích của hươu.
Tại nước ta, có thể cho hươu ăn những thức ăn dễ kiếm như lá ổi, lá mít, lá xoan, các loại khoai, chuối, cà rốt… bèo, lá lạc…Thức ăn tinh gồm bột ngô, bột sắn, cám gạo.
Cần thay đổi, đa dạng các loại thức ăn cho hươu để tránh hươu bị chán cũng như đảm bảo đủ dinh dưỡng cho hươu.
Những bệnh mà hươu sao hay mắc phải
Hươu sao Việt Nam có sức đề kháng khá tốt, thường ít bị bệnh.
Những bệnh mà hươu sao có thể gặp phải là các bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, bệnh phổi, bệnh hà móng, sưng chân hoặc bị ký sinh trùng máu.
Chuồng trại nuôi hươu
Có hai hình thức nuôi hươu sao được áp dụng tại nước ta là nuôi quy mô trang trại bán tự nhiên và nuôi nhốt trong chuồng.
Với quy mô bán tự nhiên, cần chọn vùng đồng cỏ rộng, tốt nhất nên gần bìa rừng, vây rào sắt hoặc rào gỗ xung quanh tránh hươu đi mất.
Chuồng nuôi hươu cần thoáng mát, khô ráo, nên chia thành nhiều ô nhỏ để dễ quản lý và chăm sóc hươu theo từng giai đoạn, độ tuổi.
Hươu sợ tiếng động nên chuồng trại nuôi hươu cần phải cách xa khu dân cư, đường cái, những nơi có nhiều tiếng ồn.
Tình trạng hươu sao Việt Nam hiện nay
Hươu sao Việt Nam trong tự nhiên hầu như không còn đáng kể và đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (2000).
Tuy nhiên hươu sao hiện đã được thuần dưỡng phục hồi số lượng, hươu sao được nuôi nhiều nhất tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Thống kê khoảng giữa năm 2018, tại Hương Sơn có khoảng hơn 30.000 con hươu sao.
Hiện nhà nước cũng luôn khuyến khích nghề nuôi hươu sao trong nhân dân, kết hợp gây thả lại trong các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm gây dựng lại số lượng hươu sao Việt Nam trong tự nhiên.
Tại Hương Sơn, Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần thương mại Tamsoa có trang trại nuôi hươu sao bán hoang dã với quy mô hơn 1000 con. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu nào về nhung hươu, cao hươu, cao ban long…tươi, khô đảm bảo chính hãng, chất lượng nhất liên hệ ngay với công ty Tamsoa qua hotline: 0933.583.666 để được tư vấn miễn phí, nhận sản phẩm nhung hươu chất lượng.
>>> Xem thêm: Những tác dụng của nhung hươu đối với sức khỏe, bạn nhất định phải biết
Từ khóa » Chiều Cao Hươu Sao
-
Hươu Sao – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hươu Cao Cổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mối Liên Hệ Giữa Nhung Hươu Và Chiều Cao Cơ Thể - NuBest Tall
-
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Hươu Sao (trọn Bộ)
-
Kỹ Thuật Nuôi Hươu Sao
-
Cao Hươu Hương Sơn Hà Tĩnh - Thế Giới Rượu Ngâm
-
Loài động Vật Cao Nhất Thế Giới Và Những Sự Thật Thú Vị - Tiền Phong
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Chuồng Trại Nuôi Hươu Sao
-
Cao Hươu Hương Sơn Có Tác Dụng Gì. Hướng Dẫn Sử Dụng Cao Hươu
-
Cao Hươu Sao Hương Sơn
-
Hươu Cao Cổ Cao Nhất Thế Giới - Báo Hà Tĩnh
-
Đàn Hươu Hương Sơn “không Sợ Rét” - Báo Hà Tĩnh
-
Vị Thuốc Từ Hươu Nai | BvNTP