TÌM HIỂU VỀ INOX - THÉP KHÔNG GỈ
Có thể bạn quan tâm
Phân biệt Thép không gỉ, Inox 304 với các loại Inox thường:
Thép không gỉ còn có một tên gọi khác là inox. Đây là một loại hợp kim của sắt và trong thành phần hóa học của thép không gỉ phải chứa it nhất 10,5% Crom chính vì điều này đã tạo cho thép không gỉ một lớp màng tự bảo vệ chống lại sự ăn mòn. Còn Niken được biết đến như là yếu tố chính mang lại sự ổn định cho pha Austenitic và khả năng gia công tuyệt vời cho Inox. Các cách và phân biệt thép không gỉ, Inox 304 với các loại Inox thường. SUS 201 là một lựa chọn phù hợp, mác Inox ngày càng được dần chiếm được nhiều thị trường, những nơi mà SUS 304 và SUS 201 là lựa chọn chủ yếu. Inox 201 có giá cả thấp và ổn định là do dùng Magan để thay thế cho Niken
Giá cả thép không gỉ
Trong tình hình giá của Niken tăng liên tục thì những dòng thép không gỉ – Inox chứa hàm lượng Niken thấp, giá cả thấp và ổn định mang lại sự hấp dẫn thực sự. Và Inox 201 là một lựa chọn phù hợp, mác Inox ngày càng được dần chiếm được nhiều thị trường, những nơi mà Inox SUS304 và SUS201 là lựa chọn chủ yếu. Inox 201 có giá cả thấp và ổn định là do dùng Magan để thay thế cho Niken.
Inox 304 là gì ?
Inox 304 là loại thép không gỉ có hàm lượng Niken tối thiểu là 8%, SUS304 là chất liệu Inox được sử dụng và tiêu thụ phổ biến lớn nhất hiện nay trên toàn thế giới. Trong các nguyên tố tạo thành Austenitc, thì có nhiều nguyên tố có thể thay thế được Niken để tạo ra khả năng chống ăn mòn. Ví dụ: Chrom (đây là nguyên tố chính tạo nên khả năng chống ăn mòn cho Inox), Mangan (cũng góp phần làm ổn định pha Austenitic), Nitơ cũng góp phần làm tăng độ cứng, Đồng (Cu) cũng góp phần làm ổn định pha Austenitic.
Bảng so sánh SUS304 với SUS201 / 430
INOX SUS 304 | INOX SUS 201 | INOX SUS 430 |
Inox 304 có khả năng chống ăn mòn rất tốt ở môi trường khắc nghiệt hơn, thậm chí trong môi trường có hóa chất. | Inox 201 có khả năng chống ăn mòn trong môi trường ăn mòn vừa và nhẹ. | Inox 430 có khả năng chống ăn mòn trong axit hữu cơ và axit nitric. Ngoài ra, inox 430 chỉ phát huy đặc tính chống ăn mòn trong môi trường ăn mòn tỉ lệ rất nhẹ, kèm theo kiểm soát các tác động môi trường vào inox 430 một cách chặt chẽ. |
Inox SUS304 có khả năng chịu nhiệt lên đến 925oC | Inox SUS201 có khả năng chịu nhiệt từ 1149°C đến 1232 °C | Inox SUS430 có khả năng chịu nhiệt từ 815oC đến 870oC |
Inox 304 có khả năng làm việc tốt với tất cả các phương pháp hàn. | Inox 201 có thể gia công bằng phương pháp hàn với kĩ thuật hàn cơ bản, thông thường mà không gặp khó khăn. | Đối với gia công hàn, trong khi inox 430 cần được làm nóng lên nhiệt độ thích hợp mới gia công hàn được. Nhiệt độ phù hợp từ 150oC đến 200oC |
SUS 304 không nhiễm từ hoặc nhiễm từ với tỉ lệ rất ít | SUS 201 nhiễm từ nhẹ | SUS 430 đặc trưng với khả năng nhiễm từ cao |
So sánh nhanh inox 304 và inox 201
Nhờ vào thành phần tương tự nên inox 201 có bề ngoài và nhiều tính chất tương tự inox 304. Trong inox 201 thì người ta sử dụng Mangan như là nguyên tố chính để thay thế Niken theo tỉ lệ 2:1. Chúng ta có thể thấy theo thành phần hóa học như sau:
- Inox 201: 4.5% Niken và 7.1% Mangan
- Inox 304: 8.1% Niken và 1% Mangan
Với thành phần như thế này đã góp phần làm cho chi phí nguyên liệu thô của inox 201 xuống rất thấp. Đây là một lợi thế của inox 201.
So sánh độ bền và khả năng gia công
Khối lượng riêng của inox 201 thấp hơn nhưng độ bền cao hơn 10% so với inox 304
Do cùng khả năng dãn dài so với inox 304, nên inox thể hiện được tính chất tương tự như 304 trong quá trình uốn, tạo hình và dát mỏng. Nhưng trong chừng mực nào đó thì inox 304 vẫn dễ dát mỏng hơn và khi dát mỏng thì tiết kiệm năng lượng hơn inox 201 (điều này là do sự ảnh hưởng của nguyên tố Mangan lên inox 201, làm inox 201 cứng hơn so với inox 304)
Khả năng chống ăn mòn inox 304 và inox 201
Khi so sánh thành phần hóa học (TPHH) của inox 201 và inox 304 thì ta thấy hàm lượng của inox 201 thấp hơn inox 304 khoảng 2%. Chính vì điều này mà inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn inox 304.
Khả năng chống rỗ bề mặt được quyết định chủ yếu bởi hai nguyên tố Chrome và Lưu Huỳnh (S). Chrome giúp làm tăng khả năng chống ăn mòn, trong khi đó thì Lưu Huỳnh lại làm giảm khả năng chống ăn mòn. Trong TPHH thì 2 inox này có cùng thành phần Lưu Huỳnh. Vì vậy khả năng chống rỗ bề mặt của inox 201 là thấp hơn so với inox 304.
- 304: inox 304
- 4Ni: inox 201 (inox 201 chỉ chứa khoảng 4% Niken)
Kết quả như hình trên sau khi người ta thí nghiệm phun nước muối trong 575 giờ. Chính vì điều này mà ta thấy là inox 201 không phù hợp với ngành hàng hải.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Inox 304
-
Inox 304 Và 201 Là Gì? Cách Phân Biệt Inox 304 Và Inox 201 Hiệu ...
-
Inox 304 Là Gì? Thành Phần & 4 Cách Kiểm Tra Nhanh
-
INOX 304 LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT INOX 304 VỚI CÁC LOẠI INOX ...
-
Inox 304 Là Gì? Phân Biệt Thép Không Gỉ, Inox 304 Với Các Loại Inox ...
-
Inox 304 Là Gì? Đặc điểm, ứng Dụng Và Cách Phân Biệt | DBK Việt Nam
-
Inox 304 Là Gì?- Kiến Thức Cơ Bản Về Thép Không Gỉ 304
-
Giới Thiệu Về Inox 304
-
Inox 304 Là Gì? Thép Không Gỉ Này Có Những ưu điểm Nào?
-
Inox 304 Là Gì? Tìm Hiểu Mọi Thông Tin Về Inox 304 - SGE Việt Nam
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Về Inox 304 - Thép Nam Hà
-
Khái Quát Về Inox (Thép Không Gỉ)
-
Tìm Hiểu Về Thành Phần Và Giá Inox 304 Là Gì ? ứng Dụng Các Lĩnh Vực
-
Tìm Hiểu Về Thép Không Gỉ Là Gì? Inox 304 Là Gì?
-
Tìm Hiểu Thêm Về Inox 304 - Titan Inox | 0909 246 316