Tìm Hiểu Về IRR Trong đầu Tư Chứng Khoán - PineTree Securities
Có thể bạn quan tâm
Chỉ số IRR là gì?
IRR hay Internal Rate of Return là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. IRR được sử dụng trong phân tích tài chính để ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Nói cách khác, IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng tiền chiết khấu.
Ví dụ: một khoản đầu tư có thể được cho là có chỉ số IRR 10%. Điều này cho thấy rằng một khoản đầu tư sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận hàng năm 10% trong suốt vòng đời của nó.
IRR được tính toán bằng cách loại trừ các yếu tố bên ngoài như lạm phát và chi phí vốn. IRR cũng được coi là tỷ lệ lãi suất mà công ty phải đạt được để hòa vốn khi đầu tư vào vốn mới.
Trong tài chính, IRR nhà đầu tư nhận diện được khả năng sinh lời của một dự án, một khoản đầu tư.
Công thức tính IRR
Công thức tính IRR có liên quan mật thiết tới NPV. NPV là cụm từ viết tắt của Net Present Value là giá trị hiện tại thuần. NPV được sinh ra để lập số vốn và kế hoạch đầu tư chi tiết trong tương lai để tránh rủi ro cũng như tìm kiếm con đường cho lợi nhuận cao nhất.
IRR chính là một giá trị chiết khấu khiến cho NPV cũng như mọi dòng tiền đều đặn khác của dự án đầu tư trở về con số 0. Nói cách IRR là giá trị của phương trình NPV = 0. Vì vậy, cách IRR được tính theo cách sau:
Trong đó:
- Co: là đại diện cho tổng chi phí đầu tư ban đầu của năm t = 0
- Ct: biểu thị dòng tiền thuần tính tại thời điểm t
- IRR: tỷ lệ hoàn vốn trong nội bộ tại thời điểm cần tính
- t: thời gian triển khai dự án
- NPV: giá trị hiện tại của dòng tiền dự án
Ý nghĩa của IRR
- IRR có giá trị cao chứng tỏ tỷ lệ hoàn vốn cao, nghĩa là khả năng thực thi của dự án tốt, dự án có tiềm năng, đáng để đầu tư.
- Nếu IRR lớn hơn giá trị chiết khấu của dự án chứng tỏ dự án có tiềm năng. Ngược lại nếu giá trị này thấp, chúng biểu thị khả năng thu hồi vốn, sinh lời của dự án kém, không nên đầu tư.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số IRR
Ưu điểm
- IRR rất khá dễ tính toán do độc lập với vốn.
- Thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá do IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án đầu tư theo giá trị %.
Nhược điểm
- IRR phù hợp để dùng trong đánh giá dự án lớn, với các dự án nhỏ thông số quá thấp khiến cho kết quả IRR được tính ra không khả thi, thuyết phục. Vì thế nhiều nhà đầu tư có thể bỏ qua những cơ hội đầu tư vào những dự án nhỏ nhưng tiềm năng tốt.
- IRR dễ bị tác động bởi chỉ số thời gian nên nhiều khi dự án ngắn hạn có giá trị IRR lớn khiến các nhà đầu tư bị hiểu lầm rằng dự án này có tính khả thi tốt. Nhà đầu tư cần lưu ý không phải lúc nào giá trị chỉ số IRR cao là tốt, hãy xem xét những biến số liên quan như thời gian, chỉ số dòng tiền.
- Trong nhiều trường hợp IRR không thực sự hiệu quả bằng NPV vì thế hãy sử dụng phương án tính IRR khi thực hiện đánh giá dự án có các điều kiện như: có cùng thời gian thực hiện, tỷ lệ chiết khấu và dòng tiền tương lai tương đồng
Khác nhau giữa IRR và NPV
Xét ở một khía cạnh nào đó, trong cùng một điều kiện kết quả NPV và IRR đều phản ánh mức độ khả thi của dự án. Điểm khác nhau giữa 2 chỉ số này là thông qua NPV nhà đầu tư sẽ biết được tính khả thi về mặt tài chính(dòng tiền) còn IRR phản ánh tính khả thi về mặt hồi vốn.
IRR không phù hợp với những dự án quá dài, quá ngắn hoặc với những dự án có dòng tiền bất ổn, tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương bởi IRR bị phụ thuộc vào biến số thời gian. Khi đó NPV được xem là phương pháp thay thế để phục vụ việc đánh giá tính khả thi của dự án.
Trong thực tế, chỉ số IRR phổ biến hơn NPV bởi giá trị của chúng trực quan, hiển thị dưới dạng phần trăm, dễ nhận biết, phân tích.
IRR là một tỷ số hữu ích nhưng đôi khi cũng phản ánh thực trạng không đúng về dự án trong một số trường hợp. Vì thế trong một số trường hợp khi đánh giá dự án nhà đầu tư nên sử dụng NPV để có được cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả của dự án.
Nguồn: Tổng hợp
Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Từ khóa » Npv Và Irr Của Dự án
-
Các Chỉ Số Phân Tích Tài Chính IRR, NPV Và ý Nghĩa Trong Việc đánh ...
-
Làm Việc Với Dòng Tiền Mặt: Tính NPV Và IRR Trong Excel
-
Đánh Giá Tính Khả Thi Của Dự Án: NPV Vs IRR
-
Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính, Ý Nghĩa Và Mối Quan Hệ Với NPV
-
Đánh Giá độ Khả Thi Của Dự án Bằng NPV Và IRR | VACPA Forum
-
Sự Khác Biệt Giữa NPV Và IRR
-
Quyết định đầu Tư Dựa Vào Hiện Giá Thuần NPV Và Tỷ Suất Sinh Lợi ...
-
Chỉ Số NPV Và IRR Mâu Thuẫn Nhau? Chỉ Số Nào Tốt Hơn?
-
Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính IRR (Internal Rate Of Return), ý ...
-
IRR Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa IRR Và NPV - Tino Group
-
IRR Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa NPV Và IRR - Crypto Việt
-
NPV Vs IRR - Tui Học Tài Chính
-
Npv & Các Tiêu Chuẩn đầu Tư
-
Nhận định Mức độ Hiệu Quả Khi đánh Giá Dự án: NPV Và IRR