Tìm Hiểu Về Khả Năng Tự Phát điện Của Một Số Loài Cá điện!

Rate this post

Có thể chúng ta luôn cho rằng để phát ra điện chắc hẳn sẽ phải dùng đến nhiên liệu, động cơ, máy móc,… Nhưng chúng ta không biết rằng có những động vật dưới đại dương từ khi sinh ra đã có một dòng điện được sinh ra dòng điện trong cơ thể của chúng. Đó là những loài cá điện, vũ khí săn mồi đáng sợ của nó là cơ quan phát điện của cá. 

Các loài cá điện dưới đại dương

Các loài cá điện dưới đại dương

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • Một số loài cá điện lưới đại dương
    • Cá chình điện
    • Cá chuối điện
    • Cá mũi voi

Một số loài cá điện lưới đại dương

Cá chình điện

Cá chình điện hay còn gọi là lươn điện, Là một giống cá Knife ở sống ở vùng amazon. Có hình thái và cách bơi của loài lươn. Cá chình điện có ba cặp cơ quan bụng tạo ra điện: cơ quan chính, cơ quan của Hunter và cơ quan của Sach. Các cơ quan này chiếm bốn phần năm cơ thể của nó và là cơ quan cung cấp điện cho cá chình điện bởi 2 cơ quan phát điện là: điện áp thấp và điện áp cao. 

Cá chình điện

Cá chình điện

Theo các nhà nghiên cứu loài cá này có thể phát ra dòng điện sinh học nó tìm thấy con mồi, não sẽ gửi tín hiệu qua hệ thần kinh đến các tế bào điện, nó có thể định vị được con mồi qua tiếng vang như của dơi và cá heo. Bằng cách gây ra sự khác biệt đột ngột về điện thế, nó tạo ra dòng điện theo cách tương tự như pin, trong đó các tấm xếp chồng lên nhau tạo ra sự khác biệt điện thế. Cá chình điện cũng có khả năng điều khiển hệ thần và cơ bắp của nạn nhân thông qua các xung điện của con mồi, chúng có thể ngăn con mồi trốn thoát hoặc buộc nó di chuyển để chúng có thể xác định vị trí của nó.

Cà chình điện sử dụng điện theo nhiều cách. Điện áp thấp được sử dụng để cảm nhận môi trường xung quanh. Điện áp cao được sử dụng để phát hiện con mồi và, riêng rẽ, làm choáng chúng. Nó cảm nhận được sự chuyển động của con mồi. Một chuỗi các xung điện áp cao với tốc độ lên tới 400 mỗi giây dòng điện với hiệu điện thế lên tới 650 V được phóng ra có thể ít tác động đến chính loài cá này hơn so với con mồi. Tổng mỗi lần phóng điện ra của loài cá này có thể đạt đến mức bằng một chiếc máy phát điện dân dụng 2Kw gây tê liệt cho con mồi.

Cấu tạo cá chình điện

Cấu tạo cá chình

Cá chình điện là duy nhất có thể tạo ra điện có khả năng gây chết người cho phép chúng làm choáng con mồi. Điện áp lớn hơn đã được báo cáo, nhưng đầu ra điển hình là đủ để làm choáng hoặc ngăn chặn hầu như bất kỳ động vật. Chúng có thể thay đổi cường độ phóng điện, sử dụng phóng điện thấp hơn để săn mồi và cường độ cao hơn để làm choáng con mồi hoặc tự vệ. 

Cá chuối điện

Cá đuối điện (tên khoa học Torpedo torpedo) là một loài xương sụn, được tìm thấy ở vùng biển Địa Trung Hải và phía đông Đại Tây Dương từ Vịnh Biscay tới Angola. Là loài cá được biết đến với khả năng tự phát điện sinh học khi tấn công và tự vệ. Loài cá này thông thường có thể tạo nên một cú sốc điện có hiệu điện thế có thể từ 10 – 220 volt phụ thuộc vào kích cỡ của cá. Nhưng cơ thể cá hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi dòng điện, dường như khi phát ra dòng điện cơ thể của nó đã được hoàn toàn cách điện. Dòng điện của loài cá này đã được một thầy thuốc La Mã là Scribonius Largus ghi nhận có tác dụng chữa bệnh đau nhức đầu và gout trong cuốn sách của ông mang tựa Compositiones Medicae vào năm 46.

Cá đuối điện

Cá đuối điện

Trong đại dương cá đuối điện được chia thành 4 loại: Cá đuối điện mũi hếch, cá đuối điện chấm trắng, cá đuối điện chấm đen.

Không hẳn dòng điện sinh học của loài cá này được sử dụng để đi săn con mồi, một số chuyên gia nhận ra rằng ngay cả khi được cho rất nhiều cơ hội, những con cá đuối này không bao giờ sử dụng cơ quan điện của chúng để làm con mồi choáng váng chỉ khi bị đe dọa cá đuối điện mới phóng ra dòng điện làm choáng đối tượng. Loài cá này cũng có thể sử dụng độ nhạy về điện để phát hiện tìm bạn tình và giao tiếp với nhau.

Cá mũi voi

Mormyridae là một họ cá nước ngọt có nguồn gốc Châu Phi trong bộ Osteoglossiformes. Nó là họ lớn nhất trong bộ với khoàng 200 loài. Các thành viên trong họ này rất phổ biến trong bể cá. Những con cá này cũng được biết đến vì có kích thước bộ não lớn so với kích thước của nó, nhanh nhạy và trí thông minh cao bất thường (một đặc điểm giống như các loài cá heo). Và cũng là loài cá hết sức đáng yêu, tại sao lại vậy? bởi khi “chán”, chúng chơi với các đồ vật như đá, bong bóng không khí hoặc các ống được đặt trong bể. Cũng giống như ta đã thường thấy bởi những chú cá heo.

Cá mũi voi có khả năng phát ra điện

Cá mũi voi có khả năng phát ra điện

Do thị lực kém, cá mũi voi phải tìm kiếm thức ăn và điều hướng di chuyển môi trường xung quanh bằng cách tạo ra một điện trường qua đuôi mà cơ thể chúng vẫn không hề bị ảnh hưởng của dòng điện này. Sau đó, nhờ có dòng điện cá mũi voi sẽ cảm nhận mọi sự thay đổi xung quanh với chiếc cằm thon dài giống như vòi của con voi. Cơ quan này nhạy cảm đến nỗi cá mũi voi có thể biết được sự khác biệt giữa những con rệp sống và chết được chôn sâu 2cm dưới đáy biển. Chúng cũng có thể sử dụng cằm để xác định khoảng cách, thân thể, hình dạng và kích thước của con mồi. 

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhưng loài cá điện và cách thức phát ra điện từ chúng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Máy phát nhập khẩu Bình Minh. Chúc bạn đọc có một ngày tốt lành!

>>> Tham khảo thêm:

  • Sử dụng vật liệu phế thải để chế tạo máy phát điện năng lượng gió!
  • Tìm hiểu nguyên lí làm viêc của Tubin để tạo ra điện từ gió

Từ khóa » Cá Chình điện Phóng điện