Tìm Hiểu Về Khu Vực Cầu Tàu Và Trang Thiết Bị Xếp Dỡ Tại Cảng Tân Vũ

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tìm hiểu về khu vực cầu tàu và trang thiết bị xếp dỡ tại cảng tân vũ
  • docx
  • 27 trang
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS BÀI TẬP LỚN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ KHU VỰC CẦU TÀU VÀ TRANG THIẾT BỊ XẾP DỠ TẠI CẢNG TÂN VŨ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS Dương Văn Bạo SINH VIÊN : Đinh Thị Thúy Phương LỚP : LQC54-ĐH2 MÃ SINH VIÊN : 52632 Hải Phòng, năm 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG TÂN VŨ.....................2 1.1 Tên giao dịch.......................................................................................................2 1.2 Cơ sở vật chất......................................................................................................3 1.3. Thông tin Ban lãnh đạo.....................................................................................3 1.4 Thông tin liên hệ..................................................................................................4 CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ XẾP DỠ TRÊN CẦU TÀU TÂN CẢNG ĐÌNH VŨ. .7 2.1 Khu vực cầu tàu Tân cảng Đình Vũ....................................................................7 2.2.Thiết bị xếp dỡ trên cầu tàu.................................................................................9 2.2.1 Cẩu giàn (Container gantry crane)..................................................................9 2.2.2 Cẩu chân đế (multi-function crane)...............................................................12 2.2.3 Cần trục bánh lốp (hoặc bánh xích)...............................................................14 2.3. Hướng phát triển bền vững cảng Tân Vũ.........................................................16 2.4 Kết luận.............................................................................................................17 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHI NÂNG CAO HIỆU QUẢ XẾP DỠ TẠI CẢNG TÂN VŨ.................................................................................19 KẾT LUẬN..............................................................................................26 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm trở lại đây, khi Việt Nam tích cực vươn mình tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu, nền kinh tế đặc biệt là ngành logistics có thêm cơ hội ngày một phát triển, kéo theo đó yêu cầu về những dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải càng cao hơn và cần thiết hơn. Phát huy thế mạnh của một cảng lớn trong khu vực và giữ vững vai trò đầu tàu trong hệ thống Cảng biển Việt Nam, những năm qua, Cảng Hải Phòng đã tập trung cao cho đầu tư phát triển Bến container Tân Cảng tại khu vực Đình Vũ trở thành cảng container lớn nhất, hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam.Với phương châm hiện đại hoá và mở rộng cảng tiến ra phía biển. Đề tài “Tìm hiểu về khu vực cầu tàu và trang thiết bị xếp dỡ tại cảng Tân Vũ” phân tích quy trình giao nhận hàng hóa tại cảng, sản lượng hàng hóa thực hiện tại cảng. Bài phân tích gồm 3 phần chính: Chương 1: Giới thiệu khái quát về cảng Tân Vũ Chương 2: Khu vực cầu tàu và các thiết bị xếp dỡ Chương 3:Những giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả xếp dỡ ở cảng Tân Vũ Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn bản báo cáo còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài tập lớn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG TÂN VŨ 1.1 Tên giao dịch CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG – CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ - Địa chỉ: Phường Đông hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam - Điện thoại / Fax: +84.31.3262608/ +84.31.3262604 3 1.2 Cơ sở vật chất 1.3. Thông tin Ban lãnh đạo 4 Họ và tên Chức vụ Nguyễn Tường Anh Giám đốc Ngô Trung Hiếu Phó Giám đốc Nguyễn Bách Khoa Phó Giám đốc Nguyễn Đình Thắng Phó Giám đốc Điện thoại / Email liên hệ Điện thoại: 031.3262608 Email:[email protected] Điện thoại: 031.3262606 Email: [email protected] Điện thoại: 031.3262601 Email: [email protected] Điện thoại: 031.3262959 Email: [email protected] 1.4 Thông tin liên hệ Đơn vị Điện thoại / Fax / Email liên hệ Ban Kinh doanh tiếp thị Tổ Cước - Ban Kinh doanh tiếp thị Ban Điều hành sản xuất Đội Giao nhận Điện thoại / Fax: 031.3629055 / 031.3262604 Email: [email protected] Điện thoại: 031.3262604 Email: [email protected] Điện thoại / Fax: 031.3614462 / 031.3614359 Email: [email protected] Điện thoại: 0313.614358 Email: [email protected] Vào những ngày tháng 5 lịch sử với nhiều sự kiện trọng đại của thành phố Hải Phòng và cả nước, Cảng Hải Phòng hoàn thành dự án xây dựng Tân Cảng Hải Phòng tại Đình Vũ. Đây là cảng biển với hệ thống cầu cảng lớn, độ sâu luồng cảng theo tiêu chuẩn, được trang bị những thiết bị hiện đại, có khả năng xếp dỡ 15 triệu tấn hàng hóa thông qua/năm. 5 Dự án Tân Cảng Hải Phòng tại Đình Vũ (Tân Cảng Đình Vũ) được đầu tư bằng nội lực của Cảng Hải Phòng, có quy mô 7 cầu tàu với tổng chiều dài 1.405m, giúp tàu 2 vạn tấn đầy tải dễ dàng ra vào làm hàng. Khi thực hiện dự án này, Cảng Hải Phòng được giao sử dụng quỹ đất rộng 55 ha tại khu vực bán đảo Đình Vũ để xây dựng phát triển cảng, nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua khu vực Hải Phòng cũng như toàn miền Bắc. Phát huy thế mạnh của một cảng lớn trong khu vực và giữ vững vai trò đầu tàu trong hệ thống Cảng biển Việt Nam, những năm qua, Cảng Hải Phòng đã tập trung cao cho đầu tư phát triển Bến container Tân Cảng tại khu vực Đình Vũ trở thành cảng container lớn nhất, hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam. Với phương châm hiện đại hoá và mở rộng cảng tiến ra phía biển. Đây là cảng biển đầu tiên tại Hải Phòng có đủ điều kiện kỹ thuật cho phép tầu có trọng tải 2 vạn tấn ra vào làm 6 hàng, phù hợp với Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc định hướng đến năm 2020. Triển khai từ năm 2005 với tổng diện tích 55 ha, Bến container Tân Cảng có mức đầu tư gần 3.500 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện quy hoạch chung, Lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng đã điều chỉnh, bổ sung năng lực phù hợp với yêu cầu khai thác hàng container, đáp ứng được tốc độ tăng trưởng hàng hóa và đạt hiệu quả cao so với các mặt hàng ngoài container. Đây cũng là cơ sở để triển khai thiết kế các công trình, hạng mục công trình tiếp theo. Hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, Bến container Tân Cảng tại Đình Vũ sẽ có một hệ thống cây xanh bao quanh Cảng, xen kẽ giữa các bãi và phía trên các công trình ngầm trong khu vực dải hành lang kỹ thuật. Một số công trình thể thao, giải trí được đầu tư phục vụ cán bộ công nhân viên tập luyện ngoài giờ sản xuất. Với hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tiên tiến hiện đại, Bến container Tân Cảng - Cảng Hải Phòng tại Đình Vũ không chỉ là cảng container tiêu chuẩn quốc tế mà còn hướng tới mục tiêu “Cảng biển xanh” trong một tương lai gần. CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ XẾP DỠ TRÊN CẦU TÀU TÂN CẢNG ĐÌNH VŨ 2.1 Khu vực cầu tàu Tân cảng Đình Vũ 7 Bến container Tân Cảng có 5 cầu tàu với tổng chiều dài 980,6m, tất cả cầu tàu đang được sử dụng để khai thác hàng container, có kết cấu đảm bảo cho tàu 20.000 tấn đầy tải và 40.000 tấn giảm tải neo cập. Riêng cầu tàu số 7 sẽ được sử dụng khai thác hàng tổng hợp. Bảng 2.1 Khu vực cầu tàu cảng Tân Vũ Khu vực Cảng Tân Vũ Cầu Từ mét Đến mét Độ dài Độ sâu 1 2 3 4 5 .0 196.25 392.5 588.75 785 196.25 392.5 588.75 785 980.6 196.25 196.25 196.25 196.25 195.6 -9.4 -9.4 -9.4 -9.4 -9.4 Trọng tải (DWT) 55.000 55.000 55.000 55.000 55.000 Sáng 15-5, Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng đã đưa vào khai thác cầu tàu số 7 cảng Đình Vũ, chính thức hoàn thành các cầu tàu của dự án Tân cảng Hải Phòng tại Đình Vũ đúng vào dịp kỷ niệm 122 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là cảng biển đầu tiên tại TP Hải Phòng có đủ điều kiện kỹ thuật cho phép tàu 20 nghìn tấn ra vào làm hàng và là khu cảng container tiêu chuẩn quốc tế hiện đại, lớn nhất phía bắc nước ta. Dự án Tân cảng Hải Phòng tại Đình Vũ được đầu tư bằng nội lực của Cảng Hải Phòng, gồm 7 bến với tổng chiều dài 1.405m cầu tàu, bảo đảm cho tàu 20 nghìn tấn ra vào làm hàng và có thể đạt công suất xếp dỡ 15 triệu tấn hàng hoá/năm. Dự án chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1 xây dựng bến số 1 và 2 được khởi công xây dựng từ năm 2003 và hoàn thành vào năm 2007. Sản lượng hàng hoá thông qua các bến này là 4,3 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2 xây dựng các bến số 3, 4, 5 và 6 có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2006 đến 2011. Sản lượng hàng hóa thông qua các bến này đạt 8,5 triệu tấn/năm. 8 Giai đoạn 3 là bến số 7 với chiều dài 195,6m và các công trình hạ tầng kỹ thật đồng bộ trên diện tích 7,5ha bãi chứa hàng, tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng. Công trình được hoàn thành sau một năm thi công. Với việc đưa toàn bộ bẩy cầu tàu vào khai thác tại Tân cảng Đình Vũ đã góp phần nâng cao năng lực xếp dỡ, giải phóng tàu của Cảng Hải Phòng lên 18 triệu tấn trong năm 2012 và đạt 22,5 triệu tấn trong năm 2015, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và giải tỏa ách tắc giao thông khu vực nội đô, đáp ứng được sự tăng trưởng hàng hóa thông qua khu vực Hải Phòng. Hệ thống Tân cảng Đình Vũ là sự nối dài vươn ra biển của hệ thống Cảng Hải Phòng, là tiền đề để phát triển Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, khẳng định chủ trương đúng đắn trong đầu tư phát triển cảng biển, phù hợp với quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía bắc định hướng tới năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện, Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn chỉnh bãi chứa hàng, các công trình phụ trợ, các phương tiện xếp dỡ tuyến tiền phương, hậu phương; nạo vét luồng tàu đạt độ sâu -7m. 2.1.Thiết bị xếp dỡ trên cầu tàu Hiện nay, Bến container Tân Cảng có trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhất khu vực bán đảo Đình Vũ - Hải Phòng gồm: Cần trục giàn và cần trục chân đế tuyến tiền phương sức nâng đến 40 tấn. Cần trục bánh lốp tuyến hậu phương. Xe nâng hàng sức nâng đến 45 tấn và nhiều phương tiện vận tải container. 2.1.1 Cẩu giàn (Container gantry crane) Là loại cẩu lớn đặt tại cầu tàu, thường được lắp đặt tại các cảng container chuyên dụng để xếp dỡ container lên xuống tàu theo phương thức nâng qua lan can tàu: Lift-on/Lift-off (Lo/Lo). Cẩu này có kết cấu khung chắc chắn, đặt vuông góc với cầu tàu, vươn qua chiều ngang thân tàu trong quá trình làm hàng. 9 Cẩu giàn gắn giá làm hàng tự động gọi là “spreader”, giá này di chuyển lên xuống và chụp vào bốn góc trên của container qua một cơ cấu gọi là “twistlock”.      Ưu điểm: Năng suất xếp dỡ cao Làm hàng an toàn Không ảnh hưởng đến khu vực xếp dỡ lân cận Nhược điẻm: Cầu tàu phải có sức chịu lực lớn vì tự trọng của cần trục này rất lớn. Và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từng bước thực hiện chủ trương đầu tư phát triển Cảng ra phía biển theo Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị và Quyết định 885 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc. Từ ngày 16/6/2014 đến ngày 24/6/2014 Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng (Cảng Hải Phòng) đã thực hiện việc di dời 02 cần trục giàn chuyên dụng xếp dỡ container (QC5, QC6) có tự trọng mỗi cần trục là 520 tấn từ 10 Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đến Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng tại khu vực Đình Vũ bằng phương án thủy bộ kết hợp. Đây là loại hàng siêu trường, siêu trọng, có yêu cầu rất cao về an toàn vì chỉ cần một yếu tố mất an toàn trong quá trình thực hiện sẽ gây ách tắc toàn bộ tuyến luồng và hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cảng trong khu vực cảng Hải Phòng. Trong suốt quá trình thực hiện việc di chuyển bên cạnh sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban lãnh đạo Cảng Hải Phòng đã thường xuyên có mặt giám sát, chỉ đạo các phòng ban đơn vị liên quan, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh đảm bảo sự thành công dự án di dời 02 cần trục. Ngày 25/6/2014 hai chiếc cần trục giàn QC5, QC6 đã được đưa lắp đặt hoàn chỉnh tại Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng để đưa vào khai thác. 2.1.2 Cẩu chân đế (multi-function crane) 11 Là loại cẩu dùng để cẩu hàng bách hóa, và có thể dùng để cẩu container khi cần thiết. Lợi thế của loại cẩu này là có thể quay trở dễ dàng, và linh hoạt trong việc chọn vị trí nhấc cũng như đặt container mà không cần di chuyển. Loại này không phải chuyên dụng và có năng suất kém hơn cẩu giàn. Một số cảng như Lê Thánh Tông, Đoạn Xá (Hải Phòng), Tân Thuận (Sài Gòn) hiện vẫn dùng loại cẩu này.  Ưu điểm:  Xếp được nhiều loại hàng hóa khác nhau  Sử dụng hiêu quả tại các cảng nhỏ có nhiều loại hàng đến cảng: Nhờ dễ dàng thay đổi công cụ mang hàng mà cần trục chân đế có thể được sử dụng để xếp dỡ được hầu hết tất cả loại hàng như hnagf bách hóa, bao kiện, thùng, hàng rời, hàng quá khổ, hàng container.  Nhược điểm: 12  Năng suất xếp dỡ không cao  Khi làm hàng cần trục phải quay 90 độ hoặc 180 độ nên luôn phải chừa ra một khoảng cachs an toàn giữa các cần trục làm việc cùng nhau. Đến năm 2015 Bến conatiner Tân Cảng sẽ được đầu tư 32 thiết bị xếp dỡ container gồm: Cần trục giàn QC và cần trục chân đế tuyến tiền phương; cần trục giàn RTG tuyến hậu phương. Tiến độ đầu tư sẽ căn cứ nhu cầu thị trường, nguồn vốn, hiệu quả đầu tư và tốc độ giải phóng tàu để phân kỳ đầu tư cho phù hợp. Tổng diện tích bãi xếp hàng theo quy hoạch rộng 32,4 ha với công suất thiết kế 1 triệu TEUS. Diện tích kho chứa 7.200 m2, gồm 01 kho tổng hợp diện tích 4.800 m2 và 01 kho diện tích 2.400 m2 phục vụ đóng rút hàng container. 02 trạm cân 120 tấn phục vụ cho cân dịch vụ và hàng xuất bãi, cân hàng nhập và hàng ngoài container. Khu vực bãi container lạnh đáp ứng từ 800 đến 1000 thùng container. Hiện tại, Bến container Tân Cảng có khả năng xếp chứa đồng thời trên 11.000 Teus, đáp ứng yêu cầu phục vụ các khách hàng lớn của Cảng Hải Phòng. Cùng với sự quan tâm của Chính phủ và các bộ ngành trung ương, những nỗ lực của thành phố Hải Phòng trong cải tạo luồng Hải Phòng đạt chuẩn tắc thiết kế, đường 356 dẫn vào khu vực Cảng Đình Vũ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dẫn nối trực tiếp đến bán đảo Đình Vũ sẽ được đưa vào khai thác trong năm 2014 và sắp tới là dự án đầu tư hệ thống đường sắt kết nối toàn bộ khu vực Cảng, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới. Cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi để Bến container Tân Cảng nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, trở thành cảng container hiện đại có sức thu hút bậc nhất tại khu vực Đình Vũ. Trong chiến lược tiếp tục mở rộng, phát triển sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh, Cảng Hải Phòng sẽ tham gia đầu tư xây dựng cảng mới tại khu vực Lạch Huyện. Cùng với đó, chính sách chất lượng “Năng suất - Chất lượng - An toàn - Hiệu quả” được xây dựng và duy trì trong mọi thời điểm sẽ luôn khẳng định uy tín, thương hiệu của Cảng Hải Phòng 13 với bạn hàng trong nước và quốc tế, cảng biển lớn có sức cạnh tranh trên thị trường miền Bắc Việt Nam. 2.1.3 Cần trục bánh lốp (hoặc bánh xích)  Ưu điểm:  Tính cơ động cao, có thể di chuyển trong phạm vi khá rộng, từ vị trí này     sang vị trí khác. Có thể xếp dỡ được hầu hết các loại hàng Nhược điểm: Làm hàng thiếu an toàn Năng suất xếp dỡ thấp => Phù hợp với các cảng nhỏ, lượng hàng qua cảng không lớn, tần suất tàu ghé cảng không nhiều.  Phân loại:  Cần trục bánh lốp: Cần trục bánh hơi được lắp trên một giá xe đặc biệt, cự ly giữa các bánh xe khá rộng nên cần trục khá ổn định, nhưng khi cẩu vật nặng vẫn cần tựa trên các chân ch ống. Cần trục bánh hơi khoẻ không thua cần trục bánh xích mà giá thành lại r ẻ h ơn, th ường được sử dụng trong xây dựng các công trình công nghiệp và trong lắp ráp các thiết bị công nghệ.  Cần trục bánh xích: Cần trục bánh xích có độ cơ động cao, vì nó có thể đi trên bất kỳ loại đường nào, cả ở những nơi chưa có đường. Cần trục bánh xích có độ ổn định lớn, không phải sử dụng các chân chống khi cẩu vật nặng Để lắp ghép những công trình cao, rộng người ta trang bị thêm cho cần tr ục bánh xích một mỏ cần hoặc cải tiến thành dạng giống cần trục tháp 14 Nhằm tăng năng lực xếp dỡ và tiếp nhận container tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ, phù hợp với quy hoạch phát triển của khu Cảng Đình Vũ, Cảng Hải Phòng đã tiến hành đầu tư bổ sung 06 chiếc cần trục giàn RTG với tổng mức đầu tư khoảng 170 tỷ đồng phục vụ khai thác mặt hàng container tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ. Từ ngày 07/06/2015, 06 chiếc cần trục RTG đã vận chuyển về Việt Nam bằng đường biển và tập kết tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ. Đây là loại cần trục giàn tự hành với hệ thống bánh lốp chạy trên mặt bãi container. Dẫn động bằng lưới điện quốc gia 400V/50Hz - 10%, 3 pha. Cần trục di chuyển thay đổi khu vực làm việc và thay đổi đường đi trong điều kiện không tải. Sức nâng lớn nhất dưới khung cẩu 40 tấn. Cần trục vận chuyển được container qua khoảng cách của 6 hàng container tiêu chuẩn ISO và một làn 15 đường dành cho xe vận tải (6 + 1). Chiều cao nâng của cần trục đảm bảo cho một container cao 9’6” xếp được trên 5 container cao 9’6” xếp chồng lên nhau (5+1) đồng thời đảm bảo cho khung cẩu di chuyển được trên container thứ 6. Cần trục được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ hiện đại, có sử dụng hệ thống D.GPS để lái tự động và tự động xác định vị trí container trên bãi. 06 cần trục được sản xuất năm 2015 của hãng Terex Noell. Hiện nay 06 cần trục RTG đang trong quá trình tinh chỉnh lại toàn bộ các hệ thống, dự kiến đưa vào khai thác trong tháng 07/2015. 2.3. Hướng phát triển bền vững cảng Tân Vũ  Triển khai hình thành các đầu mối vận tải, xây dựng trung tấm logistics cấp quốc gia phục vụ cho cảng. Đồng thời, xây dựng thêm các cơ sở hậu cần, trung tâm phân phối để hỗ trợ cho hoạt động thông quan cho hàng hóa vận chuyển bằng container nội địa, tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển, giúp cho việc lưu thông hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện để hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống cảng biển phát triển.  Hiện nay, hệ thống cảng biển còn nhiều bất cập như quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, năng suất, hiệu quả chưa cao. Vì vậy, cần phải tập trung xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển sao cho hợp lý, đồng thời đảm bảo tính hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trước mắt đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.  Đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ cũng như áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào công tác quan lý và khai thác cảng; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng, chủ tàu tiết kiệm thời gian, giải phóng tàu nhanh, giảm chi phí vận tải và tăng hiệu quả vốn đầu tư 16  Tập trung nguồn lực xây dựng, cải tạo, nâng cấp và phát triển đồng bộ hệ thống GTVT, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc ven biển, cảng hàng không quốc tế Cát Bi, đặc biệt là các tuyến đường sắt, gắn kết cảng biển với hệ thống đường sắt, trung tâm logistics và mạng lưới đường bộ vận chuyển hàng hóa tới các khách hàng nhằm kết nối các loại phương tiện vận tải, hệ thống cảng biển, sân bay, từ đó phát huy tiềm năng và lợi thế của Hải Phòng, nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng.  Quan tâm chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, logistics nhìn chung còn rất nhiều bất cập, vừa thiếu, lại vừa yếu, quân số đông nhưng không mạnh. Thiếu nguồn lực được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, ngoại ngữ và hiểu biết luật pháp quốc tế. Có thể nói đây cũng là trở ngại lớn cho sự phát triển của dịch vụ logistics của Hải Phòng. 3. Kết luận Những năm qua, Hải Phòng luôn là địa phương tiên phong trong việc đầu tư hiện đại hóa hệ thống cảng biển, thực hiện lộ trình đưa cảng biển tiến dần về phía biển. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, các khoản thu có nguồn gốc hoặc liên quan từ hoạt động cảng biển tại Hải Phòng hàng năm là rất lớn, bao gồm thu hải quan, doanh thu bốc xếp (của các cảng biển), thu cảng phí, dịch vụ hoa tiêu, bảo đảm hàng hải, dịch vụ vận tải, cung ứng tàu biển, đại lý, kiểm đếm, khai thuê hải quan… Vì vậy, TP. Hải Phòng đã rất quan tâm đầu tư cho hạ tầng giao thông kết nối cảng biển, bản thân các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển cũng không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị xếp dỡ, nâng hạ, vận chuyển, đặc biệt là việc nâng cấp cầu bến để tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn vào làm hàng tại cảng. 17 Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống cảng biển Hải Phòng nói chung và cảng Tân Vũ nói riêng vẫn còn manh mún, chỉ đóng vai trò trung chuyển, hàng hóa ra vào chính vẫn chủ yếu qua các cảng Hồng Kông, Cao Hùng, Singapore… và chỉ thực hiện vai trò cơ bản là xếp dỡ hàng hóa, chưa có cầu cảng nước sâu để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn, thiết bị chuyên dụng xếp dỡ hàng hóa rất ít và chỉ mới được trang bị ở một số cảng lớn, giao thông đường sắt, đường bộ nối cảng với mạng lưới giao thông quốc gia chưa được xây dựng đồng bộ, luồng lạch vào bến dài lại nông và hẹp nên đã hạn chế nhiều đến lượng tàu thuyền ra vào cảng. Bên cạnh đó, việc phát triển cảng Tân Vũ cũng đã và đang tác động không nhỏ đến các yếu tố về môi trường và xã hội. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp phát triển bền vững cảng biển Hải Phòng hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHI NÂNG CAO HIỆU QUẢ XẾP DỠ TẠI CẢNG TÂN VŨ 18 Trong những năm gần đây, hàng loạt các cảng ở VN thường xuyên lâm vào tình trạng ùn tắc, dẫn đến hậu quả là hàng hóa lưu thông chậm, các DN kinh doanh XNK bị giảm lợi nhuận… Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra ùn tắc cảng, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả. VN đã gia nhập WTO, đã và đang tiến hành mở rộng buôn bán với các nước. Vì thế, số lượng hàng hóa XNK ra vào VN ngày càng nhiều, và hầu hết hàng hóa XNK được vận chuyển chủ yếu bằng đuờng biển (khoảng 80% lượng hàng hóa này được chuyên chở bằng đường biển) đặc biệt là khu vực phía Nam, mà vùng trọng điểm chính là TP.HCM. Do yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt nên các DN phải luôn cố gắng để giao, nhận hàng hóa càng nhanh càng tốt. Vận tải đường biển được xem là phương thức đóng vai trò quan trọng nhất trong vận tải quốc tế ngày nay. Và, hiệu quả quả buôn bán quốc tế cao hay thấp là tuỳ thuộc vào hiệu quả của hoạt động vận tải và hoạt động này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự ảnh hưởng của các quy định về xếp dỡ, giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng. Tuy nhiên, trong những năm đây, hàng loạt các cảng ở VN thường xuyên lâm vào tình trạng ùn tắc, dẫn đến hậu quả là hàng hóa lưu thông chậm, các DN kinh doanh XNK bị giảm lợi nhuận… Vậy, đâu là giải pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả? Một trong những vấn đề là các cảng của VN nói chung và Cảng Hải Phòng, Tân Vũ nói riêng thường thiếu tầm nhìn xa và không ứng biến linh hoạt như các cảng nước ngoài. Mặt khác, các cảng của VN còn yếu kém vì từ trước đến nay, tất cả các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng và nâng cao cơ sở hạ tầng cảng đều do nội lực của các cảng hoặc nhờ vào sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nước. Vì thế, hệ thống Tải về bản full

Từ khóa » điều độ Cảng Tân Vũ