Tìm Hiểu Về Kỹ Thuật Siêu âm Trong Chẩn đoán Hình ảnh | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Chẩn đoán hình ảnh
Tìm hiểu về kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh 23/05/2022 - 08:42 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKITrịnh Minh Hương
Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh1900 55 88 92Đặt lịch khámSiêu âm trong chẩn đoán hình ảnh là một phương pháp thăm khám phổ biến hiện nay, trong đó hình ảnh siêu âm đóng vai trò quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng các cơ quan trong cơ thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp siêu âm qua bài viết dưới đây.
1. Các dạng chẩn đoán phổ biến dựa vào phương pháp siêu âm
Hình ảnh siêu âm là kết quả đầu ra của quá trình thực hiện siêu âm, từ việc phát ra sóng âm thanh tần số cao hướng vào bộ phận của cơ thể sau đó nhận lại sóng âm phản xạ từ các mô, cơ quan,… qua quá trình xử lý để đưa ra hình ảnh hiển thị ở trên màn hình. Hình ảnh sẽ siêu âm bao gồm một số loại như: siêu âm tim, siêu âm ổ bụng, siêu âm xương, siêu âm thai… Đây là một trong những công cụ quan trọng để giúp bác sĩ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tìm ra phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Một số dạng chẩn đoán hình ảnh dựa vào siêu âm phổ biến có thể kể đến như:
– Siêu âm ổ bụng: Giúp phát hiện tình trạng bệnh lý của một số cơ quan, nội tạng khu vực ổ bụng
– Siêu âm xương: Giúp đánh giá độ giòn của xương
– Siêu âm tuyến vú: Giúp phát hiện sớm các bệnh lý ở vú
– Siêu âm Doppler: Giúp hình dung lưu lượng máu qua các mạch máu, cơ quan hoặc bộ phận khác trên cơ thể
– Siêu âm tim: Giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan tới hệ tim mạch như hở van tim, hẹp van tim…
– Siêu âm thai: Giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm các bất thường và tìm được cách xử lý phù hợp
– Siêu âm mắt: Giúp xác định cấu trúc của mắt và các bệnh tật của mắt
2. Máy siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh và những điều cần biết
2.1. Cấu tạo máy siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh
Một máy siêu âm cơ bản thường bao gồm các bộ phận chính sau:
– Đầu dò: Là bộ phận chính của máy siêu âm có nhiệm vụ nhận sóng âm. Trong đầu dò có một hoặc có nhiều tinh thể điện áp. Khi một dòng điện truyền qua các tinh thể này sẽ làm chúng biến đổi tạo nên sóng âm truyền ra bên ngoài. Ngược lại, khi nhận sóng âm phản hồi từ các cơ quan trong cơ thể chúng hấp thu và tạo ra dòng điện truyền về để CPU có thể tiến hành xử lý.
– Bộ xử lý trung tâm (CPU): Đây được coi là bộ não của máy siêu âm. Về cơ bản CPU là máy tính chứa bộ vi xử lý, bộ nhớ, bộ khuếch đại và nguồn cung cấp điện cho đầu dò. CPU sẽ gửi dòng điện đến đầu dò để có thể phát sóng âm sau và nhận lại các xung điện từ đầu dò. Sau đó, chúng sẽ thực hiện tất cả các tính toán liên quan tới việc xử lý dữ liệu thu được và cho kết quả đầu ra đó là hình ảnh xuất hiện trên màn hình.
– Bộ điều khiển đầu dò: Cho phép kỹ thuật viên siêu âm có thể thiết lập và thay đổi tần số, biên độ, thời gian và chế độ quét của sóng siêu âm.
– Màn hình: Giúp hiển thị hình ảnh từ các dữ liệu được cung cấp và xử lý bởi CPU. Có 2 kiểu màn hình tương ứng với 2 loại siêu âm hiện nay đó là đen trắng hoặc màu.
– Bàn phím: Các máy siêu âm thường được tích hợp thêm bàn phím để tiện cho việc xuất/nhập dữ liệu cũng như có thể điền thêm các ghi chú.
– Thiết bị lưu trữ như ổ cứng, đĩa mềm, CD: Giúp lưu trữ hình ảnh thu được. Thông thường, kết quả siêu âm của người bệnh sẽ được lưu trữ dưới dạng đĩa mềm trong hồ sơ bệnh án của họ.
– Máy in: Nhiều máy siêu âm hiện nay có tích hợp cả máy in để có thể in ra hình ảnh và kết quả từ màn hình.
2.2. Máy siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh hoạt động như thế nào?
Sau đây là những bước chính trong quá trình hoạt động của máy khi tiến hành siêu âm:
– Máy siêu âm sẽ truyền các sóng âm thanh có tần số cao (khoảng từ 1 tới 5 megahertz) vào cơ thể bệnh nhân thông qua thiết bị đầu dò.
– Sóng âm được truyền vào cơ thể sẽ va chạm vào ranh giới giữa các mô, ví dụ: giữa mô mềm với xương hoặc giữa nước với mô mềm.
– Một số sóng âm thanh sẽ được phản xạ trở lại đầu dò trong khi sóng khác tiếp tục truyền cho tới khi gặp các ranh giới giữa các mô khác.
– Các sóng âm thanh phản xạ lại được đầu dò thu nhận, chuyển thành dòng điện và chuyển tiếp tới bộ xử lý trung tâm (CPU).
– Tại CPU, máy tính sẽ tiến hành tính khoảng cách từ đầu dò đến các mô hoặc cơ quan thông qua tốc độ âm thanh trong mô (khoảng 1540m/s) và thời gian nhận lại sóng phản xạ (thông thường vào khoảng một phần triệu giây).
– Máy hiển thị khoảng cách và cường độ của sóng phản xạ ở trên màn hình dưới dạng hình ảnh 2 chiều, đen trắng hoặc hình ảnh màu tùy vào loại máy siêu âm.
Hiện nay Hệ thống y tế Thu cúc TCI đã đưa vào sử dụng các thế hệ máy siêu âm màu hiện đại hàng đầu trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, giúp cho ra hình ảnh rõ nét và đánh giá chính xác tổn thương. Bên cạnh đó, đội ngũ các y, bác sĩ giỏi chuyên môn – giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể để từ đó giúp người bệnh có được phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này còn được đưa vào các gói tầm soát sức khỏe để phục vụ nhu cầu thăm khám toàn diện cho người dân.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp siêu âm trong thăm khám bệnh hiện nay. Đừng quên lựa chọn cho mình địa chỉ thăm khám uy tín để có kết quả siêu âm chính xác nhất nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: kỹ thuật siêu âmsiêu âm trong chẩn đoán hình ảnhBài viết liên quanƯu – nhược điểm của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được ứng dụng trong thăm khám và điều trị bệnh...
Giúp bạn trả lời câu hỏi siêu âm ở đâu tốt?
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán quen thuộc trong thăm khám bệnh với các ưu điểm nổi...
Chụp CT và MRI có gì khác nhau?
Khi nào cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?
Cần lưu ý gì trước khi nội soi dạ dày?
Đo chức năng hô hấp có ý nghĩa gì?
Siêu âm tim phát hiện các bệnh lý nào?
Chụp cộng hưởng từ được chỉ định ở trường hợp nào?
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại mang…Từ A – Z thông tin về máy chụp MRI
Máy chụp MRI hay còn được gọi là máy chụp cộng hưởng từ MRI, là một trong những…Nhóm người cần sớm thực hiện nội soi đại tràng tầm soát ung thư
Các chuyên gia y tế đánh giá ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư phổ biến,…Lưu ý khi thực hiện chụp cắt lớp ổ bụng
Chụp cắt lớp ổ bụng hay còn gọi là chụp CT ổ bụng là kĩ thuật chẩn đoán…Đối tượng nên chụp cộng hưởng từ toàn thân
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới nhất giúp phát hiện các dấu…3 Điều cần biết về phương pháp nội soi phế quản
Nội soi phế quản là một trong những phương pháp quan trọng trong việc giúp hỗ trợ, chẩn…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Chẩn đoán Hình ảnh Siêu âm Là Gì
-
Siêu âm Là Gì? Những điều Cần Biết Về Siêu âm - Vinmec
-
Siêu âm Là Gì? Quy Trình, Kỹ Thuật Và Các Loại Siêu âm Phổ Biến
-
Hình ảnh Trên Siêu âm Diễn Ra Như Thế Nào? - Vinmec
-
Siêu âm Là Gì? Kỹ Thuật Siêu âm Chẩn đoán được Những Bệnh Gì?
-
Siêu âm Tim – Phương Pháp Chẩn đoán Hình ảnh ưu Việt
-
Siêu âm Là Gì? Cẩm Nang Cần Biết Về Siêu âm Y Khoa
-
Siêu âm Là Gì? Các Loại Siêu âm Phổ Biến Trong Chẩn đoán Y Khoa
-
SIÊU ÂM - MỘT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH HỮU ÍCH TẠI ...
-
Siêu âm - Đối Tượng Đặc Biệt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
-
Chẩn đoán Hình ảnh | Bệnh Viện Việt Pháp
-
Siêu âm - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Siêu âm Là Gì ? Tổng Quan Về Nguyên Lý Hoạt động Và Cấu Tạo Máy ...
-
HÌNH ẢNH Y KHOA | Chẩn đoán Hình ảnh | Siêu âm - XQ - CT - MRI