Tìm Hiểu Về Lợi Nhuận Sau Thuế Và Cách Tính Lợi Nhuận ... - IHOADON

Lợi nhuận sau thuế là một khái niệm mà mọi doanh nghiệp vô cùng quen thuộc và quan tâm. Vậy lợi nhuận sau thuế là gì? Cách tính lợi nhuận sau thuế như thế nào? Bài viết sau đây của iHOADON sẽ cung cấp những thông tin bạn cần biết một cách đầy đủ và chính xác nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

lợi nhuận sau thuế

Thế nào là lợi nhuận sau thuế?

1. Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế (Tiếng Anh là: Profit After Tax, ký hiệu: PAT) là phần lợi nhuận còn lại doanh nghiệp được nhận sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Nhiều người biết đến khái niệm lợi nhuận sau thuế với các tên gọi như: lợi nhuận ròng, lãi ròng,...

Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đó đang phát triển và hoạt động tốt. Điều này đồng nghĩa, các cổ động của doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế cũng là chỉ số để đánh giá sự kiểm soát chi phí của một doanh nghiệp có tốt hay không.

2. Công thức tính lợi nhuận sau thuế

Hiện nay, lợi nhuận sau thuế được tính bằng công thức sau:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được tính như thế nào?

Trong đó:

Tổng doanh thu: Là số tiền tính trong một năm tài chính của doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh. Tổng doanh thu được tính bằng cách nhân giá của hàng hóa với số lượng sản phẩm bán ra.

Tổng chi phí: Là khoản tiền doanh nghiệp chi trả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (Giá nguyên liệu, chi phí thuê lao động, thuê kho, bãi, chi phí vận hành doanh nghiệp…) Tổng chi phí được tính bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh + chi phí tài chính + các chi phí khác.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác mà pháp luật quy định). Căn cứ Điều 10, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20% (trừ một số trường hợp được ưu đãi về thuế suất). Ngoài ra, đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Lưu ý: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tổng chi phí và thuế thu nhập. Nếu chi phí và thuế TNDN giảm xuống thì thu nhập sau thuế của doanh nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại.

Lợi nhuận ròng = tổng doanh thu – (30% chi phí + 10%VAT) – 20% thuế doanh nghiệp

Lưu ý: Chi phí hoạt động của doanh nghiệp sẽ gây tác động không nhỏ tới lợi nhuận sau thuế. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận sau thuế cần tiết kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp (dao động ở mức 5%).

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế

 

lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Căn cứ theo công thức tính lợi nhuận sau thuế, những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận sau thuế bao gồm 3 yếu tố là: Chi phí vận hành của doanh nghiệp, giá gốc của sản phẩm và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

- Chi phí vận hành doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần phải giảm tối đa chi phí vận hành để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Mức chi tiêu tối đa của một doanh nghiệp trong một tháng bằng khoảng 30% doanh thu tháng đó.

- Giá gốc sản phẩm: Yếu tố này gây ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của sản phẩm. Doanh nghiệp cần đưa ra mức giá hợp lý nhất cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Thông thường, giá gốc tỉ lệ nghịch với lợi nhuận sau thuế cùng mức giá bán ra.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Yếu tố này tùy thuộc vào định mức quy định của Nhà nước, không thể tăng giảm tùy ý. Do đó, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng một số cách khác như:

+ Nâng cao năng lực sản xuất

+ Tăng thời gian làm việc

+ Mở rộng quy mô phát triển

4. Ý nghĩa lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế nhằm xác định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lãi, lỗ hay hòa vốn. Căn cứ vào con số tài chính này, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể nghiên cứu và đề ra những phương án cải thiện hoạt động kinh doanh hoặc phát triển những chính sách kinh doanh đang mang đến những kết quả tốt.

 

lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa vào việc phân tích lợi nhuận sau thuế, các cổ đông có thể cân nhắc việc có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Nếu lợi nhuận sau thuế liên tục tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng xác định kết quả của việc gọi vốn đầu tư. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập và lợi nhuận sau thuế sẽ là thước đo để các nhà đầu tư cân nhắc trước khi rót vốn.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, lợi nhuận sau thuế còn là nguồn thu nhập của các cổ đông.

Lưu ý: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không phải là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đó thu lại được. Trong báo cáo thu nhập sẽ có những khoản chi phí không dùng tiền mặt như: khấu hao, khấu trừ dần,...  Vì vậy, để biết một doanh nghiệp có thể kiếm được bao nhiêu, cần xem báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung của iHOADON về lợi nhuận sau thuế. Có thể nói, lợi nhuận sau thuế giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình kinh doanh hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những những định hướng chiến lược hợp lý, mang lại kết quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY

✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899 

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN Một số lỗi thường gặp trong quá trình nộp thuế điện tử  Hướng dẫn cách kê khai thuế qua mạng mới nhất Tiền tăng ca có được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Cách tính thuế TNCN đối với tiền tăng

SenNTH

Từ khóa » Công Thức Lợi Nhuận Sau Thuế