Tìm Hiểu Về Motor Cửa Cuốn, Các Lỗi Thường Gặp Và Cách Khắc ...

Bạn đang gặp rắc rối với cánh cửa cuốn nhà mình? Motor giảm tốc "đình công" khiến bạn loay hoay? Đừng lo lắng, bài viết này chính là "cứu cánh" cho bạn!

Dù bạn sử dụng cửa cuốn nhôm, cửa cuốn nhựa, cửa cuốn thép hay cửa cuốn công nghiệp, motor giảm tốc đóng vai trò vô cùng quan trọng, là "trái tim" điều khiển hoạt động đóng mở của cửa. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi những sự cố "khó chiều" khiến bạn bực mình.

Đừng lo lắng, bài viết này sẽ là "người bạn đồng hành" giúp bạn "xử đẹp" các lỗi thường gặp của motor giảm tốc một cách dễ dàng ngay tại nhà.

Hãy cùng "bắt tay" vào "giải cứu" cánh cửa cuốn của bạn ngay thôi!

Nội dung

  • 1. Khái niệm motor cửa cuốn
  • 2. Cấu tạo motor cửa cuốn
  • 3. Sơ đồ mạch điều khiển motor cửa cuốn
  • 4. Chọn công suất điện motor cửa cuốn
    • a) Chọn motor xích kéo theo công suất
    • b) Chọn công suất motor tấm liền phù hợp
    • c) Chọn motor dạng trong ống phù hợp theo công suất
  • 5. Một số lỗi thường gặp và cách sửa motor cửa cuốn tại nhà
  • Kết luận

1. Khái niệm motor cửa cuốn

Motor cửa cuốn hay còn gọi là động cơ cửa cuốn, trong đó bộ tời cửa cuốn chính là bộ phận chạy bằng điện, được dùng để giúp cửa cuốn vận hành tự động bằng điều khiển từ xa trong khoảng bán kính từ 20m2 đến 30m2 hoặc bằng dây xích kéo bằng tay trong trường hợp điều khiển của cửa cuốn bị hỏng hoặc nhà bạn bị mất điện.

Motor cửa cuốn hay còn gọi là động cơ cửa cuốn

Motor cửa cuốn hay còn gọi là động cơ cửa cuốn

Theo hình thức thiết kế cũng như tính năng sử dụng, motor cửa kéo có 3 loại motor chính là:

  • Motor cửa cuốn có xích kéo
  • Motor cửa cuốn trong ống
  • Motor cửa cuốn có tấm liền.

Tùy theo từng loại mà các bạn có thể chọn lựa, hơn nữa, giá motor cửa cuốn cũng vô cùng đa dạng, khá phù hợp với túi tiền và yêu cầu của người tiêu dùng.

2. Cấu tạo motor cửa cuốn

Trên thị trường hiện nay, có đến 03 loại motor cửa cuốn khác nhau tuy có thiết kế, mẫu mã khác nhau nhưng nhìn chung, chúng đều được cấu tạo bởi 4 bộ phận sau:

Phần động cơ: Động cơ của motor cửa cuốn cũng tương tự như hầu hết các loại động cơ điện khác. Động cơ được cấu thành từ 2 bộ phận chính:

  • Stato (phần đứng yên) bao gồm các cuộn dây được quấn trên các lõi sắt, đồng thời bố trí trên 1 vành tròn để từ đó tạo ra từ trường quay.
  • Rotor (phần quay) là 1 bộ phận hình trụ, có tác dụng giống như 1 cuộn dây quấn ở trên lõi thép, roto của motor cửa cuốn thường có rotor dạng lồng sóc.

Phần phanh hãm: Bộ phận quan trọng nhất của bộ phận phanh hãm chính là 2 con rơ le đóng mở để có thể thực hiện lệnh của bộ điều khiển từ xa. Một rơ le dành cho chiều lên và 1 rơ le dành cho chiều xuống.

Kế đến là nam châm điện cửa cuốn, được dùng để hút nhả bố thắng giúp nối motor cửa cuốn với bộ tời cửa cuốn bằng 1 sợi dây xích bình thường hoặc lò xo. Khi chúng ta bấm cho cửa cuốn chạy lên xuống thì nam châm sẽ thực hiện hút bố thắng, sau đó nhả ra thì motor cửa cuốn sẽ chạy.

Motor cửa cuốn được cấu tạo bởi 4 bộ phận

Motor cửa cuốn được cấu tạo bởi 4 bộ phận

Bộ phận điều khiển: Khi nhận được yêu cầu từ tay điều khiển, hộp điều khiển cửa cuốn sẽ gửi tín hiệu đến đến bộ phận điều khiển của motor, tùy vào lệnh mà rơ le nào sẽ được đóng – mở phù hợp.

Tiếp đó, cửa cuốn sẽ được các bộ phận cảm biến hành trình đưa ra lệnh để đưa đến vị trí đã được chỉ định ở trên hành trình đóng mở của cửa cuốn.

Bộ phận truyền động: Nhiệm vụ của motor cửa cuốn bên trong kết cấu của cửa cuốn chính là truyền chuyển động tròn của động cơ sang chuyển động thẳng của thân cửa cuốn, từ đó giúp cửa có thể đóng mở ra 1 cách trơn tru. Bộ phận này sẽ truyền động lực đến phần mặt bích và từ đó thực hiện quay xích kéo giúp cho lô cuốn hoạt động.

  • Đối với motor ống, động cơ được giấu ở phía trong của phần trục ngang. Ưu điểm của loại này chính là giảm thiểu tối đa được kích thước lô cuốn, có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, chúng lại có nhược điểm rất lớn đó là khó bảo trì, bảo hành, giá thành sản phẩm cao hơn và chỉ hoạt động được ở công suất thấp. Cấu tạo của motor ống thường bao gồm 4 phần trên nhưng lại được thiết kế vừa khít và nhỏ gọn.
  • Motor xích có kết cấu hoàn toàn ngược lại tuy thiết kế của chúng có vẻ “cồng kềnh” nhưng rất tiện lợi trong việc bảo hành, bảo trì, thay thế động cơ mới và đặc biệt là hoạt động tốt ở mức công suất lớn,… Vì thế, motor xích đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong các thiết kế cửa cuốn công nghiệp cũng như các công trình dân dụng.

3. Sơ đồ mạch điều khiển motor cửa cuốn

Mạch hộp nhận tín hiệu bao gồm 6 dây: có 2 dây đen chính là dây nguồn (điện áp đầu vào là 220V), dây trắng chính là dây xuống, dây vàng là dây đi lên, dây đỏ được gọi là dây lửa và dây xanh chính là dây duy trì (còn gọi là dây dừng). Mạch điện với 3 con rơ le điều khiển động cơ lên và xuống là rơ le thường mở, dây lửa và dây xanh được nối với nhau bằng các con role thường đóng.

Sơ đồ mạch này được phổ biến cho các loại motor xoay chiều AC có xích kéo ngoài. Tuy nhiên, còn có 1 số dòng motor có sợi dây lửa và dây dừng được nối với nhau bằng bộ phận rơ le thường mở. Có thể liệt kê ra 1 số dòng motor hiện nay đang sử dụng hệ thống mạch điều khiển như trên: 2200, YS168L, GP, TEC, Sanyuan, Eurodoor, Wintec, Dasanyuan,…

Sơ đồ mạch điều khiển motor cửa cuốn

Sơ đồ mạch điều khiển motor cửa cuốn

4. Chọn công suất điện motor cửa cuốn

a) Chọn motor xích kéo theo công suất

Motor cửa cuốn xích kéo được xem là dòng motor phổ biến nhất hiện đang sử dụng cho các loại cửa có khe thoáng và loại cửa cuốn Đài Loan. Đối với một số loại cửa khe thoáng thông dụng, người ta thường chọn motor sao cho tương xứng với các kích thước của cửa như sau:

  • Motor N300 có sức nâng 300kg: Thường sử dụng cho các loại cửa cuốn có diện tích là S < 12m2.
  • Motor N500 có sức nâng 500kg: Thường sử dụng cho các loại cửa cuốn có diện tích từ 12m2 20m2.
  • Motor N800 có sức nâng 800kg: Thường sử dụng cho các loại cửa cuốn có diện tích khoảng 20m2 30m2.
  • Motor N1000 sức nâng 1000kg: Thường dùng cho cửa cuốn có diện tích là S > 30m2.

b) Chọn công suất motor tấm liền phù hợp

Cửa tấm liền có đặc điểm dễ thấy là nhẹ hơn cửa khe thoáng khá nhiều. Đa số khách hàng sử dụng cửa tấm liền dùng kéo tay nên thay vì motor tự động. Đồng thời, nếu không đủ điều kiện mua sản phẩm mới, các bạn có thể chủ động chọn nơi bán motor cửa cuốn cũ phù hợp với túi tiền của mình.

Các loại cửa tấm liền được lựa chọn theo công suất như sau:

  • Motor cửa dạng tấm liền đơn: Có công suất 1/ 4HP rất thích hợp đối với các loại cửa có tấm liền <12m2.
  • Motor cửa dạng tấm liền đôi: Có công suất 1/ 2 HP được sử dụng cho cửa tấm liền có diện tích từ 12m2 trở lên.

Cần lưu ý thêm, đối với các dòng cửa tấm liền đôi và đơn nếu sử dụng motor xích kéo thì chỉ cần sử dụng các dòng máy N300 có sức nâng 300kg là đã đáp ứng được tốt. Tuy nhiên, nếu muốn thay sang motor xích kéo thì bạn cần phải thay lô trục.

được lựa chọn theo công suất rất đa dạng

được lựa chọn theo công suất rất đa dạng

c) Chọn motor dạng trong ống phù hợp theo công suất

Thường được dùng cho các loại cửa nan thoáng có kích thước nhỏ (thường là dưới 6m2) được lắp đặt trong không gian hạn chế do loại motor này cũng không tốn quá nhiều diện tích trần.

  • Motor ống 100N sức nâng <100kg: Thích hợp sử dụng loại cho cửa ~4m2.
  • Motor ống 120N: Được sử dụng cho loại cửa có diện tích ~6m2.
  • Motor ống 230N: Được sử dụng cho loại cửa có diện tích ~8m2.
  • Motor ống 300N: Được sử dụng cho loại cửa có diện tích <12m2.

5. Một số lỗi thường gặp và cách sửa motor cửa cuốn tại nhà

Cửa cuốn motor không hoạt động

  • Nguyên nhân: Có thể bị mất nguồn cấp điện cấp cho cửa cuốn vì tình trạng lỏng rắc cắm tại các đầu kết nối motor hoăc hộp điều khiển, nếu có lưu điện thì chứng tỏ rơ le mạch đang bị hỏng.
  • Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra lại cho kỹ dây điện nguồn và các đầu rắc cắm, chú ý vệ sinh mạch lưu điện và kiểm tra rơ le.

Cửa cuốn không dừng motor khi gặp phái vật cản

  • Nguyên nhân: Bộ phận cảm biến tự đảo chiều có thể đang bị hỏng, U ray bị bẩn, hư hỏng cái chốt đồng và rơ le lan đáy.
  • Cách khắc phục: Cần thay cảm biến đảo chiều, vệ sinh lại U ray, kiểm tra lại cái chốt đồng và con rơ le lan đáy.

Điều khiển lên xuống lúc được lúc không

  • Nguyên nhân: Bộ phận tay điều khiển đang yếu pin, phần rắc kết nối tiếp xúc kém, chiếc hộp nhận tín hiệu đang bị dính nước.
  • Cách khắc phục: Cần thay lại pin mới rồi kiểm tra tất các rắc cắm, chú ý kiểm tra lại hộp nhận tín hiệu cho kỹ, nếu có nước thì phải mang sấy khô rồi mới đưa vào sử dụng.

Khi mở cửa lên thì cửa tự động trôi xuống

  • Nguyên nhân: Phần cuộn phanh hãm của motor bị hỏng.
  • Cách khắc phục: Cần thay cuộn phanh mới có cùng chủng loại với motor mà bạn đang sử dụng.

Cần thay cuộn phanh mới cùng chủng loại với motor mà bạn đang sử dụng

Cần thay cuộn phanh mới cùng chủng loại với motor mà bạn đang sử dụng

Cửa cuốn bị kẹt cuộn nan

  • Nguyên nhân: Khi cửa đóng mở gặp phải vật cản nên không cho dừng kịp, o khâu lắp đặt ban đầu không điều chỉnh sự thăng bằng nên đã gây ra tình trạng đầu cao đầu thấp, lâu ngày khiến cho bộ phận lan bị xô về bên thấp.
  • Cách khắc phục: Cần phải gỡ rối cho lan, kết hợp với điều chỉnh thăng bằng và bôi trơn dầu mỡ cho phần cửa.

Hộp nhận tín hiệu có tín hiệu nhưng lại không thể điều khiển được

  • Nguyên nhân: Cửa bị hỏng rơ le trên của motor, hoặc phần hộp điều khiển cửa cuốn bị hỏng.
  • Cách khắc phục: Bạn phải thay rơ le cho cùng chủng loại và cùng hãng sản xuất.

Hướng dẫn an toàn khi sửa chữa motor cửa cuốn:

  • Nêu các trang thiết bị bảo hộ cần thiết khi sửa chữa:

    • Găng tay: Bảo vệ tay khỏi bụi bẩn, hóa chất và các vật sắc nhọn.
    • Kìm: Cắt, kẹp và uốn dây điện.
    • Tua vít: Vặn và tháo ốc vít.
    • Bút thử điện: Kiểm tra nguồn điện.
    • Kính bảo hộ: Bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và tia lửa điện.
    • Nón bảo hộ: Bảo vệ đầu khỏi va đập.
  • Hướng dẫn cách sử dụng các trang thiết bị bảo hộ an toàn:

    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
    • Sử dụng đúng dụng cụ cho từng công việc.
    • Kiểm tra dụng cụ trước khi sử dụng.
    • Bảo quản dụng cụ cẩn thận sau khi sử dụng.
  • Liệt kê các lưu ý an toàn khi sửa chữa motor cửa cuốn:

    • Ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa.
    • Sử dụng đúng dụng cụ sửa chữa.
    • Không sửa chữa motor khi đang hoạt động.
    • Không sửa chữa motor khi đang bị ướt.
    • Nếu không có kinh nghiệm, hãy gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp.

Các trường hợp cần gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp:

  • Lỗi motor phức tạp, không thể tự sửa chữa.
  • Motor bị hư hỏng nặng cần thay thế.
  • Người sử dụng không có kinh nghiệm sửa chữa motor.
  • Người sử dụng không có đủ dụng cụ sửa chữa.

Giới thiệu các thương hiệu motor cửa cuốn uy tín trên thị trường:

  • Austdoor
  • Titadoor
  • Doorhan
  • Kymdan
  • Genen

Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng và bảo trì motor cửa cuốn:

  • Sử dụng motor đúng cách, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Vệ sinh motor định kỳ.
  • Tra dầu mỡ cho motor định kỳ.
  • Kiểm tra motor định kỳ.
  • Bảo hành motor theo đúng quy định của nhà sản xuất.

Kết luận

Chăm sóc "động cơ điện cửa cuốn" đúng cách không khó đâu bạn ơi! Với những chia sẻ chi tiết trong bài viết này, hy vọng bạn đã "bỏ túi" bí kíp xử lý các sự cố thường gặp, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. Nhớ ưu tiên an toàn lên hàng đầu, và đừng ngại nhờ thợ chuyên nghiệp khi cần thiết. Chúc ngôi nhà bạn luôn an toàn và tiện lợi với cánh cửa cuốn khỏe khoắn!

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

  • Motor Giảm Tốc 1 Pha, Tốc Độ, Chất Lượng Và Ứng Dụng
  • Hộp Giảm Tốc Cốt Âm Mặt Bích, Kích Cỡ Thông Dụng
  • Tư liệu về giảm tốc 1 pha 220v
  • Bản vẽ motor giảm tốc mini
  • Bộ điều chỉnh tốc độ motor điện 3 pha, 1 pha
  • Hộp Giảm Tốc Băng Tải: Cấu Tạo, Ứng Dụng, Thông Số Kỹ Thuật Và Cách Lựa chọn
  • Hướng Dẫn Các Bước Tháo Lắp Hộp Giảm Tốc

Từ khóa » Các Loại Motor Cửa Cuốn