TÌM HIỂU VỀ MỰC, PHÂN LOẠI, CÁCH CHỌN, CÁCH CHẾ BIẾN

Những món mực xào, mực nướng rất ngon nhưng bạn đã biết mực có rất nhiều loại với hương vị đặc trưng khác nhau không. Cùng tìm hiểu nhé.

Mục lục

Ăn mực bấy lâu nay, đã trải qua bao món mực nào là mực xào, mực nướng,.... mà có bao giờ bạn thắc mắc nó được làm từ mực nào không? Thật ra mực có rất nhiều loại mực với hương vị đặc trưng khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những loại mực phổ biến hiện nay.

1. Mực là gì? Thông tin về mực

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Mực có thân mềm, có mai, đầu có mười tua và bụng chứa một túi đựng một chất nước có màu đen. Mực thường sinh sống ở các cửa sông, biển sâu, những vùng nước ở ngoài khơi.

Trong mực có rất nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chứa rất nhiều protein. Bên cạnh đó, mực còn chứa các nguồn khoáng chất thiết yếu như là : Riboflavin, vitamin B12, phốt pho, đồng, selen, ít chất béo bão hòa và ít natri,..

Từ những giá trị dinh dưỡng đó, mực có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe:

• Mực giúp răng và xương chắc khỏe: Thành phần canxi và phốt pho trong mực đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

• Mực giúp hỗ trợ hình thành hồng cầu: Theo nghiên cứu, 100g mực sẽ cung cấp 90% lượng đồng, đồng giúp cơ thể lưu trữ, hấp thụ, trao đổi chất hỗ trợ hình thành hồng cầu.

• Mực giúp ngăn ngừa viêm khớp: Mực tươi cung cấp 63% selenium có tác dụng chống oxy hóa, giảm những triệu chứng về xương khớp.

• Giảm huyết áp: Chất khoáng kali trong mực giúp giảm huyết áp.

Bên cạnh đó, mực còn nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe như là: Ổn định lượng đường trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, chống ợ chua,...

2. Phân loại mực, các loại mực phổ biến

Mực lá

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Mực lá có vây dày, hình bầu dục mở rộng xung quanh gần như toàn bộ lớp áo. Thịt khi ăn thường dày, giòn, ngọt đậm đà. Nó thường được những người sành ăn lựa chọn và có trong thực đơn của những nhà hàng, khách sạn. Đây cũng là loại mực thường được dùng để làm mực khô, nướng lên thơm, càng nhai càng ngọt.

Mực ống

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Mực ống cũng là loại mực khá phổ biến được chị em mua về để làm các món mực nhồi thịt. Đúng với tên gọi mực này có hình ống, thân dài, nhiều râu nhỏ và 2 xúc tu dài, da có nhiều đốm hồng. Loại này thường hấp hoặc chiên, cắt khoanh rồi chiên giòn lên ăn rất ngon, ngoài ra nó còn được dùng để làm những món như mực xào, lẩu mực,...

Mực trứng

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Mực trứng là loại mực được giới sành ăn tìm mua nhiều nhất bởi chỉ cần cắn đứt đôi con mực, trứng sẽ ngập trong miệng, mền mịn, béo bùi, thịt mực lại dai và giòn thơm nữa. Loại mực này gần giống với mực ống, bên trong thân mực chứa toàn là trứng.

Mực sim

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Mực sim là mực có kích thước nhỏ nhất trong các loại mực. Con to nhất cũng chỉ bằng 2 ngón tay khi đã trưởng thành. Mực sim có thể chế biến thành nhiều món như mực sim xào cùng dưa chua, cần tỏi và ớt cay giống như các loại mực khác. Tuy nhiên theo những người sành ăn, loại này hấp lên là ngon nhất và dễ làm. Mực sim hấp giữ được độ ngọt tự nhiên, càng ăn càng thèm không mang lại cảm giác ngán.

Mực nang

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Mực nang còn gọi là mực mai, mực bầu kích thước khá to thịt rất dày và giòn nhưng vị nhạt do đó không được dùng ăn tươi mà chủ yếu để giã chả mực, khi hòa trộn với các hương liệu, gia vị sẽ cho ra một món ăn rất đặc sắc. Ngoài ra, mực nang cũng rất phù hợp cho các bà nội trợ chế biến các món tươi sống như lẩu, gỏi, salad.

Bên cạnh các loại mực trên, mực nang baby hay còn gọi là mực nút cũng được rất nhiều người yêu thích.

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

3. Cách chọn mực tươi ngon

Mực tươi là mực có mắt trong có thể nhìn rõ con ngươi, còn mực không còn ngon thường mờ và đục.

Khi ấn vào, mực tươi có phần thịt cảm giác rất săn chắc, đàn hồi tốt. Tức là sau khi ấn tay vào và thả tay ra thì mực nhanh trở lại trạng thái ban đầu.

Mực tươi có râu mực săn chắc, không bị nhão, dính chặt vào thân, Các xúc tu vẫn còn đầy đủ, dính với râu mực, nếu xúc tu rơi rớt ra ngoài thì đây chắc chắn là mực không ngon rồi.

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

4. Cách sơ chế mực sạch

Bước 1: Rút đầu và râu mực

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Trước tiên bạn dùng tay giữ phần thân mực, tay còn lại kéo nhẹ phần đầu mực ra ngoài. Sau đó, nhẹ nhàng bóc bỏ túi mực để tránh làm vỡ túi mực. Nếu lỡ tay làm vỡ, bạn có thể rửa đầu mực lại với nước sạch.

Bước 2: Cắt bỏ mắt và răng mực

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Bạn dùng dao cắt bỏ phần mắt mực đi. Đối với răng mực, chính là khối tròn cứng ở vị trí giữa đầu mực, bạn có thể dùng tay để nặn và bỏ răng mực đi.

Bước 3: Loại bỏ phần sụn trong mựcMực phân loại cách chọn và cách chế biến

Khi đầu và xúc tu được tách ra khỏi mực, phần đuôi vẫn còn. Phần đuôi ống chứa một mảnh sụn mỏng, trong. Loại sụn này còn được gọi là xương mực hay xương mực - nó không thể ăn được và phải được loại bỏ. Chỉ cần dùng ngón tay nắm lấy sụn và kéo nó ra khỏi ống thân mực.

Bước 4: Lột da mực

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Bạn cắt nhẹ một đường phía đầu của thân mực bằng dao, việc này nhằm mục đích tạo một đường gờ giữa phần thịt và da mực. Sau đó, bạn dùng một tay giữ thịt mực, tay còn lại nằm phần da mực và kéo lên. Lột nhẹ nhàng cho đến khi hết phần da.

Bước 5: Rửa sạch mực

Cuối cùng, bạn rửa sạch lại phần đầu, ruột và phần thân mực với nước cho sạch và tiếp tục các công đoạn chế biến tiếp theo.

5. Mực bao nhiêu tiền 1 kg?

• Mực lá: Mực lá có vây dày, ăn thịt rất ngon, giòn, ngọt và vô cùng đậm đà. Trên thị trường hiện nay, mực lá có giá khoảng 400.000 - 480.000 đồng/ 1kg.

• Mực ống: Mực ống có phần thịt mỏng, giòn và ngọt. Trên thị trường hiện nay, mực ống có giá khoảng 240.000 - 380.000 đồng/ 1 kg..

• Mực trứng: Trên thị trường hiện nay, mực trứng có giá khoảng 250.000 - 400.000 đồng/ 1 kg.

• Mực sim: Trên thị trường hiện nay, mực sim có giá khoảng trên 200.000 đồng/ 1 kg.

• Mực nang: Có thân hình to, thịt giòn, dày. Mực nang dễ trong chế biến và có thành phần dinh dưỡng rất cao. Trên thị trường hiện nay, mực nang có giá khoảng 200.000 - 280.000 đồng 1 kg.

6. Hướng dẫn chế biến các món ngon từ mực

Mực phân loại cách chọn và cách chế biến

Mực có thể chế biến được rất nhiều món ăn, mỗi món ăn được chế biến từ mực đều có hương vị vô cùng thơm ngon và đầy giá trị dinh dưỡng. Chúng ta cùng thao khảo cách chế biến những món ăn từ mực dưới đây nhé:

Mực xào dứa

Mực xào rau củ

Mực xào ớt chuông

Mực xào chua ngọt

Mực xào cần tỏi

Mực chiên nước mắm

Mực chiên bơ tỏi

Mực hấp nước dừa

Mực hấp gừng sả

Mực hấp bia

Mực chiên giòn

Mực nướng sa tế

Mực nhồi

Chả mực

Mực 1 nắng nướng muối ớt

Gỏi mực

Mực là món ăn rất bổ dưỡng và có thể được chế biến rất nhiều món phổ biến nhất là xào, nướng và hấp. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp các chị em nội trợ có thêm lựa chọn cho những món mực trong tương lai của gia đình mình.

Chúc các bạn thành công và có những bữa ăn thật ngon miệng nhé!.

Nguồn: Sưu tầm

Từ khóa » Mực Gai Là Gì