Tìm Hiểu Về Năm Phụng Vụ Của Giáo Hội Công Giáo

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Tìm hiểu về Năm Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo

Câu 1: Phụng vụ là gì? T.Phụng vụ là việc thờ phượng chính thức của toàn thể Hội Thánh, để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoá con người. Câu 2: Phụng vụ gồm những việc nào? T.Phụng vụ gồm: Thánh lễ, các bí tích, các giờ kinh phụng vụ và các á bí tích. Câu 3: Bản chất của phụng vụ là gì ? T. Bản chất của phụng vụ bao gồm những yếu tố sau đây : . Phụng vụ là một việc linh thánh, do chính Chúa Kitô thực hiện qua thừa tác viên của Hội Thánh. . Phụng vụ gồm những dấu chỉ khả giác, hữu hình và hữu hiệu, để thông chuyển ơn thiêng cho con người. . Phụng vụ là công việc của tất cả Nhiệm Thể Chúa Kitô gồm Đầu và các chi thể. . Phụng vụ là sứ mạng của Chúa Thánh Thần nhằm chuẩn bị cộng đòan tín hữu gặp gỡ Chúa Kitô, và làm cho công trình cứu độ tác động trong hiện tại. Câu 4: Việc phụng vụ và việc đạo đức có tương quan gì với nhau ? T.Giữa phụng vụ và việc đạo đức có mối liên hệ hỗ tương. Phụng vụ vượt xa các việc đạo đức, còn các việc đạo đức phải phát xuất từ phụng vụ và dẫn đưa người tín hữu đến với phụng vụ; và không được để lòng đạo đức bình dân biến chất hoặc lấn át các cử hành phụng vụ. Câu 5: Những ai trong Hội Thánh được cử hành Phụng vụ? T.Mọi tín hữu, dù là giáo sĩ hay giáo dân, tuỳ theo chức phận của mình đều được kết hợp với Chúa Kitô là Đầu để cử hành Phụng vụ. Câu 6: Trong một năm, Phụng vụ được tổ chức thế nào? T.Trong một năm, Phụng vụ được tổ chức thành các mùa, là: mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh và mùa Thường niên. Câu 7: Ý nghĩa các mùa trong Năm Phụng Vụ là gì? 1. Mùa Vọng - Mùa Vọng (Adventus) là mùa hướng lòng về ngày Chúa Kitô sẽ lại đến trong vinh quang để xét xử thế giới và con người, nhưng gần hơn cả là chuẩn bị tâm hồn và đời sống để mừng mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh. Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta nhìn lên Chúa, Đấng đang đến với chúng ta mỗi giây phút và một cách đặc biệt khi ‘Người sẽ lại đến trong vinh quang’. - Mùa Vọng kéo dài trong khoảng 4 tuần lễ, bắt đầu từ Chúa Nhật I đến chiều ngày 24/12. Từ đầu mùa Vọng đến hết ngày 16/12 nhằm hướng đến ngày cánh chung; còn từ ngày 17/12 nhằm chuẩn bị mừng đại lễ Giáng Sinh. Trong suốt mùa Vọng, lễ phục mang màu tím nói lên sự hoán cải trông đợi ơn cứu độ của Thiên Chúa. 2. Mùa Giáng sinh - Mùa Giáng sinh bắt đầu từ lễ Giáng sinh (chiều 24-12) cho đến lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. - Trong mùa Giáng sinh, Hội Thánh kính nhớ việc Chúa Giêsu xuống thế làm người và những lần tỏ mình đầu tiên của Ngài: cho các mục đồng, cho ba vua, và cho mọi người (qua Phép Rửa tại sông Giođan). 3. Mùa Chay - Mùa Chay kéo dài 40 ngày từ thứ tư lễ tro đến trước lễ Tiệc ly (thứ Năm Tuần Thánh). Đây là thời gian chuẩn bị trước lễ Phục sinh. Con số 40 gợi nhớ đến việc dân Chúa đi trong hoang địa 40 năm và việc Chúa Giêsu ăn chay cầu nguyện trong hoang địa 40 ngày. - Trong mùa Chay, Hội Thánh mời gọi chúng ta thống hối và canh tân đời sống qua việc ăn chay, cầu nguyện và sống yêu thương chia sẻ với mọi người (bố thí). 4. Mùa Phục sinh - Tam Nhật Vượt Qua gồm thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh. Tam Nhật Vượt Qua là tột đỉnh của năm Phụng vụ, nhằm kính nhớ cuộc Thương khó và Phục sinh của Chúa Kitô. - Mùa Phục sinh dài 50 ngày, từ Chúa nhật Phục sinh đến lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Mùa Phục sinh được cử hành trong niềm hân hoan, phấn khởi, như một “Đại Chúa nhật”. Cùng với các Tông Đồ, chúng ta nhận ra Chúa mãi mãi đang sống. Niềm vui của chúng ta được biểu lộ bằng tiếng hát Alleluia. 5. Mùa Thường niên - Mùa Thường niên gồm 34 tuần lễ, nằm giữa mùa Giáng sinh và mùa Chay (Thường niên I), cũng như giữa lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống và lễ Chúa Kitô Vua (Thường niên II). - Trong mùa Thường niên, Hội Thánh không cử hành một khía cạnh đặc biệt nào về mầu nhiệm Chúa Kitô như trong mùa Giáng sinh và mùa Phục sinh, nhưng tôn kính mầu nhiệm Chúa Kitô cách chung. Đây là thời gian Hội Thánh mời gọi ta suy niệm về cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Kitô đồng thời hướng ta đến niềm hy vọng vinh quang muôn đời. Câu 8: Hội Thánh cử hành năm Phụng vụ để làm gì? T.Hội Thánh cử hành năm Phụng vụ để giúp ta sống các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Kitô, hầu chuẩn bị đón Ngài lại đến trong vinh quang. Câu 9: Ngày Chúa nhật quan trọng thế nào trong năm Phụng vụ? T.Ngày Chúa nhật là nền tảng và cốt lõi của cả năm Phụng vụ vì là “Ngày của Chúa”, ngày mừng Chúa đã phục sinh. Câu 10: Ta phải tham dự Phụng vụ thế nào? T.Ta phải tham dự cách tích cực, thành kính, đầy ý thức và yêu mến. Vì thế ta cần tìm hiểu ý nghĩa những lời nói, cử chỉ và các dấu hiệu tượng trưng trong Phụng vụ. ( xem chi tiết trong bài "Ý nghĩa các lời nói, cử chỉ trong Phụng Vụ") Xem và tải Lịch Công Giáo 2019 tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Lưu trữ Blog

  • ▼  2018 (6)
    • ▼  tháng 11 (6)
      • Học hỏi Phúc âm CN 1 MV C, Lm Antôn Nguyễn Cao Siê...
      • Tìm hiểu về lễ trọng,lễ kính, lễ nhớ trong Phụng V...
      • Tìm hiểu về ý nghĩa cử chỉ, lời nói trong Phụng Vụ...
      • Tìm hiểu về Năm Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo
      • 5 phút Lời Chúa tháng 11
      • Hình Ảnh Giới Trẻ

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi phi cong Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Từ khóa » đâu Là Tột đỉnh Của Năm Phụng Vụ