Tìm Hiểu Về Ngành Xuất Nhập Khẩu Mà Các Bạn Cần Biết!
Có thể bạn quan tâm
Nội Dung
- Tìm hiểu về khái niệm ngành xuất nhập khẩu là gì?
- Xuất khẩu là gì?
- Nhập khẩu là gì?
- Xuất nhập khẩu là gì?
- Tìm hiểu về công việc của nhân viên ngành xuất nhập khẩu
- Thông tin về khối lượng kiến thức, những điều mà nhân viên ngành xuất nhập khẩu cần phải biết
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu nhưng vẫn chưa có thông tin gì, thông tin cho chính xác để các bạn có thể định hướng cho bản thân thì đừng lo đã có Aramex. Hãy cùng tham khảo bài viết này để có thể hiểu rõ hơn nhé.
Tìm hiểu về khái niệm ngành xuất nhập khẩu là gì?
Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép…Các mặt hàng này cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng.
Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được từ quốc gia khác thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ. Như máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…
Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu hay còn được biết đến với tên tiếng anh là Import – Export. Đây là hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh.
- Xuất nhập khẩu giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. Ngoài ra còn tạo các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia, thúc đẩy kinh tế trong nước.
- Xuất nhập khẩu là “hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.” – Luật Thương mại Nếu tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu thì bạn sẽ thấy đây là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương. Nó có mối tương quan lớn, tác động đến nhiều ngành khác.
- Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong hoạt động thương mại của quốc gia. Xuất nhập khẩu là mối liên hệ quan trọng giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia và với thế giới. Xuất nhập khẩu tạo công ăn việc làm, bổ sung hàng hóa thiếu, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.
Tìm hiểu về công việc của nhân viên ngành xuất nhập khẩu
Một trong những điều cần biết về ngành xuất khẩu là công việc của nhân viên xuất nhập khẩu. Đầu tiên, công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là nắm chắc khối kiến thức chung về toàn ngành. Tiếp theo, cần hiểu rõ về đặc điểm, quy trình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Nhân viên xuất nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp. Họ góp phần cho hoạt động lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa được dễ dàng và nhanh chóng. Các công việc cụ thể mà các nhân viên xuất nhập khẩu thường phải làm như:
- Làm việc trực tiếp với khách hàng của mình.
- Nhân viên xuất nhập khẩu cần tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng; Nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng với doanh nghiệp.
- Tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Tiến hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hòa; Cùng với kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng.
- Nhận thanh toán tiền bằng nhiều phương thức khác nhau; Hoàn thành các thủ tục hải quan, kho bãi để quá trình xuất,nhập khẩu diễn ra suôn sẻ;
- Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu với số lượng tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa; Quản lý đơn hàng, hợp đồng;
- Tìm kiếm các khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của công ty; Các nhân viên xuất nhập khẩu còn cần liên lạc, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp. Báo cáo nội bộ và tham mưu cho các trưởng phòng kinh doanh chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả…
Xem thêm: Những trường đại học đào tạo chuyên ngành Logistics
Thông tin về khối lượng kiến thức, những điều mà nhân viên ngành xuất nhập khẩu cần phải biết
Một số kiến thức ngành xuất nhập khẩu cần biết:
- Quy trình và chính sách Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ Một nhân viên trong ngành này cần nắm rõ chính sách với từng mặt hàng, dịch vụ của công ty mình.
- Loại hàng nào được phép xuất, loại hàng nào được phép nhập? Điều kiện (hạn ngạch, giấy phép…) để xuất nhập khẩu loại hàng đó là gì? Cần xin cấp phép từ bộ, ngành quản lý nào?
- Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn nắm rõ quy trình xuất nhập khẩu diễn ra như thế nào. Giao nhận vận tải Với giao nhận vận tải nội địa: Cần nắm rõ mục đích, cách vận hành và các loại phương tiện cùng loại phí liên quan.
- Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn cần tìm hiểu các danh mục cảng biển, cảng sông ở Việt Nam. Với giao nhận vận tải quốc tế: Cần nắm rõ các loại phương tiện vận tải, phí cùng phụ phí liên quan.
- Danh sách sân bay, cảng biển chính ở các quốc gia liên kết cùng các hình thức vận tải quốc tế là điểm cần chú ý. Họ còn cần lưu ý các chứng từ vận tải quốc tế như SI, booking, BL, AWB …
Trên đây là toàn bộ thông tin về những công việc cần biết, những điều bạn phải nắm được trong suốt quá trình tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu để có thành trang tốt cho bản thân. Nếu cần hỗ trợ thêm gì, hãy liên hệ trực tiếp với Aramex nhé.
Rate this postTừ khóa » Giới Thiệu Về Công Ty Xuất Nhập Khẩu
-
Tìm Hiểu Về Khái Niệm Công Ty Xuất Nhập Khẩu - Luật Phamlaw
-
Giới Thiệu Chung - Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình
-
Giới Thiệu Về Công Ty|Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Tiến Thịnh Phát
-
Kinh Nghiệm Mở Công Ty Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu. Xuất Nhập ...
-
Giới Thiệu Về Công Ty - Estrala
-
Top 10 Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Lớn Nhất Việt Nam
-
Tất Tần Tật Về Ngành Xuất Nhập Khẩu Hiện Nay - Fago Logistics
-
Giới Thiệu » Arvigor Trading & Co. [Công Ty XNK & Kinh Doanh Quốc Tế]
-
Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Tấn Tần Tật Về Ngành Xuất Nhập Khẩu
-
Các Loại Hình Xuất Nhập Khẩu
-
Kinh Nghiệm Thành Lập Công Ty Xuất, Nhập Khẩu
-
TOP 10 Công Ty Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu - Logistics Tốt Nhất Việt ...
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Phòng Xuất Nhập Khẩu - HRchannels
-
Giới Thiệu