Tìm Hiểu Về Ngày Bầu Cử, Nguyên Tắc, Trình Tự Bỏ Phiếu, Kiểm Phiếu ...

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Sign In
  • Cổng thông tin điện tử THADS
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin hoạt động
    • Nghiên cứu trao đổi
    • Thông tin khác
  • Thư điện tử
Đăng nhập
  • Trang chủ»
  • Tin tức »
  • Nghiên cứu trao đổi
Tìm hiểu về Ngày bầu cử, nguyên tắc, trình tự bỏ phiếu, kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND

24/04/2021

1. Ngày bầu cử được quy định như thế nào? Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử. Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định. Căn cứ vào quy định nói trên, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 quyết định rõ Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021. 2. Vào ngày bầu cử, việc bỏ phiếu được bắt đầu và kết thúc khi nào? Việc bỏ phiếu có thể bắt đầu sớm và kết thúc sớm hoặc muộn hơn không? Trong ngày bầu cử đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, công bố, việc bỏ phiếu sẽ được bắt đầu từ 07 giờ sáng và thực hiện liên tục cho đến 07 giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 05 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 09 giờ tối cùng ngày. Trường hợp gần đến giờ kết thúc việc bỏ phiếu theo quy định mà vẫn còn cử tri chưa thực hiện xong việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử có trách nhiệm thông báo đến các cử tri còn ở trong khu vực phòng bỏ phiếu về việc chuẩn bị kết thúc thời gian bỏ phiếu và đề nghị cử tri khẩn trương hoàn thành việc bỏ phiếu. Tổ bầu cử thực hiện việc đóng hòm phiếu vào đúng thời gian đã quy định, không phụ thuộc vào việc cử tri đã bỏ phiếu hết hay chưa. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục. Trường hợp chưa hết thời gian bỏ phiếu theo quy định mà đã có 100% người trong danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu đã tham gia bỏ phiếu thì Tổ bầu cử cũng không được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu và tiến hành kiểm phiếu trước thời điểm 07 giờ tối cùng ngày. Do đó, về nguyên tắc, các Tổ bầu cử, thành viên các Tổ bầu cử có thể vận động, tuyên truyền để cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu, thực hiện quyền bầu cử của mình nhưng không được thúc giục, ép buộc cử tri phải đi bỏ phiếu sớm để kết thúc sớm việc bỏ phiếu. 3. Các địa điểm bỏ phiếu (phòng bỏ phiếu) bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được trang trí, tổ chức như thế nào? Địa điểm bỏ phiếu được bố trí ở những nơi công cộng (như nhà văn hóa, hội trường, trường học,...) thuận tiện cho cử tri cũng như thuận lợi cho việc bố trí các trang thiết bị phục vụ cho cuộc bầu cử. Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương và căn cứ vào mật độ phân bố dân cư ở khu vực bỏ phiếu, Tổ bầu cử lựa chọn địa điểm bỏ phiếu (phòng bỏ phiếu) cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện để cử tri đến bầu cử. Địa điểm bỏ phiếu phải được trang trí trang nghiêm, tiết kiệm; bố trí lối vào cho cử tri bỏ phiếu và lối ra cho cử tri sau khi đã bỏ phiếu xong; địa điểm bỏ phiếu phải bảo đảm an ninh, trật tự. Tổ trưởng Tổ bầu cử phải phân công thành viên Tổ bầu cử luân phiên trực bảo vệ địa điểm bỏ phiếu cả ngày và đêm trước, trong ngày bầu cử và cho đến khi kết thúc việc bỏ phiếu, tổng hợp, lập biên bản kiểm phiếu gửi đến Ủy ban bầu cử tương ứng. Địa điểm bỏ phiếu gồm: cổng ra - vào, khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu và khu vực bên trong phòng bỏ phiếu phải được trang trí theo mẫu hướng dẫn tại Thông tư số 01/2020/TT-BNV ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nội vụ và cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. a) Cổng ra - vào và khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu: - Tổ bầu cử sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương để làm cổng ra vào khu vực bỏ phiếu. - Khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu là nơi niêm yết danh sách cử tri; nội quy phòng bỏ phiếu, thể lệ bầu cử; nơi tổ chức lễ khai mạc; nơi tiếp đón cử tri đến bỏ phiếu. Khu vực này có thể bố trí bàn, ghế để cử tri chờ thực hiện việc bỏ phiếu. b) Khu vực bên trong phòng bỏ phiếu: - Khu vực bên trong phòng bỏ phiếu phải được bố trí trang trọng, đủ bàn, ghế, bút viết và những điều kiện cần thiết để cử tri đến bỏ phiếu; nơi nào có hội trường rộng thì có thể tổ chức lễ khai mạc ngay trong phòng bỏ phiếu. - Phòng bỏ phiếu phải có lối đi vào, lối đi ra một chiều và theo trật tự nhất định, có thể tham khảo bố trí theo sơ đồ sau: Bắt đầu lối vào là bàn hướng dẫn, bàn để cử tri xuất trình Thẻ cử tri và nhận phiếu bầu; tiếp đến là một số bàn để cử tri viết phiếu bầu, nơi để hòm phiếu; bàn đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri để xác nhận cử tri đã bỏ phiếu; lối ra cho cử tri sau khi cử tri đã thực hiện xong việc bỏ phiếu. - Tùy điều kiện cụ thể của từng phòng bỏ phiếu, Tổ bầu cử niêm yết danh sách, tiểu sử những người ứng cử; tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân để cử tri tham khảo trước khi viết phiếu bầu. - Nơi cử tri viết phiếu bầu cần có các vách ngăn hoặc phòng kín để bảo đảm cử tri ‘‘bỏ phiếu kín’’ theo quy định của pháp luật về bầu cử. 4. Các nội dung của Nội quy phòng bỏ phiếu? Để cuộc bầu cử đạt kết quả, bảo đảm dân chủ, hợp pháp của cuộc bầu cử và bảo đảm trật tự, an toàn, nhất là trong ngày bỏ phiếu, các tổ chức phụ trách bầu cử và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, khi đến bỏ phiếu, mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu do Hội đồng bầu cử quốc gia quy định. Nội quy phòng bỏ phiếu được Tổ bầu cử niêm yết tại phòng bỏ phiếu và gồm các nội dung sau đây: - Phải chấp hành đúng nguyên tắc, trình tự bỏ phiếu. - Cử tri phải xếp hàng lần lượt để thực hiện việc bỏ phiếu, ưu tiên người cao tuổi, người khuyết tật và phụ nữ có thai. - Phải giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn tại khu vực bỏ phiếu. - Không được vận động bầu cử tại nơi bỏ phiếu dưới bất kỳ hình thức nào. - Không được mang vũ khí, chất nổ, vật dễ cháy… vào khu vực bỏ phiếu, phòng bỏ phiếu. - Những người không có nhiệm vụ thì không được vào phòng bỏ phiếu. - Thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử, những người có nhiệm vụ phục vụ bầu cử phải đeo phù hiệu theo mẫu do Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh quy định; thành viên Tổ bầu cử có trách nhiệm hướng dẫn cử tri bỏ phiếu và giải đáp thắc mắc của cử tri. - Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào mặt trước của Thẻ cử tri. Thẻ cử tri chỉ có giá trị cho một lần bỏ phiếu. - Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử của công dân, vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 5. Hòm phiếu để phục vụ công tác bầu cử phải đáp ứng những yêu cầu gì? Việc chuẩn bị hòm phiếu, số lượng, kích cỡ hòm phiếu tùy theo đặc điểm, điều kiện của từng địa phương theo hướng dẫn cụ thể của Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh. Hòm phiếu có thể được đóng mới hoặc sử dụng hòm phiếu bầu cử hiện có. Hòm phiếu phải bảo đảm chắc chắn, trang trí sạch đẹp, phía mặt trước của hòm phiếu có dán hình Quốc huy, phía dưới có dòng chữ “HÒM PHIẾU”. Ngoài hòm phiếu chính, Tổ bầu cử phải chuẩn bị hòm phiếu phụ (hòm phiếu lưu động) và băng niêm phong hòm phiếu. 6. Hòm phiếu phụ là gì? Trong trường hợp nào thì dùng hòm phiếu phụ? Hòm phiếu phụ là hòm phiếu dự phòng và có thể được di chuyển ra khỏi phòng bỏ phiếu. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ; người đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 hoặc các địa điểm cách ly tập trung khác và người đang bị cách ly tại nhà (nếu có); những khu vực bị chia cắt do thiên tai, lũ lụt thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến các địa điểm nêu trên để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Sau khi những cử tri này bỏ phiếu xong, thành viên Tổ bầu cử phải mang ngay hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu. 7. Phiếu bầu cử được quy định như thế nào? Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp phải được in riêng từng loại trên 01 mặt trang giấy A5 (21cm x 14,8cm) theo chiều dọc khổ giấy. Màu sắc từng loại phiếu bầu cử do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn nhưng không được trùng màu với các loại Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội hay Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp khác trên cùng địa bàn. Phiếu bầu cử hợp lệ phải có dấu của Tổ bầu cử ở góc phía trên bên trái. Trên phiếu phải ghi rõ: - Tên đơn vị bầu cử. - Tên phiếu bầu cử (Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV hay Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khóa mấy, nhiệm kỳ 2021-2026 của đơn vị hành chính cụ thể nào). - Số lượng đại biểu Quốc hội được bầu do Hội đồng bầu cử quốc gia ấn định cho đơn vị bầu cử đó đối với Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu do Ủy ban bầu cử tương ứng ấn định cho đơn vị bầu cử đó đối với Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. - Phần ghi họ và tên những người ứng cử tại đơn vị bầu cử xếp tên theo vần chữ cái A, B, C...  như trên Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu đã được công bố. Họ và tên mỗi người ứng cử ghi ở một dòng riêng. Đằng trước họ và tên có từ "Ông" hoặc "Bà" tương ứng với giới tính của từng người ứng cử. Trường hợp người ứng cử có tên khai sinh, tên thường gọi khác nhau hoặc có tên gọi khác thì ghi tên khai sinh trước; tên thường gọi, tên gọi khác hoặc pháp danh kèm theo pháp hiệu được ghi và đặt trong dấu ngoặc đơn ở phía sau. Có thể viết trong cùng 01 dòng hoặc tách thành 02 dòng liền nhau nhưng có cùng kiểu chữ, cỡ chữ. Trường hợp họ và tên của những người ứng cử có phần tên giống nhau thì căn cứ vào phần họ để xác định thứ tự; trường hợp phần họ cũng giống nhau thì căn cứ vào phần tên đệm. Trường hợp trùng hoàn toàn cả họ, tên và tên đệm thì xếp theo ngày tháng năm sinh; người nào có ngày tháng năm sinh sớm hơn thì được xếp trước; trên Phiếu bầu cử sẽ ghi thêm ngày tháng năm sinh trong dấu ngoặc đơn ngay cạnh phần họ và tên của những người ứng cử có họ và tên giống nhau. Việc tổ chức in ấn Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện; việc tổ chức in ấn Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào do Ủy ban nhân dân ở cấp đó thực hiện. Các địa phương căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế, danh sách cử tri của địa phương để quyết định tổng số phiếu bầu cử cần in (bao gồm cả tỷ lệ phiếu dự phòng cần thiết). Việc in ấn, bàn giao, quản lý phiếu bầu cử phải được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Tại các khu vực bỏ phiếu, trước khi mở hòm phiếu để kiểm phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm đếm, thống kê, lập biên bản và niêm phong toàn bộ số phiếu bầu cử chưa sử dụng, số phiếu gạch hỏng bị đổi trả lại theo đúng quy định. 8. Trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử được nhận bàn giao các loại tài liệu, vật tư nào để sử dụng trong công tác bầu cử? Để sử dụng trong việc thực hiện công tác bầu cử, Tổ bầu cử phân công thành viên nhận các loại tài liệu, vật tư sau đây từ Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban bầu cử cùng cấp: 1. Nhận Thẻ cử tri theo danh sách cử tri ở khu vực bỏ phiếu và phát cho cử tri trước ngày bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử. 2. Nhận đủ số lượng phiếu bầu theo danh sách cử tri và số lượng phiếu bầu dự phòng. Khi nhận phiếu bầu phải có biên bản bàn giao giữa người giao và người nhận về số lượng cụ thể của từng loại phiếu bầu. Tổ bầu cử kiểm tra kỹ phiếu bầu về số lượng đại biểu được bầu ở đơn vị bầu cử, danh sách họ và tên những ứng cử viên đúng với khu vực bỏ phiếu của tổ mình và phải quản lý chặt chẽ số lượng các loại phiếu bầu. 3. Con dấu của Tổ bầu cử và con dấu “Đã bỏ phiếu”. 4. Các loại biên bản, biểu mẫu của Tổ bầu cử. 5. Danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu. 6. Danh sách và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại khu vực bỏ phiếu. 7. Nội quy phòng bỏ phiếu, thể lệ bầu cử, mẫu diễn văn khai mạc, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân. 8. Phù hiệu của các thành viên Tổ bầu cử. 9. Văn phòng phẩm (bút, giấy, kéo, thước kẻ, keo dán, hộp mực con dấu,…). 10. Các tài liệu khác liên quan đến bầu cử theo hướng dẫn của địa phương. 9. Các công việc mà Tổ bầu cử cần thực hiện trước ngày bầu cử là gì? 1. Tổ trưởng Tổ bầu cử chủ trì cuộc họp phân công cụ thể cho từng thành viên thực hiện các công việc sau: - Tổ trưởng phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo hoạt động trong phòng bỏ phiếu và việc bỏ phiếu, việc kiểm phiếu. - Thư ký chịu trách nhiệm quản lý tài liệu, phiếu bầu, con dấu, làm biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử. - Phân công thành viên chịu trách nhiệm về trang trí phòng bỏ phiếu, trực tiếp chỉ đạo hoạt động ngoài phòng bỏ phiếu và bảo đảm các điều kiện vật chất - kỹ thuật cho ngày bầu cử của Tổ bầu cử. - Phân công thành viên chịu trách nhiệm kiểm tra Thẻ cử tri, đối chiếu danh sách cử tri, đánh dấu theo dõi số cử tri đi bầu vào danh sách cử tri, phát phiếu bầu đã được đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri. - Phân công thành viên chịu trách nhiệm hướng dẫn cử tri cách thức bỏ phiếu và viết phiếu bầu. - Phân công thành viên chịu trách nhiệm trực tại bàn gần hòm phiếu, đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào mặt trước của Thẻ cử tri khi cử tri đã bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu. - Phân công thành viên hướng dẫn cử tri ra, vào phòng bỏ phiếu, nhận phiếu, viết phiếu và bỏ phiếu. - Phân công thành viên phụ trách công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa điểm bỏ phiếu. - Phân công thành viên đôn đốc, thông báo để các cử tri đi bỏ phiếu. - Các công việc khác liên quan đến công tác bầu cử. 2. Tổ bầu cử thực hiện việc rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các loại phương tiện vật chất - kỹ thuật phục vụ ngày bầu cử, bao gồm: - Phòng bỏ phiếu. - Nơi niêm yết danh sách cử tri, danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. - Phiếu bầu bảo đảm đúng đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu. - Các con dấu. - Các hòm phiếu. - Các biên bản, biểu mẫu của Tổ bầu cử. - Thành phần dự lễ khai mạc, diễn văn khai mạc và các văn phòng phẩm phục vụ việc bầu cử. - Danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu, trong đó cần xác định rõ số cử tri là người ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu; người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng; người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ; người đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 hoặc các địa điểm cách ly tập trung khác và người đang bị cách ly tại nhà (nếu có); những khu vực bị chia cắt do thiên tai, lũ lụt để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri này nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. - Các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác phục vụ cho ngày bầu cử. 3. Quản lý phiếu bầu: Tổ trưởng Tổ bầu cử phân công thành viên quản lý chặt chẽ số phiếu bầu. Trường hợp phát hiện phiếu bầu bị mất thì Tổ bầu cử phải báo cáo ngay Ban bầu cử để có biện pháp xử lý kịp thời. 10. Các công việc mà Tổ bầu cử cần thực hiện trong ngày bầu cử là gì? 1. Các thành viên Tổ bầu cử phải đến trước giờ khai mạc để kiểm tra công tác chuẩn bị, bảo đảm thời gian khai mạc đúng giờ quy định. Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 07 giờ sáng và kết thúc vào 07 giờ tối cùng ngày. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 05 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 09 giờ tối cùng ngày. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các điều kiện cần thiết cho ngày bầu cử, Tổ bầu cử mới tổ chức lễ khai mạc và tiến hành việc bỏ phiếu. 2. Tổ bầu cử tổ chức lễ khai mạc cuộc bầu cử tại phòng bỏ phiếu. Lễ khai mạc phải được tổ chức trang trọng, thời gian khoảng 15 đến 20 phút, do Tổ trưởng Tổ bầu cử chủ trì. 3. Tổ bầu cử tổ chức để cử tri thực hiện việc bỏ phiếu: - Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử hộ, bầu cử thay. Khi đến phòng bỏ phiếu, cử tri xuất trình Thẻ cử tri để được nhận phiếu bầu. - Khi bắt đầu việc bỏ phiếu, Tổ bầu cử mời những cử tri có tên trong danh sách cử tri là lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, người có công với cách mạng, chức sắc tôn giáo (nếu có) và cử tri là người cao tuổi nhất có mặt tại thời điểm khai mạc bỏ phiếu trước. - Việc bỏ phiếu được tiến hành liên tục. Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo, hướng dẫn cử tri thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bầu cử, thể lệ bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu; đôn đốc cử tri tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân; hướng dẫn cử tri cách thức bỏ phiếu và gạch phiếu bầu. - Khi cử tri gạch phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành viên Tổ bầu cử. Nếu cử tri gạch bị nhầm hoặc bị hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác; nếu cử tri yêu cầu đổi phiếu bầu khác do gạch hỏng, Tổ bầu cử phải thu hồi phiếu gạch hỏng của cử tri, sau đó mới được phát phiếu bầu khác. Cử tri không thể tự gạch phiếu bầu thì nhờ người khác gạch phiếu hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người gạch phiếu hộ phải đọc đầy đủ họ và tên những người ứng cử trên phiếu bầu để cử tri tự mình quyết định. Người gạch hộ phiếu bầu phải ghi trung thực ý muốn của cử tri nhờ viết hộ và bảo đảm bí mật phiếu bầu. Khi viết hộ phiếu bầu xong phải giao lại phiếu bầu cho cử tri để cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. Người khuyết tật không thể bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Ngoài các trường hợp nói trên, Tổ bầu cử không được cho phép cử tri bầu cử thay hay bầu cử hộ cho cử tri khác. - Trong khi tiến hành bỏ phiếu, nếu có tình huống bất thường xảy ra làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu thì Tổ trưởng Tổ bầu cử và các thành viên Tổ bầu cử phải nhanh chóng hội ý để kịp thời xử lý. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc không thể tự xử lý được thì phải tạm dừng cuộc bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải tiến hành niêm phong và quản lý chặt chẽ hòm phiếu, phiếu bầu và các tài liệu liên quan khác, kịp thời báo cáo Ban bầu cử có liên quan để có phương án giải quyết, đồng thời phải có biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục tiến hành. - Tổ bầu cử phải chú ý đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào mặt trước của Thẻ cử tri khi cử tri đã hoàn thành việc bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu; không được bỏ sót, bỏ lọt trường hợp cử tri đã bỏ phiếu bầu cử rồi mà chưa được đóng dấu “Đã bỏ phiếu” trên Thẻ cử tri; quản lý chặt chẽ số phiếu bầu cử và việc kiểm kê, kiểm tra, phân loại phiếu bầu. - Trong quá trình diễn ra việc bỏ phiếu, các thành viên Tổ bầu cử phải ân cần, lịch sự, hướng dẫn tận tình, chu đáo cho cử tri đến tham gia bỏ phiếu. Các thành viên Tổ bầu cử được phân công đảm nhiệm từng công việc trong ngày bầu cử phải chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công và hỗ trợ thành viên khác hoàn thành nhiệm vụ chung của Tổ bầu cử. Tổ bầu cử không được để những người không có nhiệm vụ vào phòng bỏ phiếu. Không ai được mang vũ khí, chất nổ, vật dễ cháy,... vào địa điểm bỏ phiếu. - Trường hợp phải sử dụng hòm phiếu phụ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng phiếu bầu khi phát ra cho thành viên Tổ bầu cử để mang theo cùng với hòm phiếu phụ đến các cử tri là người ốm đau, già yếu, khuyết tật; người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng; người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ; người đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 hoặc các địa điểm cách ly tập trung khác và người đang bị cách ly tại nhà (nếu có); những khu vực bị chia cắt do thiên tai, lũ lụt, để thực hiện việc bỏ phiếu do không đến được phòng bỏ phiếu. Sau khi những cử tri này bỏ phiếu xong, thành viên Tổ bầu cử phải mang ngay hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu. 4. Kết thúc việc bỏ phiếu và tổ chức kiểm phiếu: Sau khi đã kết thúc giờ bỏ phiếu theo quy định thì Tổ bầu cử mới được mở hòm phiếu để kiểm phiếu. 5. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên khi tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu: - Tổ trưởng Tổ bầu cử phân công các thành viên Tổ bầu cử thành các nhóm để thực hiện việc kiểm phiếu. Đối với các Tổ bầu cử đủ số lượng thành viên để phân thành 04 nhóm thì phân công thực hiện như sau: Nhóm kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội; nhóm kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nhóm kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; nhóm kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Đối với các Tổ bầu cử không đủ số lượng thành viên để phân thành 04 nhóm thì Tổ trưởng Tổ bầu cử phân công các nhóm kiểm phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cho phù hợp. - Thư ký Tổ bầu cử tiến hành lập các biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử. 11. Lễ khai mạc cuộc bầu cử được tổ chức như thế nào? Khi đến giờ bắt đầu bỏ phiếu theo quy định, Tổ bầu cử phải tổ chức lễ khai mạc cuộc bầu cử tại phòng bỏ phiếu. Thành phần tham dự lễ khai mạc bao gồm: - Các thành viên Tổ bầu cử, những người có nhiệm vụ liên quan đến công tác bầu cử. - Đại diện cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể ở địa phương. - Đại diện cử tri là người cao tuổi, người có công với cách mạng và chức sắc tôn giáo trong khu vực (nếu có). - Cử tri đến dự lễ khai mạc. - Phóng viên báo, đài (nếu có). Tổ trưởng Tổ bầu cử chủ trì lễ khai mạc theo trình tự sau đây: - Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Đọc diễn văn khai mạc. Diễn văn khai mạc cần được chuẩn bị trang trọng, ngắn gọn, súc tích, nêu được mục đích, ý nghĩa của việc bầu cử. - Đọc nội quy phòng bỏ phiếu. - Kiểm tra hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ trước sự chứng kiến của cử tri; mời 02 cử tri không phải là người có tên trong danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại đơn vị bầu cử nơi có khu vực bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm phiếu, sau đó niêm phong hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ theo quy định. - Sau khi thực hiện thủ tục niêm phong hòm phiếu, Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố cuộc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 bắt đầu. 12. Trước khi bỏ phiếu, thủ tục kiểm tra hòm phiếu được thực hiện như thế nào? Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri để bảo đảm tính công khai, khách quan và thực hiện nguyên tắc nhân dân kiểm tra. Đây cũng là hình thức để cử tri trực tiếp giám sát cuộc bầu cử. Đúng giờ bắt đầu bỏ phiếu theo quy định, Tổ trưởng Tổ bầu cử mời 02 cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà không phải là người có tên trong danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại đơn vị bầu cử nơi có khu vực bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm phiếu. Sau khi kiểm tra hòm phiếu và xác nhận không có gì ở trong, hòm phiếu được đóng và niêm phong bằng giấy có đóng dấu của Tổ bầu cử, thì cuộc bỏ phiếu mới được bắt đầu. 13. Việc bỏ phiếu được thực hiện như thế nào? Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về nguyên tắc bỏ phiếu như sau: - Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân. - Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay. - Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử. - Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác. - Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri. - Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu. 14. Việc cử tri ghi phiếu bầu cử được thực hiện như thế nào? Tổ bầu cử có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cử tri cách thức bỏ phiếu. Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu. Trường hợp có phiếu gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang nhưng gạch hết họ và tên của người ứng cử thì vẫn được tính là phiếu hợp lệ. Trường hợp người ứng cử có hai tên (tên khai sinh, tên thường gọi) hoặc có chức vị, pháp danh, pháp hiệu theo tôn giáo, nếu cử tri không tín nhiệm người này, thì cần hướng dẫn cho cử tri gạch tất cả tên khai sinh, tên thường gọi hoặc chức vị, pháp danh, pháp hiệu tôn giáo của ứng cử viên đó. Tuy nhiên, trường hợp cử tri chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc tên thường gọi; chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc một dòng có chức vị, pháp danh, pháp hiệu (đối với chức sắc tôn giáo) thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ. Trường hợp bên cạnh họ và tên của người ứng cử có cả ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn do có sự giống nhau cả họ, tên và tên đệm, nếu cử tri không tín nhiệm người này thì cần hướng dẫn cho cử tri gạch hết cả họ và tên và ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn. Tuy nhiên, nếu cử tri chỉ gạch họ và tên mà không gạch ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ. Nếu cử tri yêu cầu đổi phiếu bầu khác do gạch hỏng, Tổ bầu cử phải thu hồi phiếu gạch hỏng của cử tri, sau đó mới được phát phiếu bầu khác. 15. Trường hợp nào thì cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ hộ phiếu bầu cử? Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu cử thì được nhờ người khác viết hộ, người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu cử của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu bầu cử được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. 16. Thẻ cử tri sau khi công dân đã bỏ phiếu xong thì xử lý như thế nào? Sau khi cử tri bỏ phiếu bầu cử xong, thành viên Tổ bầu cử có trách nhiệm nhắc cử tri xuất trình lại Thẻ cử tri và đóng dấu “Đã bỏ phiếu” lên mặt trước của Thẻ cử tri. Cử tri được giữ lại Thẻ cử tri; cử tri không được xuất trình Thẻ cử tri đã đóng dấu “Đã bỏ phiếu” để yêu cầu tham gia bỏ phiếu. 17. Việc xử lý đối với một số tình huống đặc biệt có thể phát sinh trước, trong và sau ngày bầu cử được thực hiện như thế nào? - Trường hợp dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở địa phương trong thời gian gần đến ngày bầu cử, thì Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chỉ đạo, hướng dẫn phương án tổ chức bầu cử đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, trên tinh thần là địa phương chủ động xây dựng các phương án tốt nhất để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến cho những cử tri bị ảnh hưởng do mắc bệnh hoặc do phải cách ly để họ nhận phiếu bầu cử và thực hiện việc bầu cử. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. - Trường hợp xảy ra mưa lũ, thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, địa hình bị chia cắt dẫn đến cử tri không thể đi đến các phòng bỏ phiếu thì Ủy ban bầu cử các cấp chỉ đạo Tổ bầu cử tìm phương án tốt nhất để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến giúp những cử tri này nhận phiếu bầu cử và thực hiện việc bầu cử. - Trong trường hợp các tình huống phát sinh trên đã được các cơ quan có thẩm quyền ở địa phường giải quyết nhưng không thể xử lý được, do vượt quá thẩm quyền thì Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh báo cáo Hội động bầu cử quốc gia xem xét, quyết định phương án tổ chức bầu cử tại các khu vực này. 18. Những sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu được xử lý như thế nào? Theo quy định tại Điều 71 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục trong ngày bầu cử. Trường hợp có những sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục. Trường hợp vì lý do đặc biệt phải hoãn ngày bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết để đề nghị Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định. 19. Việc kiểm phiếu được tiến hành như thế nào? Những ai được chứng kiến việc kiểm phiếu? Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Trình tự tiến hành việc kiểm phiếu được thực hiện như sau: - Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm kê (đếm), niêm phong phiếu bầu cử chưa sử dụng và phiếu bầu cử do cử tri gạch hỏng (nếu có), lập biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (theo Mẫu số 35/HĐBC); toàn bộ phiếu bầu cử chưa sử dụng và phiếu bầu cử bị gạch hỏng được niêm phong và gửi kèm theo biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu đến các Ban bầu cử tương ứng. - Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử mời 02 cử tri là người biết chữ, có uy tín trong Nhân dân tại địa bàn và không phải là những người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại khu vực bỏ phiếu đó chứng kiến việc mở hòm phiếu. Người ứng cử hoặc người đại diện hợp pháp của người ứng cử và các phóng viên được chứng kiến việc kiểm phiếu của Tổ bầu cử, nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn để Tổ bầu cử thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu. - Tổ trưởng Tổ bầu cử mở hòm phiếu chính và hòm phiếu phụ (nếu có) để tiến hành việc kiểm phiếu. - Tổ bầu cử thực hiện việc phân loại phiếu bầu theo màu phiếu bầu đại biểu Quốc hội, màu phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; màu phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; màu phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; kiểm kê (đếm) tổng số phiếu trong hòm phiếu để xác định số phiếu thu vào và bàn giao các loại phiếu cho các nhóm đã được phân công của Tổ bầu cử để bắt đầu việc kiểm phiếu. - Tổ bầu cử tiến hành kiểm tra tổng số phiếu thu vào so với tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Nếu tổng số phiếu thu vào bằng hoặc ít hơn số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì Tổ bầu cử mới được tiến hành kiểm phiếu. Trường hợp tổng số phiếu thu vào nhiều hơn tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải kiểm tra lại; nếu kiểm tra lại vẫn cho kết quả tổng số phiếu thu vào nhiều hơn tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì lập tức niêm phong hòm phiếu và báo cáo ngay Ban bầu cử tương ứng để giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban bầu cử thì Ban bầu cử phải kịp thời báo cáo Ủy ban bầu cử tương ứng để xem xét, quyết định. 20. Những phiếu bầu cử nào là phiếu bầu cử hợp lệ? Về nguyên tắc, phiếu bầu cử hợp lệ là phiếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra. - Phiếu có đóng dấu của Tổ bầu cử. - Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số lượng đại biểu đã ấn định cho đơn vị bầu cử. - Phiếu không ghi thêm tên người khác ngoài danh sách những người ứng cử hoặc ghi thêm nội dung khác. Tổ bầu cử có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cử tri cách thức bỏ phiếu để bảo đảm phiếu bầu cử hợp lệ. Theo các hướng dẫn tại Thông tư số 01/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không được bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không được để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu. Tuy nhiên, trường hợp trên phiếu gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang nhưng gạch hết họ và tên của người ứng cử thì vẫn được tính là phiếu hợp lệ. Trường hợp người ứng cử có hai tên (tên khai sinh, tên thường gọi) hoặc có chức vị, pháp danh, pháp hiệu theo tôn giáo, nếu cử tri không tín nhiệm người này, thì cần hướng dẫn cho cử tri gạch tất cả tên khai sinh, tên thường gọi hoặc chức vị, pháp danh, pháp hiệu tôn giáo của ứng cử viên đó. Tuy nhiên, nếu cử tri chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc tên thường gọi; chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc một dòng chức vị, pháp danh, pháp hiệu (đối với chức sắc tôn giáo) thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ. Tương tự như vậy, trường hợp bên cạnh họ và tên của người ứng cử có cả ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn () do những người ứng cử trong danh sách ghi trên phiếu có cả họ, tên và tên đệm giống nhau, nếu cử tri không tín nhiệm người này, thì cần gạch hết cả họ và tên và ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn. Tuy nhiên, nếu cử tri chỉ gạch họ và tên mà không gạch ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ. 21. Những phiếu bầu cử nào là phiếu không hợp lệ? Những phiếu bầu cử không hợp lệ là: - Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra. - Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử. - Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử. - Phiếu gạch xóa họ, tên của tất cả những người ứng cử; phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác. Trong quá trình kiểm phiếu, nếu phát hiệu có phiếu bầu cử được cho là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử đưa ra để toàn Tổ xem xét, quyết định. Tổ bầu cử không được gạch xóa hoặc sửa các tên, nội dung ghi trên phiếu bầu. 22. Nguyên tắc xác định người trúng cử được quy định như thế nào? Nguyên tắc xác định người trúng cử được thực hiện như sau: - Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử, trừ trường hợp bầu cử lại mà số cử tri đi bầu cử vẫn chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri thì kết quả bầu cử lại được công nhận mà không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai. - Người trúng cử phải là người ứng cử có số phiếu bầu đạt quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ. - Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu bầu cao hơn. - Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử. 23. Các khiếu nại, tố cáo tại chỗ về việc kiểm phiếu được giải quyết như thế nào? Những khiếu nại, tố cáo tại chỗ về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử nhận, giải quyết và ghi nội dung giải quyết vào biên bản. Trong trường hợp Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ bầu cử vào biên bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng. 24. Việc công bố kết quả bầu cử, danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành vào thời điểm nào? Hội đồng bầu cử quốc gia căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là ngày 12 tháng 6 năm 2021 (hoặc 20 ngày sau ngày bầu cử). Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là ngày 02 tháng 6 năm 2021 (hoặc 10 ngày sau ngày bầu cử). Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện chậm nhất là ngày 02 tháng 6 năm 2021 (hoặc 10 ngày sau ngày bầu cử). Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chậm nhất là ngày 02 tháng 6 năm 2021 (hoặc 10 ngày sau ngày bầu cử)./. Nguyễn Thị Hiên- Văn phòng Cục THADS tỉnh Bắc Giang In bài viết Gửi Email Các tin khác
  • 17 thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện trong lĩnh vực THADS được sửa đổi, bổ sung (09/06/2020)
  • Những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn trong việc trả lại tiền, tài sản thi hành án (27/11/2019)
  • Một số khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tế sau 1 năm thực hiện nghị quyết số 42/2017/QH14 (15/11/2018)
  • Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác xác minh, phân loại án tại địa phương và hướng giải quyết (01/10/2018)
  • Các giải pháp cơ bản cần áp dụng ngay để giảm án tồn đọng hiệu quả trong thời gian tới (04/06/2015)
  • Bàn về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự (04/06/2015)
  • Quan điểm khác nhau về vụ cưỡng chế thi hành án dân sự (04/06/2015)
  • Một số vướng mắc cơ bản trong thực tiễn thi hành Luật thi hành án dân sự (04/06/2015)
Các tin đã đưa ngày: 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 123456789101112 20142015201620172018201920202021202220232024 search Thông báo Thông báo bán đấu giá tài sản
  • Chi cục THADS thị xã Việt Yên công khai Thông báo số 2206/TB-CTHADS 26/11/2024
  • Thông báo số 3333/TB-CTHADS ngày 25/11/2024 Thông báo kết quả sở tuyển công chức đăng ký dự thi tuyển CHV sơ cấp năm 2024
  • Chi cục THADS huyện Lục Ngạn công khai Quyết định chưa điều kiện số 02/QĐ-CTHADS 19/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Yên Dũng công khai Quyết định chưa điều kiện số 01/QĐ-CTHADS 13/11/2024
  • Chi cục THADS TX Việt Yên công khai Quyết định chưa điều kiện số 01/QĐ-CTHADS 30/10/2024
  • Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa công khai Quyết định chưa điều kiện số 111.112.113.114.115.116.117/QĐ-CTHADS 26/9/2024
  • Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa công khai Quyết định chưa điều kiện số 51.52.53.54.55.56/QĐ-THADS ngày 26/6/2024
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:18/QĐ-THADS ngày 25/6/2024 của Chi cục THADS huyện Lục Nam
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:27.28QĐ-THADS ngày 03/4/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:26QĐ-THADS ngày 02/4/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:21/QĐ-THADS ngày 27/3/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:20/QĐ-THADS ngày 26/3/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:16/QĐ-THADS ngày 26/3/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 27.28.29/QĐ-THADS cùng ngày 28/3/2023 của Chi cục THADS huyện Tân Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:13/QĐ-THADS ngày 07/3/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 21.22/QĐ-THADS ngày 26/3/2023 của Chi cục THADS thị xã ViệtYên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:23.24.25/QĐ-THADS cùng ngày 27/3/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 20/QĐ-THADS ngày 22/3/2023 của Chi cục THADS thị xã ViệtYên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:44.45.46/QĐ-THADS cùng ngày26/3/2024 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 26/QĐ-THADS ngày 20/3/2023 của Chi cục THADS huyện Tân Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 05/QĐ-THADS ngày26/3/2023 của Chi cục THADS huyện Lục Nam
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 19/QĐ-THADS ngày 19/3/2024 của Chi cục THADS huyện Việt Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 25/QĐ-THADS ngày 20/3/2023 của Chi cục THADS huyện Tân Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 42.43/QĐ-THADS cùng ngày21/3/2024 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Chi cục THADS huyện Lạng Giang công khai Quyết định chưa có điệu kiện số 12/QĐ-CCTHADS ngày 20/3/2024
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 09/QĐ-THADS ngày13/3/2023 của Chi cục THADS huyện Lạng Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 10/QĐ-THADS ngày13/3/2023 của Chi cục THADS huyện Lạng Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:14/QĐ-THADS cùng ngày 14/3/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:15/QĐ-THADS cùng ngày 14/3/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 11/QĐ-THADS ngày13/3/2023 của Chi cục THADS huyện Lạng Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 23.24/QĐ-THADS ngày14/3/2023 của Chi cục THADS huyện Tân Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 22/QĐ-THADS ngày 07/3/2023 của Chi cục THADS huyện Tân Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 40.41/QĐ-THADS cùng ngày12/3/2024 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số:13/QĐ-THADS cùng ngày 07/3/2024 của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 32.33/QĐ-THADS cùng ngày 22/01/2024 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 36.37.38/QĐ-THADS cùng ngày 29/02/2024 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 21QĐ-THADS cùng ngày 28/02/2023 của Chi cục THADS huyện Tân Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 03/QĐ-THADS cùng ngày 06/11/2023 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 17.18/QĐ-THADS cùng ngày 21/02/2024 của Chi cục THADS huyện Việt Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 06.07.08.09.10.11.12/QĐ-THADS cùng ngày 06/02/2024 + danh sách của Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 34.35/QĐ-THADS cùng ngày 01/02/2024 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 19/QĐ-THADS cùng ngày 01/02/2024 của Chi cục THADS huyện Tân Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 17.18/QĐ-THADS cùng ngày 30/01/2024 của Chi cục THADS huyện Tân Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 04/QĐ-THADS ngày 06/11/2023 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 15.16/QĐ-THADS cùng ngày 24/01/2024 của Chi cục THADS huyện Tân Yên
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 31/QĐ-THADS ngày 19/01/2024 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số: 23 .24.25.26.27.28.29.30/QĐ-THADS cùng ngày 12/01/2024 của Chi cục THADS thành phố Bắc Giang
  • Thông báo Lịch tiếp công dân của Cục THADS tỉnh Bắc Giang năm 2024
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 01/QĐ-THADS và số 02/QĐ-THADS cùng ngày 06/11/2023 của Chi cục THADS huyện Sơn Động
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 03/QĐ-CTHADS ngày 22/9/2022 của Cục THADS tỉnh Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 01/QĐ-CTHADS ngày 03/11/2022 của Cục THADS tỉnh Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 11/QĐ-CTHADS ngày 20/9/2023 của Cục THADS tỉnh Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 12/QĐ-CTHADS ngày 20/9/2023 của Cục THADS tỉnh Bắc Giang
  • Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án số 10/QĐ-CTHADS ngày 23/8/2023 của Cục THADS tỉnh Bắc Giang
  • Quyết định về việc giải quyết khiếu nại bà Đỗ Thị Nga
  • Quyết định về việc giải quyết khiếu nại bà Nguyễn Thị Thanh Thu
  • Quyết định về việc giải quyết khiếu nại ông Nguyễn Xuân Trường
  • Kết luận nội dung tố cáo của ông Nguyễn Văn Hiển
  • Thông báo về việc hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án và thực hiện thí điểm cơ chế một cửa đối với một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự
  • Chi cục THADS huyện Lạng Giang công khai Thông báo số 2453/TB-CCTHADS 26/11/2024
  • Cục THADS tỉnh Bắc Giang công khai Thông báo số 3337/TB-THADS ngày 26/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Sơn Động công khai Thông báo số 283/TB-CCTHADS 26/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Yên Dũng công khai Thông báo 655/TB-CCTHADS ngày 22/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Lục Ngạn công khai Thông báo 2352/TB-CCTHADS ngày 22/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa công khai Thông báo số 2104/TB-CCTHADS 22/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa công khai Thông báo số 2093/TB-CCTHADS 20/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa công khai Thông báo số 2100/TB-CCTHADS 21/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Lục Ngạn công khai Thông báo 2345/TB-CCTHADS ngày 20/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Hiệp Hòa công khai Thông báo số 2083/TB-CCTHADS 19/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Tân Yên công khai Thông báo số 793/TB-CCTHADS 19/11/2024
  • Chi cục THADS huyện Lục Ngạn công khai Thông báo 2120/TB-CCTHADS ngày 30/10/2024
Đường dây nóng
  • 02046 284 566
Album ảnh Video Kỷ niệm 76 năm 13 Kỷ niệm 76 năm 13 Kỷ niệm 76 năm 12 Kỷ niệm 76 năm 12 Kỷ niệm 76 năm 11 Kỷ niệm 76 năm 11 Kỷ niệm 76 năm 10 Kỷ niệm 76 năm 10 Kỷ niệm 76 năm 9 Kỷ niệm 76 năm 9 Kỷ niệm 76 năm 8 Kỷ niệm 76 năm 8 Kỷ niệm 76 năm 7 Kỷ niệm 76 năm 7 Kỷ niệm 76 năm 6 Kỷ niệm 76 năm 6 Kỷ niệm 76 năm 5 Kỷ niệm 76 năm 5 Kỷ niệm 76 năm 4 Kỷ niệm 76 năm 4 Kỷ niệm 76 năm 3 Kỷ niệm 76 năm 3 Kỷ niệm 76 năm 2 Kỷ niệm 76 năm 2 Kỷ niệm 76 năm 1 Kỷ niệm 76 năm 1 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 14 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 14 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 13 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 13 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 12 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 12 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 11 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 11 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 10 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 10 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 9 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 9 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 8 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 8 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 7 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 7 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 6 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 6 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 5 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 5 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 4 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 4 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 3 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 3 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 2 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS 2 Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống THADS Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017) 2 Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017) 2 Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017) Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017) Kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống THADS 9 Kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống THADS 9 prev2 next2 Xem thêm » Liên kết website
  • Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
  • Tổng cục Thi hành án
  • Hệ thống văn bản pháp luật quốc gia
  • Cổng thông tin điện tử Chính phủ
  • CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ - BỘ TƯ PHÁP
TRANG THÔNG TIN CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ tỉnh Bắc Giang SiteMap Địa chỉ: Khu dân cư phía Nam, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Điện thoại: 02046 258 002 Thư điện tử: bacgiang@moj.gov.vn

Luợt truy cập:

  • Trang chính
  • Giới thiệu
  • Thư điện tử

Từ khóa » Thời Gian đi Bầu Cử Quốc Hội 2021