Tìm Hiểu Về Nghệ Thuật Chạm Khắc Gỗ Truyền Thống Của Trung Quốc

Nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ Trung Quốc có từ lâu đời và du nhập vào Việt Nam

Nói tới nghệ thuật chạm khắc gỗ của Trung Quốc là nói tới kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống Trung Quốc. Có thể nói đây là quốc gia hình thành nghệ thuật điêu khắc gỗ sớm nhất, khoảng 7000 năm trước đây.

Kỹ thuật chạm khắc gỗ của Trung Quốc ra đời từ rất sớm.

Lịch sử chạm khắc gỗ qua các triều đại

Qua những vết tích xa xưa cho thấy nghệ thuật chạm khắc gỗ của Trung quốc ra đời từ thời xã hội nguyên thủy với hình tượng sơ khai đầu tiên được khắc trên gỗ là hình ảnh cá. Từ các ngôi mộ cổ (thuộc thời nhà Hán) được khai quật có thể thấy chủ đề chạm khắc về động vật thời nhà Hán đã vô cùng phong phú, phổ biến là biểu tượng: ngựa, chó, gia súc - hiện lên vô cùng sống động.

Hình ảnh chạm khắc gỗ cổ độc đáo

Dưới triều đại nhà Tần thì kỹ thuật trạm khắc gỗ đã trở nên tinh xảo hơn nhiều. Đến đời nhà Đường là thời điểm mà nghề thủ công chạm khắc đang tỏa sáng với kỹ thuật ngày càng hoàn hảo hơn, các tác phẩm nghệ thuật (pho tượng) được chạm khắc sắc mịn. Chủ đề hướng về: Chư Phật, chim chóc và thú vật.

Nghệ thuật chạm khắc gỗ dưới thời nhà Tống phát triển dựa trên sự phát triển rực rỡ của nhà Đường nhưng những ý tưởng thẩm mỹ lúc này đã thay đổi, các chủ đề sáng tạo hơn, thể hiện tinh thần của thời đại đó.

Kỹ thuật chạm khắc ngày càng tinh tế, nghệ thuật, đặc biệt là vào thời nhà Minh, nhà Thanh. Hình tượng chạm khắc gần gũi hơn với cuộc sống và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: từ kiến trúc nhà ở, nội thất, vật dụng và một số lĩnh vực khác.

Dưới thời nhà Minh, nhà Thanh nổi tiếng nhất là nghệ thuật điêu khắc gỗ DongYang (đây là tên một thành phố nằm tại tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc). Các tác phẩm tuyệt đỉnh DongYang nổi tiếng cho tới tận bây giờ.

Nghệ thuật chạm khắc gỗ luôn được phù hợp với truyền thống tâm linh.

Qua các tác phẩm chạm khắc gỗ có thể thấy được sự kết tinh của hệ tư tưởng, văn hóa trong mỗi giai đoạn, thể hiện các chuẩn mực xã hội, quy tắc ứng xử và các giá trị của giai đoạn đó. Các đề tài điêu khắc dần đi theo quan điểm "nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống", mong muốn cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp và hòa bình.

Ở Trung Quôc thời xưa, những câu chuyện thần thoại văn hóa dân gian vốn rất phổ biến đối với dân chúng, đi vào cả trong những bài ca, tiếng hát. Trong nghệ thuật điêu khắc gỗ thì các câu chuyện thần thoại này cũng là trọng tâm của sự sáng tạo, thể hiện sự kế thừa văn hóa truyền thống.

Trung Quốc là đất nước được thiên nhiên ban tặng rất nhiều ngọn núi và con sông xinh đẹp. Từ thời xa xưa các nghệ nhân cũng đã lấy phong cảnh, cảnh quan làm chủ đề sáng tác, đây cũng là cách mà các nghệ nhân điêu khắc thể hiện lòng yêu nước của họ.

Điển hình như tác phẩm chạm khắc "xuân tụng" miêu tả cuộc sống dồi dào vào mùa xuân với hoa đua nở, chim hót, con người phơi phới xuân sang, mang tới sự thịnh vượng, sức sống nảy nở.

Nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam.

Trong kiến trúc nhà ở : Trung Quốc vốn nổi tiếng với các công trình cung điện, tòa nhà bằng gỗ được trang trí, trạm khắc thẩm mỹ độc đáo. Các hình tượng điêu khắc gỗ này luôn hài hòa, thống nhất với kiến trúc tổng thể của cung điện, tòa nhà. Các hình tượng chạm khắc cùng với việc trưng bày đồ nội thất và khung cảnh khuôn viên ngôi nhà phản ánh tinh thần độc đáo, con mắt thẩm mỹ của người Trung Quốc.

Các hình ảnh chạm trổ có ý nghĩa phong phú và thấm nhuần văn hóa truyền thống của Trung Quốc: hướng đến cuộc sống hạnh phúc, cầu mong sức khỏe, tuổi thọ, may mắn và sự thịnh vượng.

Ở Việt Nam, nghệ thuật trạm khắc gỗ phát triển trên cơ sở kỹ thuật mộc truyền thống. Nghệ thuật trạm trổ này được nhìn thấy rõ nét nhất trong các ngôi đền, chùa, đình làng cổ. Các mảng chạm với nhiều chi tiết được lộng nét chạm tỉ mỉ, vô cùng tinh xảo tạo thành các hình tượng, bức tranh sống động với nhiều đề tài phong phú: hình cá chép hóa rồng, cá vượt vũ môn, mai hóa long ly...

Đền Rậm (ngôi đền hơn 300 tuổi) của Việt Nam được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia chính bởi đây là công trình tiêu biểu thể hiện kỹ thuật chạm khắc hết sức tinh xảo, kế thừa trực tiếp nghệ thuật dân dã đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVII.

Hình ảnh đặc trưng của đền Rậm với nghệ thuật chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo.

Hay các ngôi đình làng Bắc Bộ còn sót lại ở các thế kỷ trước cũng là những công trình thể hiện đậm chất nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống. Các chi tiết điêu khắc thể hiện mạnh mẽ tính dân gian, không có sự ước lệ về hình thức hay nội dung, tác phẩm thể hiện rõ được con mắt nghệ thuật, cá tính của người nghệ nhân.

Trước thế kỷ XVII, các công trình điêu khắc gỗ của Việt Nam còn ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc nhưng từ thế kỷ XVII và nhất là tới thế kỷ XVIII, qua các công trình đình làng dân gian đã cho thấy chủ đề điêu khắc không còn sự ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến Trung Quốc nữa mà đạt tới độ chín của nghệ thuật, thiên về khắc họa cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam.

Một số hình ảnh của nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ Việt Nam.

Một số hình ảnh của nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ Việt Nam.

Một số hình ảnh của nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ Việt Nam.

Trong tượng gỗ nghệ thuật

Bước sang giai đoạn kỷ nguyên mới, các nghệ nhân điêu khắc gỗ của Trung Quốc và Việt Nam đều không bỏ rơi các tinh hoa văn hóa truyền thống mà tìm cách kết hợp, hòa trộn giữa yếu tố hiện đại và truyền thống để để tạo nên tác phẩm mang tính nghệ thuật cao.

Song song với nghệ thuật chạm khắc gỗ trước kia thì giờ đây cũng phát triển loại hình tạo tác nghệ thuật trên các khối gỗ nu, lũa. Với loại hình chạm khắc gỗ thì đòi hỏi khâu lựa chọn gỗ hết sức cẩn thận, cấu trúc ngang của sợi gỗ phải chặt chẽ, gỗ phải có độ bền để đảm bảo tác phẩm chạm khắc không bị biến dạng, tác phẩm chú trọng nhấn mạnh đến sự tinh xáo trong các đường nét chạm khắc.

Nhưng đối với nghệ thuật nu, lũa thì các tác phẩm được tạo tác từ các khối nu, lũa lại thiên về sự tự nhiên, đường nét tạo tác càng giữ được vẻ đẹp xù xì, thô ráp vốn có thì tác phẩm đó lại càng giá trị.

Tác phẩm nghệ thuật nu lũa của Việt Nam

Tác phẩm nghệ thuật nu lũa của Trung Quốc

Từ khóa » Gỗ Lũa Nghệ Thuật Trung Quốc