Tìm Hiểu Về Nhân Tiết Kiệm điện Và Khái Niệm Tiêu Thụ điện Năng ...

Hai trong số các “đặc sản” của CPU Intel thế hệ 12 là Khái niệm Nhân tiết kiệm điện và khái niệm Tiêu thụ điện năng mới lần đầu được đề xướng bởi Intel. Mình cũng tò mò về hai món này nhưng chưa thực sự hiểu về chúng cho tới khi đọc được một bài viết tham khảo từ Tomshardware. Đọc xong sáng ra được nhiều thứ nên sẵn tiện muốn chia sẻ với anh em có cùng thắc mắc.

1/ Về Nhân tiết kiệm điện của CPU Alder Lake

Chúng ta đều biết về kiến trúc lai độc đáo của Intel CPU thế hệ 12. Chính kiến trúc lai này đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc ép xung đồng thời nâng cao hiệu suất chung của chip CPU đời mới. Thiết kế lai được gọi là “lai” vì Intel đã cho kết hợp hai loại nhân trên cùng một con chip, mỗi loại nhân lại là một kiến trúc khác nhau:

  • Nhân P (Performance Core): còn gọi là nhân hiệu năng cao: chỉ chăm chú vào việc mang lại hiệu suất cao cho toàn CPU, có kích thước lớn hơn, chạy mạnh hơn, ngốn nhiều điện hơn.
  • Nhân E (Efficient Core): nhân hiệu quả: có kích thước nhỏ hơn nhân P, ít tốn điện hơn và hiệu năng thì tương đối chứ không cao. Vì vậy nhân E cũng thường được gọi là nhân tiết kiệm điện.

Intel Alder Lake's E-cores are powerful than Skylake Cores.

Việc kết hợp hai loại nhân này lại với nhau đã giúp các CPU Alder Lake vừa có hiệu năng cao ấn tượng, lại vừa tiết kiệm điện hơn nhiều thế hệ trước. Đó là lý thuyết của kiến trúc lai.

Nhân hiệu suất cao (nhân P) thì mình không nói nữa vì nó là loại nhân căn bản trước giờ rồi. Nhân E hay còn là nhân tiết kiệm điện mới là thứ đáng để nói trong các CPU mới này.

Tác dụng của nhân E trong các chip CPU Alder Lake

Vốn từ đầu, Intel tạo ra nhân E không phải để tiết kiệm điện mà chính xác là dùng nguồn điện hiệu quả hơn, giúp CPU chạy hiệu quả hơn trên mỗi watt điện và chiếm diện tích nhỏ hơn trong không gian chip CPU. Nhân E làm được điều này là nhờ nó chạy đơn luồng và được tạo thành từ kiến trúc Gracemont. Kích thước nhân E nhỏ nên chip CPU sẽ chứa được nhiều nhân E hơn, làm cho hiệu suất đa luồng của CPU sẽ mạnh hơn hẳn.

Intel 12th Gen Alder Lake CPUs announced: everything you need to know |  Rock Paper Shotgun

Lấy ví dụ cụ thể như vầy: thử so sánh 4 nhân E của CPU Alder Lake vs 1 nhân thường trên CPU thế hệ thứ 6. Kết quả thu được sẽ là:

  • Diện tích trên chip thì bằng nhau
  • Nhưng hiệu suất đa luồng của 4 nhân E thì cao hơn tới 80% so với nhân thường trên CPU thế hệ 6, với cùng một lượng điện năng
  • Còn hiệu suất đơn luồng của từng nhân E mạnh hơn 1 nhân thường của CPU thế hệ 6 tới 40% ở cùng lượng điện.

Như vậy cuối cùng, tác dụng chính của các nhân tiết kiệm điện nhân E trên CPU thế hệ 12 chính là:

  • Hiệu suất đa luồng mạnh >> hiệu năng toàn CPU cũng mạnh theo
  • Xung nhịp cao
  • Lại tiết kiệm điện năng

Nhân E cũng chính là nhân tố bí ẩn giúp cho quá trình ép xung của các xung thủ diễn ra thuận lợi và có nhiều cơ hội làm nên kỳ tích, vượt bậc so với các CPU Intel thế hệ trước và cả so với CPU từ đối thù AMD.

2/ Về các khái niệm Tiêu thụ điện năng trên CPU Intel thế hệ 12

Intel cùng với sự kiện ra mắt CPU Alder Lake cũng đã chính thức mở ra một khái niệm mới về Tiêu thụ điện trên CPU thế hệ mới. Và nhờ có hai khái niệm mới này mà chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về bản chất và quá trình làm việc trên CPU của mình.

1/ PBP (Processor Base Power): là mức năng suất cơ bản của CPU tương ứng với các mức xung nhịp căn bản.

2/ MTP (Maximum Turbo Power): là công suất turbo tối đa của CPU, là ngưỡng công suất tối đa có thể đạt được trong quá trình Turbo (tăng áp).

Experts agree that Intel's 12th Gen CPUs bring the fight back to AMD | Windows Central

Hai khái niệm PBP và MTP liên quan tới nhau thế nào?

PBP là công suất khởi động. Khi CPU đủ điện và được tản nhiệt tốt thì tự động sẽ tăng lên mức xung cao hơn và không còn ở mức PBP ban đầu nữa. Và khi đạt tới đỉnh công suất cao nhất, ta nói CPU đã đạt MTP. MTP không phải là mức công suất khi ép xung theo ý muốn vì vẫn còn nằm trong hạn mức sản xuất của Intel. Ép xung là khi CPU của bạn vượt qua cả mức MTP hiện tại.

Intel không nói về TDP nữa, vậy PBP và MTP khác với khái niệm TDP kinh điển chỗ nào?

TDP (Thermal Design Power) là công suất tỏa nhiệt tối đa của các CPU ở các mức xung nhịp căn bản, có thể xem như khái niệm PBP ở trên.

Nhiều người vẫn đánh đồng TDP với chỉ số tiêu thụ điện năng của CPU. Nhưng thực ra TDP chỉ thể hiện mức căn bản không phản ảnh được công suất cao nhất khi chưa ép xung. Vô tình đã bị thiếu sót thông số về mức trần của công suất CPU (chính là MTP ở trên).

Intel Alder Lake CPU Specs Expose 5.3 GHz Boost Clock, 228W PL2 | Tom's Hardware

Việc đưa ra hai thông số Tiêu thụ điện năng PBP và MTP trên CPU thế hệ 12 thay vì chỉ có một là TDP như trước giờ cũng mang lại nhiều thuận tiện hơn cho người dùng phổ thông:

  • Khi cần chọn mainboard và tản nhiệt thì phải từ mức đáp ứng được PBP của CPU
  • Khi muốn đạt hiệu năng tối đa của CPU thì các phần cứng khác phải đáp ứng được mức MTP và hơn nếu muốn chơi ép xung.

Hy vọng hai thông tin thú vị này sẽ giúp bạn đồng cảm sâu sắc hơn với tình trạng cuồng Alder Lake của dân mê phần cứng. Chỉ vì chip CPU lần này quá đỉnh, có nhiều thứ vượt ngoài mong đợi so với các thời kỳ trước. Bạn sưu tầm được thông tin nào hấp dẫn về dàn chip thế hệ 12 này nhớ chia sẻ thêm với newsphongcachxanh nhé.

Từ khóa » Chip Tiết Kiệm điện