Tìm Hiểu Về Nhiễm Khuẩn E. Coli - YouMed

Nội dung bài viết

  • 1. Vi khuẩn E. coli là gì?
  • 2. Triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột do E. coli
  • 3. Nhiễm trùng tiểu do E. coli
  • 4. Nguyên nhân nhiễm khuẩn E. coli là gì?
  • 5. Ai dễ bị nhiễm khuẩn E. coli?
  • 6. Khi nào đến gặp bác sĩ?
  • 7. Biến chứng nào có thể xảy ra khi nhiễm khuẩn E. coli?
  • 8. Chẩn đoán nhiễm khuẩn E. coli như thế nào?
  • 9. Điều trị nhiễm khuẩn E. coli như thế nào?
  • 10. Cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn E. coli

Escherichia coli (E. coli) là vi khuẩn thường sống trong ruột của người và động vật khỏe mạnh. Hầu hết các loại E. coli vô hại hoặc gây tiêu chảy tương đối ngắn. Nhưng một số chủng có thể gây đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra máu và nôn mửa. Hãy cùng Youmed tìm hiểu chi tiết hơn về nhiễm khuẩn E. coli  trong bài viết sau đây nhé!

1. Vi khuẩn E. coli là gì?

Coli là loại trực khuẩn, gram âm. Chúng phân bố rất rộng rãi trong môi trường sống của chúng ta. Vi khuẩn E. coli thường có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, kí sinh trong ruột già của người và động vật. Những vi khuẩn E. coli thường trú trong ruột thậm chí còn có tác dụng bảo vệ cơ thể của chúng ta.

Vi khuẩn E. coli là gì?
Vi khuẩn E. coli là gì?

Tuy nhiên, một số loại E. coli, đặc biệt là E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng đường ruột. E. coli O157: H7 và các chủng khác gây bệnh đường ruột được gọi là E. coli sinh độc tố Shiga (STEC) theo tên độc tố mà chúng tạo ra.

Xem thêm “Nhiễm Salmonella: Những cây hỏi thường gặp”

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dạ dày, tải ngay ứng dụng YouMed.

Nhiễm Clostridium difficile: nguy hiểm hay không?

2. Triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột do E. coli

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột thường bắt đầu từ 1 đến 10 ngày sau khi bạn bị nhiễm E. coli. Đây được gọi là thời kỳ ủ bệnh. Một khi các triệu chứng xuất hiện, chúng thường kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày. Lưu ý rằng, một số người nhiễm khuẩn có thể không có triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên họ có thể lây nhiễm bệnh cho người khác.

 Hình ảnh minh họa E. coli
Hình ảnh minh họa E. coli

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • đau bụng
  • tiêu chảy đột ngột, nhiều nước, có thể chuyển sang phân có máu
  • chán ăn hoặc buồn nôn
  • nôn mửa (không phổ biến)
  • mệt mỏi
  • sốt

Các triệu chứng của nhiễm trùng E. coli mức độ nặng có thể bao gồm:

  • nước tiểu có máu
  • tiểu ít
  • da nhợt nhạt
  • bầm tím
  • mất nước

Tới bệnh viện ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kì, khoảng 5-10 % những người bị nhiễm bệnh sẽ phát triển hội chứng tán huyết tăng urê huyết (HUS). Đây là một tình trạng các tế bào hồng cầu bị hư hỏng. Có thể dẫn đến suy thận, nguy hiểm đến tính mạng, nhất là đối với trẻ em và người già. HUS thường bắt đầu khoảng 5 đến 10 ngày sau khi bắt đầu tiêu chảy.

 Nhiễm khuẩn E. coli có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy
Nhiễm khuẩn E. coli có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy

Xem thêm “Tiêu chảy cấp vẫn là bệnh phổ biến tại Việt Nam”

3. Nhiễm trùng tiểu do E. coli

Vi khuẩn E.coli cũng là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng nước tiểu, như viêm bàng quang. Bởi vì lỗ niệu đạo của đường tiết niệu gần hậu môn, và do đó vi khuẩn có thể lây lan từ đường tiêu hóa sang đường tiết niệu.

Cách vệ sinh lau từ trước ra sau có thể giúp giảm nguy cơ.

4. Nguyên nhân nhiễm khuẩn E. coli là gì?

Coli thường là vi khuẩn thường trú trong ruột của người và động vật. Chỉ có một số chủng E. coli gây tiêu chảy. Chủng E. coli O157: H7 thuộc nhóm vi khuẩn E. coli tạo ra độc tố cực mạnh làm tổn thương niêm mạc ruột non.

Không giống như nhiều vi khuẩn gây bệnh khác, E. coli có thể gây nhiễm trùng ngay cả khi bạn chỉ ăn một lượng nhỏ. Vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào cơ thể bạn theo một số cách như sau:

Xử lý thực phẩm không đúng cách

Cho dù thực phẩm được chế biến tại nhà, trong nhà hàng hay cửa hàng tạp hóa, việc xử lý và chuẩn bị không an toàn có thể gây ra nhiễm bẩn thực phẩm. Nguyên nhân phổ biến của ngộ độc thực phẩm bao gồm:

  • không rửa tay trước khi chế biến hoặc trước khi ăn
  • sử dụng dụng cụ, thớt hoặc phục vụ các món ăn không sạch sẽ, gây ô nhiễm chéo
  • dùng các sản phẩm từ sữa hoặc chế phẩm từ sữa đã để quá lâu
  • dùng thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp
  • tiêu thụ thực phẩm không được nấu chín ở nhiệt độ hoặc thời gian thích hợp, đặc biệt là thịt và gia cầm
  • ăn các sản phẩm thủy sản sống
  • uống sữa không tiệt trùng
  • thực phẩm chưa được rửa sạch đúng cách
 Ăn thực phẩm sống có thể bị nhiễm khuẩn E. coli
Ăn thực phẩm sống có thể bị nhiễm khuẩn E. coli

Chế biến thức ăn

Trong quá trình giết mổ, gia cầm và các sản phẩm thịt có thể nhiễm vi khuẩn từ ruột của động vật.

Nước ô nhiễm

Phân người và động vật có thể gây ô nhiễm nước ngầm và nước bề mặt, bao gồm cả suối, sông, hồ và nước được sử dụng để tưới cây.

Vệ sinh kém có thể khiến nước chứa vi khuẩn từ chất thải của người hoặc động vật. Bạn có thể bị nhiễm trùng do uống nước bị ô nhiễm hoặc do bơi trong đó.

Người sang người

Coli có thể lây lan khi một người bị nhiễm không rửa tay sau khi đi tiêu. Sau đó, vi khuẩn sẽ lây lan khi người đó chạm vào ai đó hoặc vật gì khác, chẳng hạn như thức ăn. Nhà dưỡng lão, trường học và cơ sở mẫu giáo đặc biệt dễ bị lây lan từ người sang người.

Động vật

Những người làm việc với động vật, đặc biệt là bò, dê và cừu, có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Bất cứ ai chạm vào động vật hoặc làm việc trong môi trường có động vật nên rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng.

5. Ai dễ bị nhiễm khuẩn E. coli?

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn E.coli, nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

Tuổi tác

Người già và trẻ nhỏ dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng do E. coli.

Hệ thống miễn dịch suy yếu

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu dễ bị nhiễm khuẩn E.coli hơn. Như người bị nhiễm HIV/AIDS, người điều trị ung thư, người đang uống thuốc chống thải ghép.

Mùa

Nhiễm khuẩn E.coli có nhiều khả năng xảy ra trong các tháng mùa hè, tháng 6 đến tháng 9, không rõ lý do.

Nồng độ axit trong dạ dày thấp

Axit dạ dày có thể giúp cơ thể bảo vệ chống lại E. coli. Các loại thuốc được sử dụng để giảm mức axit trong dạ dày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli.

 Giảm mức axit trong dạ dày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli
Giảm mức axit trong dạ dày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli

Một số loại thực phẩm

Uống sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng và ăn thịt chưa nấu chín có thể làm tăng nguy cơ mắc vi khuẩn E. coli.

6. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến mất nước và các biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như suy thận và đôi khi tử vong, nếu không được điều trị. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn bị sốt kèm theo tiêu chảy.
  • Đau bụng không thuyên giảm sau khi đi tiêu.
  • Có mủ hoặc máu trong phân của bạn.
  • Nôn mửa kéo dài. Đối với một em bé dưới 3 tháng tuổi, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa của bạn ngay khi các triệu chứng bắt đầu.
  • Bạn có các triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột và gần đây đã đi du lịch nước ngoài.
  • Bạn có các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như tiểu ít, khát quá mức hoặc chóng mặt.

7. Biến chứng nào có thể xảy ra khi nhiễm khuẩn E. coli?

Hầu hết mọi người phục hồi hoàn toàn trong vòng một tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị một số biến chứng sức khỏe khá nặng nề. Đó là hội chứng tán huyết tăng urê huyết (HUS).

Theo thống kê, khoảng 10% trường hợp có nguy cơ phát triển hội chứng tán huyết tăng urê huyết (HUS). Các đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

HUS được đặc trưng bởi sự tan máu, hoặc sự phá vỡ các tế bào hồng cầu. Điều này có thể gây thiếu máu, số lượng tiểu cầu thấp và suy thận.

Tiểu cầu, tế bào máu chịu trách nhiệm đông máu, kết tụ lại với nhau trong các mạch máu nhỏ của thận, dẫn đến giảm lưu lượng máu, hoặc thiếu máu cục bộ. Tiểu cầu giảm làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về chảy máu.

Những bệnh nhân có cục máu đông này cũng có thể phát triển các vấn đề về hệ thần kinh trung ương (CNS) ảnh hưởng đến não và tủy sống.Điều này có thể dẫn đến co giật, tê liệt, phù não và hôn mê. Nó có thể gây tử vong trong 3-5% trường hợp.

Suy thận cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường do HUS.

HUS thường bắt đầu khoảng 5 đến 8 ngày sau khi bắt đầu tiêu chảy. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được điều trị tại bệnh viện

8. Chẩn đoán nhiễm khuẩn E. coli như thế nào?

Để chẩn đoán bạn có  nhiễm vi khuẩn E. coli hay không, bác sĩ sẽ cần một mẫu phân của bạn. Sau đó, mẫu phân của bạn được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn E. coli. Vi khuẩn có thể được nuôi cấy để xác định chẩn đoán và xác định độc tố cụ thể. Chẳng hạn như độc tố do E. coli O157: H7 tạo ra.

9. Điều trị nhiễm khuẩn E. coli như thế nào?

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn E. coli có thể được điều trị tại nhà. Uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều và theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng là những việc bạn nên thực hiện.

Nếu bạn bị tiêu chảy ra máu hoặc sốt, hãy đến bác sĩ kiểm tra trước khi dùng thuốc trị tiêu chảy không cần kê toa. Hơn nữ, bạn nên luôn kiểm tra với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dùng thuốc.

Nếu tình trạng mất nước là vấn đề đáng lo ngại, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện và truyền dịch tĩnh mạch.

Hầu hết các trường hợp cho thấy sự cải thiện trong vòng 5-7 ngày sau khi bắt đầu nhiễm trùng và phục hồi hoàn toàn.

 Bạn cần đảm bảo thực phẩm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng
Bạn cần đảm bảo thực phẩm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng

10. Cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn E. coli

Không có vắc xin hoặc thuốc nào có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm khuẩn E. coli. Mặc dù các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu các loại vắc xin tiềm năng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thật vậy, việc thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn  thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột do E. coli. Một số biện pháp bạn có thể tham khảo như sau:

  • thực hiện ăn chín uống sôi
  • rửa thực phẩm, trái cây và rau quả kỹ lưỡng
  • tránh lây nhiễm chéo bằng cách sử dụng dụng cụ, chảo và đĩa sạch sẽ
  • giữ thịt sống tránh xa các thực phẩm khác và tránh xa các vật dụng sạch khác
  • chỉ uống các sản phẩm sữa tiệt trùng
  • rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã em bé, chế biến thịt tươi sống hoặc sờ
  • vào vật nuôi trang trại. Đồng thời rửa tay trước khi ăn nữa nhé.
  • nếu bạn bị tiêu chảy, không được bơi ở bể bơi hoặc ao hồ và không được chuẩn bị thức ăn
  • cho những người khác. Để trẻ nhỏ mặc tã lót tránh xa bể bơi và ao hồ.
  • tránh nuốt phải nước khi bơi hoặc chơi đùa ở ao, hồ, suối và bể bơi.

Rõ ràng, thực hành tốt vệ sinh và tuân theo các hướng dẫn an toàn thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

 Rửa tay là biện pháp đơn giản để phòng ngừa nhiễm khuẩn E. coli
Rửa tay là biện pháp đơn giản để phòng ngừa nhiễm khuẩn E. coli

Xem thêm “Tiêu chảy cấp ở trẻ : Một số vấn đề phụ huynh cần biết”

Tóm lại, E. coli là một loại vi khuẩn gram âm, thường trú trong đường ruột của người và động vật. Vi khuẩn E. coli thường không hại hoặc gây tiêu chảy trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng trầm trọng, như suy thận, hội chứng tán huyết tăng urê huyết. Nếu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn E. coli, bạn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân

Từ khóa » E Coli Gây Bệnh Gì