TÌM HIỂU VỀ NHÓM D TRONG INCOTERM 2020 | SIMBA GROUP
Có thể bạn quan tâm
Nhóm D trong Incoterm 2020 là những điều khoản quy định việc vận chuyển hàng hóa và các chi phí liên quan đến việc vận chuyển. Trong bài viết này, SIMBA GROUP sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về nhóm D Incoterm 2020 nhé!
Đặc điểm của nhóm D
Nhóm D bao gồm các điều khoản:
- DAP – Delivered At Place (Giao tại nơi đến)
- DPU – Delivered at Place Unloaded (Giao tại địa điểm đã dỡ xuống)
- DDP – Delivered Duty Paid (Giao hàng đã nộp thuế)
Những điều khoản thuộc nhóm D trong Incoterm 2020 sẽ có chữ cái đầu viết tắt là D. Chữ cái D xuất phát từ “Delivered” thể hiện rằng đây là nhóm các điều khoản quy định người bán hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đã giao hàng cho người mua tại điểm đến cuối theo quy định.
Riêng điều khoản DPU là quy tắc mới có trong Incoterm 2020. Điều khoản này sẽ thay thế cho DAT trong Incoterms 2010. Điều khoản DPU có thể coi là một điều khoản kết hợp giữa DAT (giao hàng đã được dỡ tại điểm tập kết) và DAP (giao hàng tại bất cứ địa điểm đến nào).
Cách phân biệt nhóm D trong Incoterm 2020
Để có thể lựa chọn chính xác các điều kiện nhóm D trong Incoterm 2020, bạn cần phải xem xét 2 yếu tố:
- Nghĩa vụ dỡ hàng tại nơi đến
- Nghĩa vụ thông quan nhập khẩu.
Bạn cũng có thể phân biệt các điều khoản nhóm D Incoterm 2020 theo bảng sau:
Nghĩa vụ của người bán | Dỡ hàng tại nơi đến | Thông quan nhập khẩu | Tổng thể nghĩa vụ của người bán |
DAP | CIP + rủi ro | ||
DPU | X | DAP + Dỡ hàng | |
DDP | X | DAP + Nhập khẩu |
Những điểm bạn cần nắm rõ trong nhóm D trong Incoterm 2020
- Để tạo được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, người bán nên áp dụng hiệu quả và triệt để các quy tắc thuộc nhóm D trong Incoterm 2020.
- Để lựa chọn các quy tắc phù hợp thuộc nhóm D, bạn cần cân nhắc đến nghĩa vụ dỡ hàng và nghĩa vụ thông quan nhập khẩu.
- Trong trường hợp người chuyên chở mà người bán đã ký hợp đồng không có khả năng sắp xếp được việc dỡ hàng thì người bán không nên sử dụng điều khoản DPU.
- Người bán không nên sử dụng điều khoản DDP nếu gặp các vấn đề khó khăn liên quan đến việc thông quan nhập khẩu.
Những điều bạn cần lưu ý đối với Incoterm 2020 nhóm D
1. Phí dỡ hàng tại nơi đến
- Nếu hợp đồng vận tải dự định cước phí đã bao gồm phí dỡ hàng, điều khoản DPU sẽ phù hợp. Trong trường hợp cước phí chưa bao gồm phí dỡ hàng, thì điều khoản DAP hoặc DDP sẽ phù hợp hơn.
- Đối với vận tải đường thủy hoặc đường biển, trong các trường hợp người bán dự định vận chuyển hàng hóa theo các tuyến tàu chợ, theo hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P) ký kết theo điều kiện tàu chợ (Liner Terms) hoặc phí dỡ hàng tính theo điều kiện tàu chợ (Liner Out). Lúc này phí dỡ hàng đã được gộp vào cước phí. Người bán sẽ là người trả cước phí, cho nên sử dụng điều khoản DPU sẽ phù hợp hơn điều khoản DAP hoặc DDP.
- Ngược lại, nếu người bán vận chuyển hàng hóa bằng hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P) và chuyên chở hàng hóa theo điều kiện FO, FIO hoặc FIOST, người chuyên chở được miễn phí dỡ hàng tại cảng đến nên người mua sẽ phải chịu phí dỡ hàng. Khi đó nên lựa chọn điều khoản DAP hoặc DDP phù hợp hơn điều khoản DPU.
- Khi hàng hóa được giao đến tại điểm nội địa và không phải các cửa khẩu thông quan như biên giới, cảng hay sân bay thì người bán thường sẽ chịu thêm chi phí như phí vận chuyển nội địa, phí bốc dỡ, THC,.. Người bán lúc này có thể thỏa thuận với người mua để có thể chia sẻ chi phí hoặc người mua sẽ chịu toàn chi phí theo quy định “người mua trả 50% chi phí vận chuyển nội địa” hay “THC do người mua chịu”.
2. Nơi đến quy định
Khi hợp đồng vận tải với đơn vị chuyên chở được ký, người bán sẽ cần quy định thời gian người chuyên chở phải giao hàng tại nơi đến. Thời gian gian không được quy định trong hợp đồng vận tải thì người chuyên chở sẽ không chịu trách nhiệm giao hàng trong thời hạn. Miễn là hàng hóa được vận chuyển trong thời hạn hợp lý và người chuyển chở cũng cần phải có trách nhiệm về thời gian vận chuyển.
Người bán trong các điều khoản nhóm D trong Incoterm 2020 sẽ phải chịu rủi ro về những mất mát hay hư hỏng của hàng hóa trong quá trình chuyên chở đến điểm cuối. Đối với điểm đến cuối bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nơi đến tại biên giới: Nếu nơi hàng giao đến là cửa khẩu tại biên giới, người bán sử dụng điều kiện DAP sẽ phù hợp nhất.
- Nơi đến là cảng đến hoặc điểm đến trong nội địa: Đối với hàng hóa là nguyên liệu, thường hàng sẽ được giao cho người mua tại tàu hoặc trên cầu cảng. Khi đó nơi đến quy định sẽ là cảng đến. Hàng hóa lúc này được nhận theo cách nào (bơm hàng, silô, đường sắt nhánh, kho hàng, v..v) đều phụ thuộc vào loại hàng hóa và điều kiện tại cảng đến.
- Nơi đến quy định không phải điểm đến cuối cùng: Nếu nơi hàng đến được quy định không phải là điểm đến cuối cùng, người mua có thể yêu cầu người bán ký hợp đồng vận tải để hàng hóa tiếp tục được chuyển tới điểm đến cuối cùng. Người mua sẽ phải chịu các rủi ro và chi phí.
- Nơi đến quy định nằm sau điểm thông quan nhập khẩu trong DAP và DPU: Theo các điều kiện DAP và DPU, người mua sẽ có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu. Để tránh việc hàng hóa chưa được thông quan để đến điểm giao, nên sử dụng điều khoản DDP thay cho DAP và DPU. Hoặc, nếu vẫn tiếp tục sử dụng DAP và DPU, người bán cần phải cá biệt hóa hàng hóa để chuyển giao rủi ro về hàng hóa sang cho người mua theo quy định trong các điều khoản DAP và DPU.
3. Thưởng phạt dỡ hàng và thời gian hàng đến (ETA) trong DAP, DDP
- Theo các điều kiện DAP, DDP, người mua sẽ phải có nghĩa vụ dỡ hàng nên việc dỡ hàng kịp thời tại nơi đến là một điều rất cần thiết. Nếu hàng không được dỡ và đưa ra khỏi điểm dỡ hàng kịp thời, người bán sẽ phải trả cho người chuyên chở tiền phạt dỡ hàng chậm đã được quy định trong hợp đồng vận tải. Đồng thời người bán sẽ yêu cầu người mua hoàn lại cho mình số tiền này. Ngoài ra, người mua có thể sẽ phải trả thêm cho các công ty kho vận các chi phí lưu kho và lưu container.
- Người bán cần phải quy định rõ ràng trong hợp đồng mua bán mức thưởng và phạt dỡ hàng. Nếu dỡ hàng nhanh, người mua sẽ được thưởng một khoản tiền cho thời gian tiết kiệm và ngược lại.
- Người mua cần quy định rõ ràng trong hợp đồng mua bán về nghĩa vụ của người bán là phải thông báo cho người mua về thời gian phương tiện vận tải chở hàng đến theo dự kiến (ETA).
4. Rủi ro trong chặng chuyên chở nội địa
Nếu người bán thấy không thể thu xếp việc vận chuyển nội địa ở nước người mua do khó kiểm soát hoặc tính chất hàng hóa gặp khó khăn khi vận chuyển nội địa (hàng siêu trường, siêu trọng..), thì người bán nên sử dụng các điều kiện nhóm D trong Incoterm 2020 ghi kèm với địa điểm tại các cửa khẩu để tránh gặp rủi ro trong chặng chuyên chở nội địa.
5. Người mua không nhận hàng
Nếu người mua không kịp nhận hàng, thì người bán sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người chuyên chở chi phí nào phát sinh do việc nhận hàng chậm trễ (ví dụ như chi phí lưu kho bãi hàng hóa cho người nhận hàng). Tuy nhiên giữa người bán và người mua thì các chi phí phát sinh này người mua sẽ phải chi trả theo quy định về việc phân chia chi phí của Incoterms.
6. Thông quan nhập khẩu
- Duy nhất điều khoản DDP trong Incoterm 2020 đòi hỏi người bán phải thông quan nhập khẩu và chịu mọi loại thuế và các chi phí liên quan nhập khẩu. Người bán không nên sử dụng điều khoản DDP nếu không có khả năng thực hiện được các thủ tục nhập khẩu cần thiết một cách trực tiếp hay gián tiếp. Hoặc người bán không muốn trả bất cứ loại thuế và chi phí nào liên quan đến nhập khẩu. Trong những trường hợp này, người bán nên sử dụng khoản DAP hoặc DPU.
- “phí” mà người bán theo điều kiện DDP phải chỉ trả chỉ liên quan đến các chi phí cần thiết cho việc nhập khẩu và phải được thanh toán theo các quy định nhập khẩu đang áp dụng. Các “phí” này sẽ không bao gồm các khoản phụ phí do lưu kho hoặc dịch vụ các bên khác cung cấp liên quan đến nhập khẩu.
- Trách nhiệm và chi phí nhập khẩu có thể được tách riêng ra cho từng bên bằng những quy định bổ sung trong hợp đồng dựa theo bảng sau
Quy định trong hợp đồng | Thủ tục nhập khẩu | Chi phí nhập khẩu |
DDP not cleared for import | Người mua | Người bán |
DAP/DPU cleared for import | Người bán | Người mua |
7. Người bán tự bảo vệ bằng sự kiện bất khả kháng
- Do nơi giao hàng cuối nằm ngoài tầm kiểm soát của người bán, nên người bán nên quy định rõ ràng trong hợp đồng những rủi ro không lường trước và cũng không thể khắc phục có thể xảy ra trước khi hàng được giao đến nơi là sự kiện bất khả kháng. (Ví dụ như chiến tranh, cướp biển,..) thậm chí là lệnh cấm nhập khẩu của chính quyền (nếu bán DDP).
- Nếu không quy định rõ ràng, người bán sẽ buộc phải bồi thường tất cả chi phí liên quan đến việc hàng hóa bị mất, hỏng. Đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho người mua do hàng giao chậm hoặc hàng không đến tay người mua theo quy định của hợp đồng.
Trên đây là những thông tin và những lưu ý về nhóm D trong Incoterm 2020 mà SIMBA GROUP muốn gửi đến bạn. Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho công việc của bạn.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn hàng chất lượng để nhập khẩu chính ngạch. Hãy liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 086.690.8678
- Email: media.simbalogistics@gmail.com
Từ khóa » Các Từ Viết Tắt Trong Incoterm
-
Thuật Ngữ Incoterms 2010 - Tobelogistics
-
Các Thuật Ngữ Incoterms đã được Giải Thích | TNT Vietnam
-
Các Từ Viết Tắt Bạn Cần Biết: Incoterm - Phần 2 - Carmen - Lady In Red
-
Giải Thích Chi Tiết Các Thuật Ngữ Incoterms 2020 (ICC) - Lê Bá Hải
-
Incoterm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Incoterms 2020 - Tóm Tắt Nội Dung Và Hướng Dẫn Sử Dụng Cụ Thể
-
Incoterms Là Gì Và Những điều Quan Trọng Cần Biết? - PHAATA
-
Nội Dung Chi Tiết Incoterms 2020
-
Tìm Hiểu Về Incoterm Là Gì? Các điều Kiện Incoterm 2020 Mới Nhất
-
Incoterm 2010 | Các điều Kiện Thương Mại Quốc Tế (Cập Nhật 2020)
-
Các điều Kiện Giao Hàng Incoterms 2020 - HP Toàn Cầu
-
Định Nghĩa Các Thuật Ngữ Của INCOTERMS 2000
-
Incoterms Là Gì - Và Những Vấn đề Liên Quan?
-
Tìm Hiểu điều Kiện Incoterms 2020 Cho Người Mới Bắt đầu