Tìm Hiểu Về Phật Thích Ca Mâu Ni Và Phật Tổ Như Lai

Phật Thích Ca Mâu Ni Và Phật Tổ Như Lai có quan hệ như thế nào? Hai vị phật này là cùng một người hay sao? Phật Tổ Như Lai (còn được gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

Phật Thích Ca Mâu Ni Và Phật Tổ Như Lai

Tóm Tắt Nội Dung

Toggle
  • Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Tổ Như Lai là một phải không?
  • PHẬT TỔ NHƯ LAI có vị trí như thế nào?
    • Đầu tiên: Tu vi
    • Thứ hai: Địa vị
    • Thứ ba: Quyền lực
    • Thứ 4: Sự xuất hiện
  • Tổng kết
    • THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  • TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
    • Bài Viết Liên Quan

Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Tổ Như Lai là một phải không?

Đúng vậy! Phật Tổ Như Lai chính là một biệt hiệu khác của Phật Thích Ca.

“Phật tổ” tức là người sáng lập Phật giáo.

“Như Lai” được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn. Như hay còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái chân lý tuyệt đối, chân tướng của sự thật, bản thể của vũ trụ vạn hữu. “Lai” còn có nghĩa là đến.

“Như Lai” là chỉ những người đến bằng con đường chân thực, những người đã thấu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

Từ Như Lai nếu dùng trong phạm vi hẹp thì là một tôn hiệu riêng của đức Phật Thích Ca, nhưng xét rộng ra thì còn được dùng để chỉ tất cả các vị Phật khác nhau như Phật A Di Đà Như Lai, Phật Dược Sư Như Lai,…

Thích Ca nghĩa là nhân từ. Đức Phật dạy chúng ta bài học về nhân từ, dạy dỗ chúng ta đối đãi người khác phải có lòng yêu thương, phải có tâm từ bi, đại từ đại bi đối đãi hết thảy chúng sanh. Do đó, nếu bạn là một Phật tử, hãy sống và đừng quên những lời dạy của ngài.

Để hiểu rõ hơn về Phật Tổ Như Lai thì tác giả Ngô Thừa Ân trong truyện Tây Du Ký đã diễn tả được hình ảnh của Phật Tổ.

Chú ý: Cao Trang xin nói trước rằng là đây chỉ là thông tin để tham khảo thêm, những phân tích về Phật Tổ Như Lai dưới đây sẽ được lấy từ tác phẩm Tây Du Ký.

Xem thêm: Cuộc Đời 80 Năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni Và Phật Tổ Như Lai

PHẬT TỔ NHƯ LAI có vị trí như thế nào?

Ai cũng biết, trong ‘Tây Du Ký’ thì Ngọc Hoàng và Như Lai thân phận cao quý, tu vi thâm hậu nhưng rốt cuộc luận về sức mạnh thì ai hơn ai? Trong “Tây Du Ký”, các vị thần trên bầu trời được chia thành hai nhóm: Nhóm các vị thần phương Đông do Ngọc Hoàng lãnh đạo và nhóm còn lại là các vị Phật ở núi Linh Sơn Tây Thiên mà người đứng đầu là Phật Tổ Như Lai. Hai vị đều là hai đấng tối cao, một bên đại diện cho Đạo giáo, một bên đại diện cho Phật giáo.

Đầu tiên: Tu vi

Phật Tổ Như Lai có tu vi khoảng 1000 năm. Trước nói đến Phật Tổ Như Lai, trong “Tây Du Ký” ngài ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề sau đó đắc đạo thành Phật.

Dù Ngài là người đứng đầu trong các vị Phật ở núi Linh Sơn – Tây Thiên nhưng nếu xét tu vi thì Phật Tổ Như Lai có khoảng 1000 năm. Về phía Ngọc Hoàng, khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Phật Tổ cũng đã nói Ngọc Đế là người đã khổ công tu luyện một ngàn bảy trăm năm mươi kiếp (1750 kiếp). Mỗi một kiếp là mười hai vạn chín ngàn sáu trăm năm (129600) cuối cùng tu thành mới được hưởng thụ phúc ấy.

Tính ra tu vi của Ngọc Hoàng là hơn hai triệu năm, gấp nhiều lần so với Phật Tổ Như Lai.

Thứ hai: Địa vị

Thực ra “Ngọc Hoàng” hay “Ngọc Hoàng Đại Đế” vốn chỉ là tên rút gọn, tôn hiệu đầy đủ của ngài là “Cao Thiên Thượng Thánh Đại Từ Nhân Giả Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng Đế”. Nghĩa là vị Thánh tối cao trên đỉnh trời, vô cùng nhân từ, là Ngọc Hoàng bậc Thiên tôn vĩ đại, Huyền diệu lớn lao làm chủ trên cao. Tôn hiệu này chính là đại diện cho thân phận cao quý và địa vị vô song của Ngọc Hoàng trong tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới).

Tôn hiệu đầy đủ của Phật Tổ Như Lai là “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni” và nếu xét địa vị thì Phật Tổ Như Lai chỉ xếp thứ ba, trước ngài là Nhiên Đăng Cổ Phật và Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Như vậy rõ ràng, dù là người cai quản thánh địa Tây Thiên nhưng vị trí của ngài trong giới Phật vẫn chưa phải là cao nhất. Có thể nói so sánh trên phương diện địa vị thì Phật Tổ vẫn kém Ngọc Đế một chút.

Tham khảo các mẫu tượng phật thích ca bằng đá đẹp

Thứ ba: Quyền lực

Không ai có thể phủ nhận pháp lực của Phật Tổ là vô cùng lớn mạnh, mạnh đến nỗi ngài có thể dễ dàng thu phục một Tề Thiên Đại Thánh tinh thông 72 phép biến hóa mà đến cả các vị tiên quân và thiên binh phải “bó tay” chỉ bằng một bàn tay của ngài.

Tuy nhiên, quyền của ngài cũng chỉ có thể giới hạn ở Linh Sơn, rộng hơn là Jambudvipa và những nơi đạo Phật được truyền bá, các tín đồ Phật giáo và các vị đức Phật ngụ tại đây là dưới quyền của ngài.

Tuy nhiên, trong “Tây Du Ký” Ngọc Hoàng mới là người có trong mình một nguồn sức mạnh tiềm tàng lớn nhất. Nếu để ý những chi tiết sau đây thì bạn sẽ nhận ra quyền lực của Ngọc Hoàng tối thượng đến mức nào. Khi Tôn Ngộ Không trộm gậy Như Ý từ Đông Hải, Long Vương đã báo cáo ngay việc này lên thiên đình, khi Tôn Ngộ Không thay đổi sổ sinh tử Diêm Vương cũng cáo trạng chuyện này tới Ngọc Hoàng.

Chứng tỏ Ngọc Hoàng nắm trong tay vô số quyền lực. Người thống trị cả tam giới, cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả và cõi âm. Tất cả các vị thần, con người, yêu quái, ma quỷ đều phải nghe theo Ngọc Hoàng. Điều này hoàn toàn chứng tỏ quyền lực của Ngọc Hoàng phủ rộng hơn rất nhiều so với Phật Tổ Như Lai.

Phật Thích Ca Mâu Ni Và Phật Tổ Như Lai

Thứ 4: Sự xuất hiện

Ngọc Đế xuất hiện lần đầu tiên trong “Tây Du Ký” là khi Tôn Ngộ Không ra đời ở đỉnh Hoa Quả Sơn kéo theo vô số những hiện tượng kì dị đã làm kinh động lên cả thiên đình. Còn Phật Tổ Như Lai xuất hiện vào lúc Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung Ngọc Hoàng mời về để “trị” con khỉ hỗn láo này.

Dù Như Lai là người thu phục được Tề Thiên Đại Thánh song chẳng phải ngài cũng là nghe theo ý chỉ của Ngọc Hoàng sao? Nếu Ngọc Hoàng không truyền Như Lai đến thì có rất nhiều việc Phật Tổ cũng không thể tự ý can thiệp được. Vì vậy, ở điểm này Ngọc Hoàng có vẻ lại lợi hại hơn Phật Tổ Như Lai một chút.

Qua việc so sánh từ 4 khía cạnh trên có thể dễ dàng kết luận rằng trong “Tây Du Ký” với tư cách là chủ nhân Tam giới thì Ngọc Hoàng chắc chắn mạnh hơn Phật Tổ Như Lai. Nhiều khán giả sẽ bất ngờ với đáp án này bởi vì chịu ảnh hưởng của sự kiện “đại náo thiên cung” mà không hề biết rằng Ngọc Hoàng vốn không hề để Tôn Ngộ Không vào trong mắt.

Thậm chí sau khi thu phục Tôn Ngộ Không thành công các vị đại tiên cũng như Ngọc Hoàng đều tán thưởng sự lợi hại của Như Lai nhưng ngài lại đáp rằng: “Lão Tăng là phụng mệnh Thiên Tôn mà tới nào có pháp lực lợi hại gì? Đều là nhờ hồng phúc lớn lao của Thiên Tôn và chư vị đại tiên. Không dám. Không dám nhận lời cảm tạ của Thiên Tôn.” Có thể là ngài khiêm tốn nhưng cũng có thể pháp lực của Ngọc Đế “thâm tàng bất lộ” đến độ Phật Tổ Như Lai cũng không dám thể hiện trước mặt một người như vậy.

Tuy nhiên, sau những phân tích sâu hơn pháp lực giữa hai đấng tối cao này lại có một lý thuyết quan trọng chứng minh rằng Phật Tổ Như Lai mạnh hơn Ngọc Hoàng.

Mọi người đều biết, trong bối cảnh của “Tây Du Ký” dòng thời gian trên Thiên Đình được tính một ngày trên trời bằng một năm dưới hạ giới. Điều này tiết lộ rằng thời gian trên Thiên Đình cũng trôi chậm hơn rất nhiều so với hạ giới và các vị thần, tiên ở đây cũng có thể sống lâu hơn. Nhưng dòng thời gian ở núi Linh Sơn – nơi ở của các vị Phật liệu tương ứng với bao nhiêu năm?

Trong một cuộc hội thoại Phật Tổ Như Lai đã tiết lộ cho khán giả biết đáp án. Trên đường thầy trò đường tăng đi thỉnh kinh gặp phải bộ ba yêu quái ở núi Sư Đà, trong đó lão đại nguyên là con sư tử vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát, lão nhị là con voi vật cưỡi của Phổ Hiền Bồ Tát.

Như Lai đã hỏi hai vị Bồ Tát rằng hai con yêu quái này đã xuống núi được bao lâu và nhận được câu trả lời là bảy ngày. Lúc này Như Lai mới đáp rằng: “Trên núi Linh Sơn là 7 ngày bằng dưới hạ giới cả nghìn năm, không biết từng ấy năm trôi qua hai con yêu quái này đã làm hại biết bao nhiêu sinh linh phải mau chóng bắt chúng về chịu tội.”

Như vậy đã rõ ràng, ít nhất một ngày ở núi Linh Sơn bằng một trăm năm dưới hạ giới. Từ lý thuyết về dòng thời gian này, có thể thấy rằng thời gian ở Linh Sơn càng chậm hơn ở Thiên Đình vì thế Phật Tổ có thêm nhiều thời gian tu hành. Từ đó, tu vi của người cũng có thể dễ dàng vượt qua Ngọc Hoàng.

Phật Thích Ca có bao nhiêu xá lợi?

Tổng kết

Có thể đây không phải là phật giáo chính thống vì phân tích chỉ dựa vào tác phẩm văn học Trung Hoa, vì thế các bạn chỉ nên xem đó là tư liệu để tham khảo thêm thôi nhé! Bên cạnh đó, còn có 1 tác phẩm khác cũng cho thấy về nguồn gốc của đạo phật là Phong Thần Ký.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG

Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành SơnPhone: 0983 969 199 – 0989.006.833Email: admin@tuongphatda.vnWebsite: www.tuongphatda.vn

adminadmin

Bài Viết Liên Quan

  1. Mua tượng voi đá ở đâu?
  2. Mua tượng Kim Cang Hộ Pháp bằng đá
  3. Nên thỉnh tượng phật A Di Đà bằng đá ở đâu?
  4. Điêu khắc tượng chân dung bằng đá
  5. Phật A Di Đà Và Phật Thích Ca Ai Có Trước?
  6. Tại Sao Quan Âm Bồ Tát Không Thành Phật?
  7. Vì Sao Người Trung Quốc Thường Gọi Quan Âm Bồ Tát Thay Vì Quan Thế Âm Bồ Tát?
  8. Thỉnh Tượng Phật Cho Hoa Viên Nghĩa Trang
  9. Chữ Vạn Đã Xuất Hiện Trước Khi Phật Giáo Ra Đời
  10. Tỉnh Thức Là Gì? Phương Pháp Thực Hành Sống Tỉnh Thức

Từ khóa » đa Bảo đạo Nhân Là Phật Tổ Như Lai