Tìm Hiểu Về Phong Tục Tang Lễ Của Người Việt
Có thể bạn quan tâm
Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phong tục tang lễ của người Việt thông qua nhiều khía cạnh khác nhau để hiểu sâu sắc hơn về giá trị truyền thống hình thành nên cơ sở văn hóa Việt Nam qua bài viết sau nhé!
Mục lụcXem thêm: Dịch vụ trang trí bàn thờ tang lễ tại Tp Hà Nội
Phong tục tang ma là gì?
Tùy theo từng vùng miền khác nhau mà Phong tục tang lễ của người Việt sẽ có những điểm khác biệt, đặc trưng mà những vùng khác không có.
Nguyên do có thể xuất phát từ đời sống hàng ngày, phong cách sinh hoạt, ứng xử và hình thành lối văn hóa khác nhau giữa các vùng, mà dễ thấy nhất chính là sự khác biệt giữa đám tang miền Nam và miền Bắc.
Sự khác biệt giữa đám tang miền Nam và miền Bắc
Đám tang ở miền Bắc thường cầu kỳ và phức tạp. Còn ở miền Nam không có quá nhiều điều kiêng cữ và các nghi thức không khắt khe như ở miền Bắc.
Trái với khung cảnh đượm vẻ bi ai thống thiết của đám tang ở miền Bắc thì ở miền Nam luôn có tiệc đãi ăn nhậu linh đình, hơn nữa nhạc lễ còn không mấy u sầu mà có khi còn tỏ ra vui nhộn.
Tiếng nhạc đám tang ở miền Bắc ngoài kèn, trống còn có vài cây nhị rên rỉ nỉ non như tiếng khóc. Còn tiếng nhạc đám ma ở miền Nam có thể là nhạc kèn Tây chơi cả những bản trữ tình để làm cho không khí đám ma đỡ đau buồn.
Ở miền Nam, con cháu, họ hàng của người khuất không có khóc than, kể lể nhiều như miền Bắc. Còn với những người tham dự đám tang đều thấy vô tư, thoải mái, coi đó là điều hiển nhiên mà bất cứ ai cũng trải qua.
Tang lễ xưa và nay
Ngoài sự khác biệt trong khía cạnh không gian, phong tục tang lễ của người Việt cũng trải qua những biến đổi do thời gian.
Những phong tục tang ma không còn khắt khe phức tạp như ngày xưa. Hiện nay, tang lễ được làm giản tiện hơn.
Các trình tự lễ tang ngày nay là lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ.
Một số đặc điểm về đám tang của các dân tộc thiểu số khác
Tang ma của người Kinh không ai mà không biết hoặc đã từng nghe qua. Nhưng các lễ nghĩa và phong tục tang lễ của người Việt cũng không kém phần đa dạng trong đời sống của người dân tộc thiểu số.
Trong các thủ tục tang ma của người Mông một số vùng ở Hà Giang có lễ “đám ma khô”. Người Mông quan niệm, phải chờ sau mười ba ngày thì người chết mới biết mình đã chết. Theo phong tục của người Mông, lễ ma khô là tục lệ tiễn linh hồn người chết về quê cha đất tổ của người Mông.
Trong lễ tang người chết, thầy cúng hứa với ma sẽ làm lễ ma khô (làm lễ chay) 12 ngày sau khi chôn cất. Nếu đến ngày đó mà gia đình chưa có điều kiện thì sẽ phải hứa lại, nếu không làm sẽ bị ma quấy rối không cho làm ăn.
Một chút đặc điểm về đám tang của người Nghệ An và phong tục tang ma của người Việt
Điểm chung
Trang phục tang: màu trắng, có khăn đeo tang.
Tẩm liệm: lau người bằng nước ấm, có thể thay bằng rượu để uốn nắn tay chân đã cứng. Miệng tử thi ngậm bã trầu và vài hạt gạo hoặc cái khâu màu vàng, gọi là tục phạn hàm
Quan tài: Quan tài của người Việt Nam làm hình vuông – tượng trưng cho cõi âm; trét đất sét đã được trộn với nước cơm phía trong. Khi nhập liệu phải làm lệ hạ thổ, đàn ông đưa lên đưa xuống 7 lần, nữ 9 lần để khí dương hòa vào đất.
Cúng cơm: Tại bàn vong linh có cúng 3 chén cơm, đồ ăn, hương hoa trà quả. Cơm gồm một chén giữa đầy cúng cho vong linh người mới chết, hai chén hai bên thì hơi lưng để hai bên. Có nơi cúng 3 chén, có nơi cúng 6 chén, không nên để 5 chén là sai.
Điểm riêng
Báo tang
Khi trong gia đình có người chết, chủ nhà lập tức thông báo đến trưởng xóm và thông báo cho mọi người xung quanh bằng loa phát thanh.
Đồng thời chủ nhà cũng phân công người đi báo tin cho con cháu, họ hàng ở những nơi xa biết để cùng đến tổ chức tang lễ, cắt đặt mọi việc cho đám tang như mời thầy cúng, mời phường nhạc, làm quan tài, làm nhà mồ, sắm sửa áo tang, khăn tang…
Lễ viếng
Đại diện làng xóm sẽ là người đọc cáo phó trong lễ viếng.
Nếu là anh em, bà con, thông gia hoặc bạn bè thân thiết thì đem theo bốn chai rượu, một thúng gạo và một con lợn để giúp gia chủ làm cỗ bàn mời khách đến chia buồn cùng gia đình.
Nếu là dân làng bình thường thì đến thắp nén hương, có thể mang theo tiền để biếu chủ nhà hoặc không mang gì cả.
Lượm
Khi mọi công việc đã chuẩn bị xong xuôi, chủ nhà mời thầy cúng chọn giờ tốt để liệm xác. Chọn được giờ tốt là tiến hành lượm ngay chứ không chờ con cháu về đông đủ.
Quàn
Khi xác cha mẹ còn quàn trong nhà, con cái trong khi ăn không được ăn bằng bát mà phải ăn bốc, ăn trầu cũng phải súc miệng thật sạch.
Đồng bào quan niệm, khi xưa, cha mẹ nuôi con tay bồng, tay bốc, ăn trầu phải súc miệng thật sạch để mớm cơm cho con, bây giờ cha mẹ chết, con cái phải làm như vậy để trả ơn công lao cha mẹ.
Bàn thờ riêng
Ở nhà người chết sẽ có một bàn thờ riêng để thờ cúng. Tách biệt vs bàn thờ chung và có tấm rèm trắng mỏng che lại. bàn thờ này có thể được đặt ở bên hông bàn thờ chính. Người thân sẽ để bàn thờ này trong 3 năm. Đến khi hết tang thì được đưa vào bàn thờ chính .
Tục bốc mộ
Sau 3 năm, người chết sẽ được người thân mời thầy cúng chọn giờ tốt rồi tiến hành bốc mộ. thi thể người chết sẽ được cho vào một cái hũ và được đưa vào nghĩa trang( là nơi thờ cúng những người trong gia tộc mình) ( mộ tổ)
Nhạc tang
Nhạc trong đám tang sử dụng các loại nhạc cụ như trống, kèn, cồng, chiêng, nhị, não bạt… Trong khi cúng, chỉ dùng trống, cồng và chiêng.
Đưa tang
Trên đường ra nghĩa địa, thường có các chặng nghỉ chân. Đến chặng cuối tổ chức trò diễn đấu vật để tưởng nhớ thời thơ ấu người chết đã từng chơi để vĩnh biệt.
Mai táng
Đến huyệt, khi chôn, thầy cúng đốt “lá Triệu” ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và tóm tắt tiểu sử người chết. Đây như một tờ giấy giới thiệu cho Thổ công để xin gia nhập vào cõi âm. Chôn xong, bày một lễ cúng để chia tay lần cuối giữa người sống và người chết, cuối cùng những người thân trong gia đình vái vĩnh biệt rồi ra về.
So sánh tang ma Việt và phương Tây
Để có một bức tranh tổng quan hơn về phong tục tang lễ của người Việt, hiểu rõ hơn giá trị văn hóa đã tác động mạnh mẽ như thế nào đến phong tục, lễ nghi của Việt Nam và các nước phương Tây và liệu hai nền văn hóa có điểm chung nào hay không. Hãy tiếp tục cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Sự giống nhau giữa phong tục tang lễ của người Việt và các nước phương Tây
- Hình thức chôn cất: thổ táng, hỏa táng
- Có cáo phó trước nhà, nơi tổ chức tang lễ
- Mọi người cùng biết để đi viếng, đưa tang
Song, bên cạnh đó chúng ta có thể kể ra những khác biệt rõ rệt như:
Trang phục
Quần áo người đưa tang ở Việt Nam thường màu trắng, ăn mặc tùy khi, người biết thì mặc đồ tối màu , kín đáo, người không biết thì có thể mặc bất cứ gì mà họ cho là phù hợp. Trong khi đó ta dễ bắt gặp trên các phim ảnh hay báo đài trang phục mà phương Tây mặc đến lễ tang thường có màu đen.
Nơi tổ chức tang lễ
Người Việt dưới quê thường tổ chức tang lễ tại nhà vì có đất trống để làm các nghi lễ cần thiết, người Việt tại các thành phố lớn bắt thì có điểm tương đồng với phương Tây là làm lễ tại các nhà tang để thuận tiện sắp xếp vì học có những vật dụng hỗ trợ riêng.
Vật đưa tang:
Người Việt: Hương, tiền, vòng hoa, liễng
Phương Tây: Hoa trắng
Tẩn liệm
Người Việt: Thi hài được mặc đồ tang. Được liệm kèm trang phục của họ, cát, trà,..
Phương Tây: Thi hài được mặc trang phục nghiêm trang, lịch sự. Chỉ liệm thi hài vào quan tài
Nơi chôn cất
Người Việt: Nhà có đất thường sẽ chôn gần nhà, sau nhà, ngoài đồng để tiện cúng bái. Nghĩa trang thì u ám, cỏ mọc um tùm, mồ mả không theo hàng, không thống nhất kích cỡ, màu sắc vì theo quan niệm và kinh tế từng nhà
Phương Tây: Thường chôn ở nghĩa trang, sạch sẽ, thoáng mát
Mộ
Người Việt: Phần đất gò lên, xây nhà mộ khang trang
Phương Tây: Phần đất bằng phẳng, chỉ có bia
Nghĩa trang
Người Việt: U ám, cỏ mọc um tùm, mồ mả không theo hàng, không thống nhất kích cỡ, màu sắc vì theo quan niệm và kinh tế từng nhà
Phương Tây: Sạch sẽ, cỏ xanh, thoải mái, yên bình
Khi tổ chức
Người Việt: Coi ngày giờ, mọi việc đều tuân thủ theo thầy
Phương Tây: Tổ chức khi người thân đã về đủ, viếng thăm đủ, chủ nhà chọn ngày giờ
Không khí đám tang
Người Việt: Ồn ào, lặng lẽ tùy theo từng nhà. Thường có kèn, trống đưa tang
Phương Tây: Yên tĩnh, không nhạc, kèn, trống. Người đi viếng lặng lẽ chia buồn, không ngồi nói chuyện phiếm
Đưa tiễn
Người Việt: Đưa quan tài bằng nhà táng, xe rồng, kèn trống, thả giấy vàng tiền bạc
Phương Tây: Đưa quan tài bằng xe tang, lễ đơn sơ, lịch sự, thành kính
Thông qua bài viết Phong tục tang lễ của người Việt với những thông tin đa dạng, giúp bạn hiểu rõ hơn, sâu hơn và rộng hơn về một phong tục tập quán cao đẹp và lâu đời của người Việt Nam. Giúp chúng ta yêu quý và trân trọng những giá trị thiêng liêng đó.
Từ khóa » Nghi Lễ Ma Chay Của Người Việt
-
Phong Tục Tang Ma Của Người Việt Xưa Và Nay - Văn Hóa Tâm Linh
-
#Tìm Hiểu Phong Tục Đám Tang Của Người Việt
-
Đám Tang Người Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phong Tục Cúng Ma Chay Tại Việt Nam - Trại Hòm Đức Thịnh TpHCM
-
Tất Cả Những điều Cần Biết Về Phong Tục Tang Ma Của Người Việt
-
Những Nghi Thức Trong Phong Tục Ma Chay Của Người Việt
-
Phong Tục Ma Chay - Những điều Kiêng Kỵ Khi Nhà Có Tang
-
Tục Lệ Ma Chay Trong Văn Hóa Của Người Việt Nam - Lịch Vạn Niên
-
PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI VIỆT - Đá Mỹ Nghệ
-
Phong Tục Tang Lễ Của Người Việt Nam Mà Bạn Nên Biết - Trại Hòm
-
Ý Nghĩa Của Phong Tục Tang Ma Của Người Việt, Tìm Hiểu Về ...
-
NGHI THỨC ĐÁM TANG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
-
Dấu ấn Phật Giáo Trong Phong Tục Tang Ma Của Thái Lan