Tìm Hiều Về Quá Trình Siết Răng Khi Niềng Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Khi bạn mới đeo niềng răng chắc chắn sẽ trải qua quá trình siết răng khi niềng. Vậy thời gian này bạn nên cần lưu ý điều gì? Cùng theo dõi qua bài viết này nhé!
Hỏi:
Thưa bác sĩ, em nghe nói quá trình siết răng khi niềng là đau nhất có đúng không ạ? Siết răng khi niềng là gì? Tại sao lại đau đớn như vậy ạ? Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em. (Yến Nhi, Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Siết răng khi niềng – giai đoạn đau nhất khi niềng răng?
Chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các bệnh nhân đều nghĩ quá trình niềng răng sẽ đau nhất tại giai đoạn siết răng nhưng thực tế thì không phải như vậy. Có thể nói cảm giác đau nhiều nhất xuất hiện ngay từ đầu của quá trình chỉnh nha, khoảng 2 tháng đầu tiên sau điều trị.
Có 4 can thiệp đau nhất trong chỉnh nha thường gặp:
Thứ nhất là gắn thun tách kẽ:
Gắn thun tách kẽ là bước đầu tiên để gắn mắc cài. Có nhiều cách để tách kẽ răng, nhưng tách bằng thun là đau nhất. Bác sĩ sẽ đặt cả một sợ thun tách kẽ dày khoảng 2mm vào kẽ răng nhằm giúp cho kẽ răng vùng răng cối hở ra, thuận tiện để bác sỹ gắn khâu vào răng cối. Khâu vừa có tác dụng giữ, neo chặn cho các vật liệu chỉnh hình sau này.
Khi gắn thun tách kẽ xong bạn có thể sẽ cảm thấy ê nhức, đau khi nhai ăn, do đó, thông thường bệnh nhân sau khi gắn thun tách kẽ sẽ ăn cháo để giảm thiểu đau đớn, khó chịu.
Thứ hai là gắn mắc cài và sợi dây đầu tiên:
Nguyên nhân chính đau sau gắn mắc cài là do dây cung môi bắt đầu có lực. Chính những lực đầu tiên này sẽ khiến bạn đau âm ỉ do chưa quen với lực kéo của dây cung. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy đau do nhức, vướng víu bởi các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ “lạ lẫm”.
Thứ ba, sau khi kéo lò xo, tăng lực:
Nếu cảm thấy đau khi kéo lò xo, tăng lực, bạn hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc để đặt một lực vừa phải khiến bạn không đau.
Thứ tư, đau do khí cụ, trầy xước môi má, áp- tơ:
Nếu bạn bị đau do khí cụ, trầy xước môi má, áp- tơ, hãy đến ngay Nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và chỉnh sửa lại mắc cài.
Siết răng khi niềng là gì?
Sau khi đeo mắc cài, bạn sẽ cần đến Nha khoa tái khám để Bác sĩ theo dõi tình trạng di chuyển của răng và siết răng. Tùy thuộc vào loại mắc cài bạn đeo mà thời gian tái khám sẽ khác nhau. Nếu lựa chọn mắc cài kim loại, bạn cần phải đều đặn đến nha khoa tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ điều trị để được thay thun, kiểm tra lực siết răng, mức độ dịch chuyển của răng trên cung hàm. Trong khi đó, nếu đeo mắc cài tự động thì trung bình một tháng hoặc một tháng rưỡi bạn mới cần đến Nha khoa để tái khám.
Trong giai đoạn này, bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng để tiến hành siết răng nhằm dịch chuyển răng tới vị trí như dự định ban đầu. Bạn sẽ thấy đau khi kéo lò xo, tăng tác dụng lực. Trong mỗi lần tái khám và siết răng bạn sẽ tự cảm giác được răng mình đang chạy. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ răng bạn đang trong quá trình sắp xếp, bạn sẽ hết đau sau từ 3 – 5 ngày. Nếu trường hợp sau khi siết răng tình trạng đau răng kéo dài cần đến nha khoa để Bác sĩ khám răng và điều chỉnh lực siết phù hợp.
Cách giảm đau sau khi siết răng?
Cảm giác đau khi siết răng là vấn đề mà tất cả các bạn đang và sẽ niềng răng đều quan tâm. Bạn có thể áp dụng một trong số các cách sau đây để làm giảm cơn đau sau khi siết răng:
Sử dụng túi chườm đá
Nếu sau mỗi lần siết răng khi niềng bạn cảm thấy bị đau thì có thể đặt túi chườm đá vào khu vực bị đau, ê buốt. Các hơi lạnh sẽ ngay lập tức làm dịu đi các cơn đau khó chịu của bạn.
Ăn thức ăn mềm, không cứng, không dai
Khi răng của bạn được siết chặt hơn có thể dẫn đến cảm giác đau buốt, đặc biệt là khi ăn các đồ ăn cứng, giòn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể sử dụng các đồ ăn mềm, xốp khi bị đau răng để tránh việc sử dụng lực lớn khi nhai. Nhờ đó, bạn có thể giữ được mắc cài tốt hơn và ít đau nhức hơn.
Massage nướu răng của bạn
Bạn có thể sử dụng ngón tay của mình để xoa nướu răng một cách nhẹ nhàng giúp cho các mô được massage thoải mái, giảm các cơn đau do việc răng bị siết chặt và đang di chuyển.
Trên đây là các biện pháp giảm đau tạm thời, nếu đã áp dụng nhưng vẫn không thấy hiệu quả, chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến nha sĩ để điều trị kịp thời và có giải pháp tối ưu.
Hi vọng rằng, câu trả lời của chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc cho bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn, đừng ngần ngại tới Nha khoa Lạc Việt.
Từ khóa » Siết Răng
-
Quá Trình Siết Răng Khi Niềng Diễn Ra Như Nào? - Cách Giảm đau
-
Siết Răng Khi Niềng Là Gì? Cách Giảm đau Khi ... - Nha Khoa BeDental
-
Siết Răng Khi Niềng Diễn Ra Như Thế Nào? Có đau Không? | Up Dental
-
QUÁ TRÌNH SIẾT KÉO RĂNG KHI NIỀNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?
-
Xiết ăn Răng ở Trẻ Em: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Thay Dây Cung, Siết Răng Và đeo Chun Liên Hàm | Niềng Răng Hô Như ...
-
Xiết ăn Răng Là Gì? 3 Cách Trị Xiết ăn Răng Tại Nhà Tốt & Hiệu Quả Nhất
-
Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? Bí Quyết Giảm đau Khi Siết Răng
-
Niềng Răng đau Nhất Giai đoạn Nào? Giảm đau Khi Niềng Bằng Cách ...
-
[Giải đáp] Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? - Nha Khoa Thúy Đức
-
Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? Mẹo Giảm đau Sau Khi Siết Răng
-
Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? Có Bị Hóp Má Khi Niềng Không?
-
Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Chi Phí Và Lưu ý Không Thể Bỏ Qua