Tìm Hiểu Về Ròng Rọc Từ A-Z: Cấu Tạo, Phân Loại, ứng Dụng - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Giáo dục
  4. Kiến thức cơ bản
Tìm hiểu về ròng rọc từ A-Z: Cấu tạo, phân loại, ứng dụng Kiến thức cơ bản Tìm hiểu về ròng rọc từ A-Z: Cấu tạo, phân loại, ứng dụng Alice Nguyen Alice Nguyen

17/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ngày nay ròng rọc được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống, đây quả là một loại máy cơ đơn giản nhưng cực kì hữu ích. Vậy bài ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc. Có mấy loại ròng rọc? Cụ thể ròng rọc được sử dụng vào những trường hợp nào?

Ròng rọc là gì

Ròng rọc là gì? (Ảnh: Shutterstock.com)

Ròng rọc là một loại máy cơ đơn giản có rãnh và có thể quay quanh một trục, được sử dụng rộng rãi trong công việc nâng lên và hạ xuống vật nặng trong cuộc sống.

Cấu tạo của ròng rọc

Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu từng loại ròng rọc nhìn như thế nào và cách thức hoạt động của từng loại ra sao.

Có mấy loại ròng rọc?

Ròng rọc có hai loại đó là ròng rọc cố định và ròng rọc động. Cùng tìm hiểu về cấu tạo cả hai loại ròng rọc phổ biến này dưới đây.

Ròng rọc cố định

Ròng rọc cố định. (Ảnh: Shutterstock.com)

Ròng rọc cố định là gì

Đối với ròng rọc cố định, người ta có thể treo ròng rọc lên cao vắt dây qua rãnh của ròng rọc, buộc vật vào một đầu dây, muốn kéo vật lên thì phải kéo đầu dây kia xuống làm bánh xe quay tại chỗ.

Cấu tạo của ròng rọc cố định

  • Ròng rọc cố định gồm một bánh xe có rãnh để vắt dây qua.

  • Trục của bánh xe được mắc cố định (có móc treo trên xà). Do đó, khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định

Ròng rọc cố định có tác dụng gì

Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp:

Khi kéo vật lên, ta cần tác dụng lực vào đầu dây để kéo vật lên, lực tác dụng vào có hướng thay đổi so với hướng của lực tác dụng vào vật giúp kéo vật lên theo phương thẳng đứng.

Lực tác dụng có độ lớn không nhỏ hơn trọng lượng của vật (F = P)

Ví dụ về ròng rọc cố định

Trong cuộc sống người ta dùng ròng rọc cố định để kéo nước từ dưới giếng lên. Hay dùng ròng rọc cố định để kéo lá cờ lên cao và hạ lá cờ xuống.

Ròng rọc động

Các loại ròng rọc. (Ảnh: Shutterstock.com)

Ròng rọc động là gì

Ròng rọc động được sử dụng khi nâng những vật nặng lên cao. Ta có thể buộc cố định một đầu dây lên cao, luồn dây qua rãnh của ròng rọc, móc vật vào ròng rọc. Muốn kéo vật lên, thì phải kéo đầu dây kia lên làm bánh xe vừa quay, vừa chuyển động lên cùng vật.

Cấu tạo của ròng rọc động

  • Ròng rọc động gồm một bánh xe có rãnh để vắt dây qua

  • Trục của bánh xe không được mắc cố định

  • Bánh xe có mang theo móc để treo vật. Do đó, khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động lên cùng vật.

Tác dụng của ròng rọc động

Ròng rọc động có tác dụng làm cho lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Độ lớn của lực ta cần phải tác dụng vào đầu dây để kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (F < P).

(Dùng ròng rọc động để đưa vật lên cao ta được lợi hai lần về lực nhưng thiệt hai lần về đường).

Cho ví dụ về ròng rọc động

Ròng rọc động được sử dụng nhiều trong các công trình để đưa những vật liệu nặng lên cao.

Pa lăng

Pa lăng là sự kết hợp của cả hai loại ròng rọc nói trên. Bộ phận của một ròng rọc đơn giản là: khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc, dây kéo.

Pa lăng giúp đổi hướng của lực và giảm bao nhiêu lần về lực nhưng thiệt về đường đi bấy nhiêu lần.

Xem thêm: Vật lý 6: Lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn (+ giải đáp bài tập dễ hiểu)

Dùng ròng rọc có lợi gì? Ví dụ về ròng rọc trong đời sống

Khi sử dụng ròng rọc cố định được lợi về hướng, khi sử dụng ròng rọc động thì ta được lợi về lực.

Sử dụng ròng rọc trong đời sống. (Ảnh: Shutterstock.com)

Sử dụng ròng rọc trong đời sống giúp con người làm việc dễ dàng hơn. Ngoài ra ròng rọc được sử dụng chủ yếu trong dân dụng vì chi phí rẻ, dễ sử dụng.

Ví dụ về ròng rọc trong đời sống

  • Người ta sử dụng chiếc cần cẩu để chuyển vật nặng từ nơi này sang nơi khác, ròng rọc động được lắp đặt trong chiếc cần cẩu.

  • Trong những công trường xây dựng, người ta sử dụng ròng rọc để đưa vật liệu xây dựng lên cao, hay đưa từ trên cao xuống đất.

  • Ròng rọc trong hệ thống thang máy

  • Rèm cửa có cơ chế của ròng rọc

  • Ròng rọc gắn vào cột cờ để kéo lá cờ lên cao hay hạ xuống

  • Hệ thống cáp treo

Câu hỏi và bài tập về ròng rọc cố định

Bài 1: Trong các máy cơ đơn giản mà em đã học:

a, Máy nào giúp thay đổi hướng lực?

b, Máy nào giúp thay đổi cường độ lực?

c, Máy nào giúp thay đổi cả hướng và cường độ lực?

Đáp án: a - Ròng rọc; b - Ròng rọc động; c - Palăng (ròng rọc cố định + ròng rọc động)

Bài 2: Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào, để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600 N lên cao mà chỉ cần lực kéo F = 100 N. Coi trọng lượng các ròng rọc không đáng kể.

Đáp án: Ta có F/P = 1600/100 =16 => F = P/16 => Cần dùng 16 ròng rọc (trong đó bao gồm 8 ròng rọc động và 8 ròng rọc cố định)

Bài 3: Lý do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để:

A. Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao

B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao

C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao

D. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao

Đáp án: D

Bài 4: Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng?

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Đáp án: B

Bài 5: Trong công việc nào sau đây chỉ cần dùng ròng rọc động?

A. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

B. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật.

C. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật.

Đáp án: C

Bài 6: Với pa-lăng trên, có thể kéo vật trọng lượng P lên cao với lực kéo F có cường độ nhỏ nhất là

A. F = P

B. F = P/2

C. F = P/4

D. F = P/8

Đáp án: C (Vì có đến hai ròng rọc động nên lực kéo giảm đi 4 lần, tức là F = P/4)

Bài 7: Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F = 100N. Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể.

Đáp án: Ta phải mắc các ròng rọc thành một pa-lăng gồm 8 ròng rọc động (để lực kéo giảm đi 16 lần) và 7 ròng rọc cố định

Lời kết

Qua bài viết trên, Monkey hy vọng rằng bạn đã hiểu cơ chế hoạt động của hai loại ròng rọc chính là ròng rọc cố định và ròng rọc động. Qua đó cũng thấy được tác dụng của ròng rọc thay con người làm việc nặng, an toàn hơn ra sao. Để theo dõi nhiều kiến thức bổ ích về các môn học, mời các bạn theo dõi chuyên mục kiến thức cơ bản từ Monkey nhé.

Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Alice Nguyen Alice Nguyen Biên tập viên tại Monkey

Các chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.

Bài viết liên quan
  • Diện tích hình tròn là gì? Công thức và bài tập vận dụng chi tiết
  • Muối kali nitrat (KNO3): Định nghĩa, tính chất, cách điều chế và ứng dụng
  • Tất tần tật kiến thức về đề xi mét vuông toán lớp 4 chi tiết
  • Kiến thức từ A-Z về Momen Lực không thể bỏ lỡ
  • Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì? Bài tập số hữu tỉ và số vô tỉ
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Giáo dục trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản Khi nào dùng are you và do you? Cách phân biệt đơn giản BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD BE ABLE TO dùng khi nào? Cách phân biệt với CAN, COULD Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Adj/Adv là gì? Cách phân biệt và khi nào dùng adj và adv? Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Cách sử dụng and, but, or, so trong tiếng Anh kèm bài tập có đáp án Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh Khi nào dùng any? Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng any trong tiếng Anh

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Tác Dụng Của Mỗi Ròng Rọc