Tìm Hiểu Về Sự Ra đời Của Nhà Nước Văn Lang Âu Lạc - .vn

Nếu như bạn đang muốn nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu về lịch sử dân tộc. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn có thêm kiến thức về sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc

Mục Lục

1. Sự giải thể của công xã thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn

Công xã nông thôn là một hình thái xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và quá độ sang xã hội có giai cấp.

Vào khoảng các thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.

Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

Những xóm làng đó dựa trên cơ sở công xã nông thôn. Một công xã bao gồm một số gia đình sống trên cùng một khu vực, trong đó quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn trong công xã bên cạnh quan hệ địa vực (láng giềng). Sự ra đời của công xã nông thôn là một trong những tiền đề cho sự hình thành quốc gia và nhà nước.

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

Bên cạnh đó, nhân tố thủy lợi và tự vệ cũng đã đóng vai trò rất quan trọng đưa đến sự hình thành lãnh thổ chung và tổ chức nhà nước đầu tiên vào thời Đông Sơn. Từ trong cuộc đấu tranh để khắc phục những trở ngại của thiên nhiên (mưa nguồn, nước lũ, bão tố, phong ba, hạn hán) đòi hỏi mọi thành viên không phải chỉ có trong từng công xã, mà nhiều công xã phải liên kết với nhau để tiến hành các công trình tưới, tiêu nước, đảm bảo cho sự phát triển một nền kinh tế mà nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo.

Nước ta lại ở vào vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, nằm trên các đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây như một đầu cầu từ biển cả tiến vào đất liền. Đây cũng là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa thuận lợi và cũng là nơi xảy ra nhiều đụng độ và nhiều mối đe dọa ngoại xâm. Yêu cầu liên kết, thống nhất lực lượng để tự vệ cũng không kém phần cấp thiết như yêu cầu liên kết để đấu tranh chống những trở ngại của thiên nhiên.

Đòi hỏi cần có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân quản lý kinh tế, giao thông, giúp dân làng làm ăn, chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng (làm thủy lợi).

Do đó cần đến sự liên minh và hợp nhất của nhiều bộ lạc lớn với nhau (mà sử cũ gọi là 15 bộ) thành một lãnh thổ chung do bộ lạc Văn Lang làm trung tâm. Liên minh bộ lạc Văn Lang là ngưỡng cửa của một quốc gia đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Từ các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên thủy, bộ lạc đã hình thành các đơn vị hành chính (bộ) của một quốc gia cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội.

Sự ra đời nhà nước Văn Lang

Sự ra đời nhà nước Văn Lang

➤ Xem thêm: Tìm hiểu sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam và ý nghĩa lịch sử của sự kiện này

2. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc

Sơ bộ phác hoạ cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp của bộ máy cai trị tương ứng với 3 cấp quan chức. Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo.

Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Nước Văn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc). Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) cũng thế tập cha truyền con nối, còn gọi là phụ đạo, bố tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên ghi là kẻ, chạ, chiềng). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính (có nghĩa là già làng). Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn. Mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng.

Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nghĩ rằng, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều hành xã hội. Sách Hậu Hán thư viết “luật Việt” khác luật Hán hơn mười việc”. Có lẽ “luật Việt” mà Mã Viện dùng là một thứ luật tục. Sử sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt.

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

Đại việt sử lược ghi rằng: Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 tr.CN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn (505-462 tr.CN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo.

Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII-VI tr.CN (ở giai đoạn Đông Sơn).

Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn sơ khai và có phần sớm khi trong xã hội phân hóa chưa sâu sắc (như do tác động mạnh mẽ của yêu cầu thuỷ lợi và chống ngoại xâm thúc đẩy cho sự ra đời sớm) nhưng đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam- mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.

Trên đây là sơ lược khát quát về sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc. Hy vọng rằng đã cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc.

Facebook Comments Box 5/5 - (155 bình chọn)

Từ khóa » Nguyên Nhân Ra đời Của Nhà Nước Văn Lang