Tìm Hiểu Về Thờ Cúng Tổ Tiên Và Thờ Anh Hùng Dân Tộc Của Người Việt

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Lãnh đạo Ban Dân vận qua các thời kỳ
  • Tin Tức hoạt động
    • TIN NỔI BẬT
    • DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN
    • QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
    • CÔNG TÁC MẶT TRẬN VÀ ĐOÀN THỂ
    • CÔNG TÁC DÂN TỘC - TÔN GIÁO
    • GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN
    • DIỄN ĐÀN - Ý KIẾN
  • NGHIỆP VỤ
  • Văn bản mới
  • Khảo sát kiến người dân
  • Lịch làm việc
  • Video
  • Liên hệ
  • Sơ đồ trang
  • Trang nhất
  • NGHIỆP VỤ
Tìm hiểu về thờ cúng tổ tiên và thờ Anh hùng dân tộc của người Việt Thứ năm - 17/12/2020 10:51 12.096 0 Tín ngưỡng dân gian của người Việt là tín ngưỡng đa thần, dựa trên quan niệm vạn vật hữu linh. Trong quan niệm của xã hội truyền thống, xung quanh con người là thế giới thần linh bao bọc, nó có thể mang tới điều tốt lành hay rủi ro cho con người. Mọi hành động của con người đều hướng tới việc cầu xin các lực lượng siêu nhiên này trợ giúp, che chở, để cầu lành tránh dữ. Tín ngưỡng dân gian của người Việt gắn liền với hệ thống các thần thoại, truyền thuyết, thần tích, các di tích đền miếu, các nghi lễ, phong tục và lễ hội, tạo thành một hệ thống văn hóa vừa mang tính vật thể và phi vật thể. Cũng vì vậy nó gắn chặt với đời sống văn hóa của cộng đồng, đảm bảo tính bền chắc, bền vững. Nhiều hình thức tín ngưỡng, như thờ Thành hoàng, thờ cúng Tổ tiên, Đạo mẫu,… có khả năng tự đổi mới để thích ứng với những điều kiện xã hội mới, kể cả xã hội hiện đại.
Bàn thờ cúng gia tiên của người Việt.Nguồn Internet
Bàn thờ cúng gia tiên của người Việt.Nguồn Internet
Các hình thức tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của người Việt có thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ Thành hoàng,… Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín ngưỡng cơ bản và phổ biến của người Việt. Có nhiều cách gọi khác nhau về loại hình tín ngưỡng này, như thờ cúng Tổ tiên, Đạo Tổ tiên, Đạo ông bà, gần đây còn gọi là truyền thống thờ cúng Tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên dựa trên quan niệm về linh hồn, rằng con người sau khi chết thì linh hồn vẫn tồn tại, linh hồn tổ tiên vẫn có mối quan hệ và tác động đến đời sống của con cháu. Thông qua thờ cúng tổ tiên, con cháu tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ đã khuất và cầu mong sự che chở, phù trợ của tổ tiên. Các nghi thức thờ cúng tổ tiên thể hiện qua việc lập bàn thờ, các ngày kỵ giỗ, hương khói trong các dịp mồng một, ngày rằm hay cáo yết tổ tiên khi gia đình có sự việc vui buồn, thông qua các nghi thức tang lễ, chăm sóc mồ mả, lập gia phả,… Thờ cúng tổ tiên cởi mở tiếp thu các ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng khác, nhất là Đạo Khổng, trên các phương diện như quyền trưởng nam, về quan niệm đạo hiếu, đặc biệt là các nghi lễ thờ cúng; mặt khác, thờ cúng tổ tiên cũng có thể thâm nhập vào nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác, kể cả các tôn giáo lớn ngoại lai, như Phật giáo, Ki tô giáo,… Vượt lên trên cả khía cạnh tín ngưỡng, tôn giáo, thờ cúng tổ tiên thấm đượm đạo lý uống nước nhớ nguồn, một thứ ứng xử cộng đồng gia tộc, dòng họ và mở rộng cực đại tới cộng đồng dân tộc, quốc gia thông qua việc thờ quốc tổ Hùng Vương, nó trở thành một chuẩn mực khuôn mẫu của ứng xử của con người Việt Nam. Bởi vậy, Đạo thờ tổ tiên vừa tiếp nhận nguồn cội xa xưa của tín ngưỡng nguyên thủy (tô tem giáo), vừa có sức sống trường tồn và có sức vươn tới tiếp cận với đời sống hiện đại. Tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc thuộc loại tín ngưỡng thờ thần, đó là việc phụng thờ và linh thiêng hóa những nhân vật khi còn sống có công trạng to lớn với đất nước và dân tộc. Khi họ qua đời, được nhà nước phong kiến sắc phong thần và có quy định về thiết chế thờ cúng cụ thể. Tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc thuộc phúc thần, thần mà dân Việt Nam thờ phụng chủ yếu là thần yêu nước, thương dân; đánh giặc cứu nước; chữa bệnh, khai nghề; tóm lại là các vị thần có công trạng với dân với nước. Tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc ở Việt Nam xuất hiện từ rất sớm, phản ánh sâu đậm về một quá trình dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc. Tín ngưỡng này luôn gắn với lễ hội lớn, như: Lễ hội Đức Thánh Gióng, An Dương Vương, các Vua Hùng, Trần Hưng Đạo,…Trong tâm thức người dân, các vị thần anh hùng dân tộc thường hiển linh, bảo vệ cho con người, cộng đồng về nhiều phương diện. Tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động, có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân, phản ánh về nhu cầu đoàn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Ở các tỉnh thành khắp cả nước đều có đình, đền, miếu, phủ,….thờ các vị có công với dân, với nước. Trong đó có những vị tướng lĩnh dũng cảm, kiên cường trong trận mạc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,…Lại cả các bậc danh nhân văn hóa như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,…những ông vua tài ba, đức độ như Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông,…

Nguồn tin: Ngọc Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Nội dung cơ bản về giáo lý của đạo Công giáo

    (24/12/2020)
  • Tìm hiểu về giáo lý, giáo luật và lễ nghi của Phật giáo Hòa Hảo

    (06/01/2021)
  • CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA TỈNH TIẾP TỤC LÀM TỐT CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

    (25/01/2021)
  • Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

    (10/02/2021)
  • Một số nội dung theo quy định của pháp luật liên quan đến công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 mà cử tri cần biết

    (18/03/2021)
  • CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI VÀ TIẾP CÔNG DÂN CỦA ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP

    (31/03/2021)
  • Tìm hiểu về cải cách hành chính trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo

    (07/04/2021)
  • TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN, VẬN ĐỘNG ĐỘNG NHÂN DÂN THỰC HIỆN TỐT 10 ĐIỀU TRONG THƯ KÊU GỌI CỦA ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ TỈNH ỦY NGUYỄN VĂN LỢI

    (09/06/2021)
  • MẤY Ý KIẾN GÓP BÀN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN HIỆN NAY

    (27/07/2021)
  • BÌNH PHƯỚC QUYẾT TÂM THỰC HIỆN TỐT NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XI VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN

    (18/09/2021)
  • Tìm hiểu về giáo lý, luật lệ, lễ nghi của đạo Cao Đài

    (09/12/2020)
  • Phương pháp phân loại hiện tượng tôn giáo mới hiện nay

    (16/11/2020)
  • Cơ cấu tổ chức đơn vị cơ sở của đạo Tin lành hiện nay

    (10/11/2020)
  • Cơ cấu tổ chức Giáo hội cơ sở của đạo Công giáo hiện nay

    (22/10/2020)
  • BÌNH PHƯỚC LÀM TỐT CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

    (08/10/2020)
  • Các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp cần nâng cao trách nhiệm công tác dân vận của chính quyền

    (08/09/2020)
  • Hướng Dẫn Nghiệp vụ: Xây dựng mô hình, điển hình trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”

    (22/06/2020)
  • CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ DÂN VẬN TRONG GIAO TIẾP VỚI NHÂN DÂN

    (13/06/2020)
  • NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ DÂN VẬN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    (18/05/2020)
  • Những mô hình “Dân Vận Khéo” nổi bật trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay

    (14/05/2020)
Danh mục Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay574
  • Tháng hiện tại75,403
  • Tổng lượt truy cập1,997,551
banner2 Liên kết - Select website - Tạp chí Dân Vận Tỉnh ủy Bình Phước van-hoa-van-nghe banner bien dao 1 ICTC-BINHPHUOC - SUPPORT: 0888 778 078

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt Nam