Tìm Hiểu Về Thu Phí Không Dừng ETC Và Các Vấn đề Về Thu Phí Tự ...

Sau đây là những lưu ý mà chủ xe cần biết trước khi dán thẻ thu phí không dừng để di chuyển thuận lợi trên hành trình của mình.

Thu phí không dừng ETC là gì?

Thu phí không dừng (ETC) là cách giúp các xe giảm thời gian chờ đợi khi qua trạm, bằng cách dán một thẻ nhỏ lên kính lái hoặc đèn xe để máy đọc khi qua trạm, từ đó trừ tiền trong tài khoản mà không cần dừng chờ. Cách thu phí này khá tiện lợi tuy nhiên hình thức này còn khá mới nên có thể gặp không ít lỗi trong quá trình sử dụng.

Những loại thẻ thu phí tự động không dừng phổ biến hiện nay

Hiện trên thị trường có hai đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng là: VETC (do Tasco góp vốn) và Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam và VDTC (do Viettel cung cấp). Loại thẻ thu phí tự động không dừng do VETC phát hành mang tên Etag, và thẻ do VDTC phát hành có tên ePass. Cả hai khác nhau về mẫu mã thiết kế nhưng có tác dụng như nhau.

Đăng ký thu phí không dừng ở đâu, hết bao nhiêu ?

Việc gắn thẻ thu phí ETC được thực hiện tại các địa điểm sau:

  • Với thẻ eTag của VETC cung cấp, chủ xe có thể đến các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc, hoặc đăng ký trực tiếp tại các trạm thu phí, nhân viên tại trạm sẽ liên hệ để dán cho chủ xe, hiện eTag vẫn đang miễn phí cho khách hàng dán thẻ lần đầu và từ lần thứ 2 trở đi là 120,000vnđ/thẻ, tổng đài hỗ trợ: 1900 6010
  • Với thẻ ePass của Viettel cung cấp, chủ xe có thể đến dán tại các cửa hàng trong hệ thống Viettel Store để liên hệ và được hỗ trợ dán thẻ. Ngoài ra, khách hàng cá nhân có thể sử dụng điện thoại để đăng ký dùng dịch vụ thu phí không dừng trên app ePass. Đối với khách hàng muốn dán thẻ ePass thì mức phí hiện nay là 120,000vnđ/thẻ, tổng đài hỗ trợ: 1900 9080

Nạp tiền vào tài khoản thu phí không dừng ETC qua đâu?

Hiện tại có bốn kênh để khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản giao thông VETC (không quy định mức tối thiểu phải nộp):

  • Nạp tiền mặt trực tiếp tại điểm dịch vụ của VETC bao gồm: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có hợp tác với VETC; Trạm thu phí có dịch vụ VETC; Nạp tại quầy giao dịch chính thức của Viettel trên toàn quốc
  • Nạp tiền tại qua hệ thống ngân hàng bao gồm nạp tại quầy ngân hàng; internet banking; mobile banking của tất cả các ngân hàng.
  • Khách hàng cũng có thể nạp qua ví điện tử: Momo; Viettelpay; Bankplus; Vimo; Payoo...
  • Khách hàng nạp trên ứng dụng cổng thông tin khách hàng trên App VETC và Portal.

Để sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng VETC, điều kiện cần là trong tài khoản giao thông của khách hàng phải có số dư tối thiểu một lần phí qua trạm.

Lưu ý: Mỗi tài khoản thu phí có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện giao thông khác nhau nhưng mỗi phương tiện chỉ được nhận chi trả từ một tài khoản thu phí không dừng.

Mức phạt với xe qua làn thu phí ETC mà không đủ điều kiện

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng bao gồm 2 trường hợp: Xe không gắn thẻ đầu cuối; hoặc xe gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn ETC.

Nếu thuộc một trong 2 trường hợp trên mà vẫn cố tình đi vào làn thu phí không dừng ETC tại các trạm thu phí, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt 1 - 2 triệu đồng. Ngoài ra người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Đáng chú ý, Nghị định 123 cũng quy định xử phạt đối với hành vi trốn tránh, không trả tiền qua trạm thu phí. Cụ thể, phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện trốn tránh, không trả tiền dịch vụ sử dụng đường bộ khi lưu thông qua các trạm thu phí.

Với công nghệ hiện đại, đi qua làn thu phí ETC sẽ nhanh hơn làn thu phí MTC truyền thống khoảng 60 lần. Hy vọng qua những chia sẻ của Oto360 về thu phí không dừng, sẽ giúp các giúp tài xế di chuyển nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn..

Từ khóa » Thu Vé Không Dừng