Tìm Hiểu Về Thuyết Bất Khả Tri - Triết Học - Hoa Sen Phật
Có thể bạn quan tâm
Một số người tưởng rằng, thuyết bất khả tri là một giải pháp thay thế cho chủ nghĩa vô thần, và họ thường đánh đồng khái niệm sai lầm này với những giải thích đơn giản, hạn hẹp của họ. Nói đúng ra, thuyết bất khả tri là về tri thức, và tri thức là vấn đề liên quan nhưng tách biệt với niềm tin.
Chủ nghĩa vô thần: Những người theo chủ nghĩa này sẽ dựa trên kinh nghiệm của các giác quan hay các nghiên cứu khoa học ở hiện tại để khẳng định là không có Thượng đế và các vị thần. Họ thường xem đức tin của những người hữu thần là mê tín, niềm tin mù quáng khi không có cơ sở rõ ràng.
Chủ nghĩa hữu thần: Những người cuồng tín tôn giáo sẽ dựa trên các văn bản được ghi chép từ xa xưa, những lời tiên tri hoặc từ các bậc thầy tâm linh để có đức tin tuyệt đối về sự tồn tại của Thượng đế hoặc các vị thần. Họ cho rằng vị thần của họ không thể “nhìn thấy bằng kính hiển vi” hay “phải cần những cách bí ẩn” mới có thể liên lạc được.
Một số người sẽ nói, “Tôi không phải là người vô thần, tôi là một người bất khả tri” như một cách làm dịu đòn tấn công khi giải thích về sự thiếu niềm tin của họ đối với các vấn đề tâm linh hay tôn giáo.
Chủ nghĩa bất khả tri trả lời một câu hỏi hoàn toàn khác với chủ nghĩa vô thần. Chủ nghĩa vô thần hay hữu thần là câu trả lời cho câu hỏi “Bạn có tin Thượng đế hay các vị thần là có thật không?” Mặt khác, chủ nghĩa bất khả tri là câu trả lời cho “Bạn có biết liệu có vị thần nào tồn tại không?”
Bất khả tri nghĩa là gì?
Thuật ngữ “bất khả tri” xuất phát từ tiếng Hy lạp (agnostic) trong đó “A” có nghĩa là “không” và “gnostic” có nghĩa là “kiến thức”. Theo nghĩa đen thì một người bất khả tri là người tuyên bố “không thể biết” hoặc “không có kiến thức” để khẳng định một điều gì đó.
Kiến thức hay tri thức là những hiểu biết của con người về bản thân và thế giới, những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hoặc thông qua giáo dục.
Con người không thể biết được sự tồn tại của bất cứ điều gì nằm ngoài kinh nghiệm của mình. Thuật ngữ này đã trở nên tương đồng trong cách nói phổ biến với sự hoài nghi về các câu hỏi tôn giáo nói chung, và đặc biệt là với sự từ chối các tín ngưỡng Kitô giáo truyền thống dưới tác động của tư tưởng khoa học hiện đại.
Những người vô thần thường nhầm lẫn khái niệm này và chối bỏ sự tồn tại của Thượng đế. Trong khi một người bất khả tri là người không chấp nhận hoặc phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế.
Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng thuyết bất khả tri vào bất kỳ vấn đề nào khác nhưng rất hiếm, ví dụ: “Ở thời điểm hiện tại, tôi bất khả tri về việc quái vật hồ Loch Ness có thật không!”
Mặc dù chúng ta có thể sử dụng như vậy, nhưng thuật ngữ bất khả tri được sử dụng dường như độc quyền để nói về các vấn đề tôn giáo.
Khi nói đến niềm tin vào Thượng đế, có hai lập trường cơ bản cần thực hiện: Một là bạn tin rằng Thượng đế có thật và hai là bạn không tin. Tuy nhiên, nếu bạn còn do dự khi chưa thể đưa ra quyết định thì những lựa chọn sau đây có thể giúp bạn:
- Chủ nghĩa hữu thần: Bạn tin vào Thượng đế và “biết” điều này là đúng.
- Chủ nghĩa hữu thần yếu: Bạn tin vào Thượng đế, nhưng “không biết” liệu điều đó có đúng không.
- Chủ nghĩa vô thần: Bạn không tin vào Thượng đế và “biết” điều này là đúng.
- Chủ nghĩa vô thần yếu: Bạn không tin vào Thượng đế, nhưng “không biết” liệu điều đó có đúng không.
Sự khác biệt giữa những tuyên bố này là rất quan trọng.
Chủ nghĩa vô thần mạnh là sự khẳng định tường minh rằng thần thánh không tồn tại. Còn chủ nghĩa vô thần yếu bao hàm tất cả các hình thức khác của thuyết phi thần (non-theism). Theo cách phân loại này, bất cứ ai không theo thuyết hữu thần thì chắc chắn phải là một người theo vô thần mạnh hoặc vô thần yếu.
Như vậy thì hầu hết những người theo chủ nghĩa bất khả tri được xem là những người vô thần yếu. Tuy nhiên, đa số những người bất khả tri lại cho rằng quan niệm của họ tách biệt hẳn với chủ nghĩa vô thần – thuyết mà họ xem là thiếu cơ sở và ít thuyết phục chẳng kém gì hữu thần.
Việc không thể đạt được các tri thức chứng minh hay phủ nhận sự tồn tại của thần thánh, đôi khi được xem là một ngụ ý nói rằng chủ nghĩa vô thần cũng dựa trên một niềm tin thiếu căn cứ.
Thuyết bất khả tri tập trung vào những gì có thể biết, một luận điểm nhận thức luận về bản chất và giới hạn của kiến thức con người. Còn đối thuyết vô thần và hữu thần là các quan điểm bản thể học (một nhánh của siêu hình học nghiên cứu về các loại thực thể tồn tại).
Nhà tư tưởng bất khả tri đầu tiên là Sanjaya Belatthiputta (Samjayin Vairatiputra), một người cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni, như đã được ghi trong kinh điển. Người ta kể rằng, khi được hỏi có cuộc sống sau cái chết hay không thì ông đã trả lời là có thể có và có thể không, và từ chối phỏng đoán xa hơn.
Bất khả tri hữu thần
Những người cuồng tín tôn giáo (Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo…) thường bị coi là thiếu hiểu biết vì niềm tin mù quáng của họ đối với những “sinh vật tối cao” mà không có bằng chứng thuyết phục. Đa số chỉ dựa vào quan điểm tôn giáo được truyền từ đời này sang đời khác.
Những người bất khả tri sẽ đặt câu hỏi về sự tồn tại của các vị thần bởi vì rất nhiều niềm tin tôn giáo không có cơ sở trong logic hiện đại. Họ có thể tin vào sự tồn tại của các sinh vật tối cao, nhưng họ cũng tin rằng không có bất kỳ kiến thức nào ở hiện tại có thể hiểu về các sinh vật đó.
Bất khả tri vô thần
Không giống như người vô thần, người theo chủ nghĩa bất khả tri sử dụng một cách tiếp cận khoa học hơn cho hệ thống niềm tin của họ.
Một người bất khả tri vô thần biết rằng chỉ vì không có bằng chứng về sự tồn tại của một sinh vật bậc cao hơn, thì không có nghĩa là những sinh vật đó không tồn tại. Việc nhận ra rằng “chúng ta không thể biết mọi thứ” là xương sống của niềm tin bất khả tri.
Khẳng định rằng “Chúa Trời” hay “các vị thần” là các khái niệm có ý nghĩa, nhưng con người không có bằng chứng cho các khái niệm đó, vì thế, trong khi chờ đợi, những người bất khả tri vô thần phải chọn lập trường mặc định là không tin vào sự tồn tại của các sinh vật tối cao.
Nguồn gốc của thuyết bất khả tri
Thuyết bất khả tri (agnosticism) được đưa ra vào năm 1869 bởi Thomas Henry Huxley (1825-1895), một nhà tự nhiên học người Anh và cũng là nhà vô địch thuyết tiến hóa của Darwin. Người đã lấy cảm hứng từ các tư tưởng của David Hume (1711-1976) và Emmanuel Kant (1724-1804).
Nó đi vào đầu tôi như là một gợi ý chống lại thuyết ngộ đạo của lịch sử Giáo hội, người đã công khai biết rất nhiều về chính những điều tôi không biết. Thomas Henry Huxley
Thuật ngữ này thường được dùng để miêu tả những người chưa bị thuyết phục, hoặc cố tình chưa đưa ra quan điểm về sự tồn tại của Thượng đế cũng như các vấn đề tôn giáo khác.
Những ý tưởng trọng tâm của David Hume nói rằng, nếu một tuyên bố xuất phát từ ý tưởng hoặc thực nghiệm, nó là vô nghĩa. Vì những phát biểu về kiến thức của Thượng đế nằm ngoài 2 loại này, Thượng đế về cơ bản là không thể biết được.
Ý tưởng nền tảng thứ hai của Hume là không có nguyên nhân thiết yếu. Chúng ta không bao giờ có thể biết chắc chắn rằng một cái gì đó gây ra bất cứ điều gì khác.
Sự hình thành vũ trụ hay loài người không phải bắt nguồn từ điểm A đến điểm G mà chúng ta vẽ trên giấy. Do đó, bất kỳ mối liên hệ nhân quả nào chúng ta cho rằng đều là suy đoán của tâm trí, đó không phải sự thật.
Chúng ta không có khả năng hiểu được nguyên nhân hình thành vũ trụ, chúng ta cũng không bao giờ có thể biết gì về Thượng đế.
Kant: Trong bước chân của Hume
Triết lý của Immanuel Kant bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Hume. Kant đã cố gắng kết hợp các ý tưởng của chủ nghĩa duy lý và kinh nghiệm với nhau.
Chủ nghĩa duy lý cho rằng, có một số kiến thức bẩm sinh trong con người. Ngược lại, chủ nghĩa kinh nghiệm tin rằng con người được sinh ra như tờ giấy trắng, và tất cả tri thức đều có được bằng kinh nghiệm. Kant kết luận bằng cách tập hợp những kết quả của cả hai bên.
Nội dung tri thức đến từ kinh nghiệm (như các nhà thực nghiệm đã tranh luận), nhưng cấu trúc hay hình thức tri thức được phát triển trong tâm trí (như các nhà lý luận). Cách kết hợp này dẫn đến sự bất khả tri đối với Kant.
Nếu chúng ta không thể biết bất cứ điều gì mà chưa có kinh nghiệm thông qua các giác quan, và nếu kiến thức đó chỉ có được thông qua tâm trí, thì chúng ta chỉ có thể biết đối tượng mà chúng ta nghiên cứu như chúng đối với chúng ta – không phải như chúng thật sự là.
Chúng ta không bao giờ có thể biết bản chất thật của mọi thứ trong vũ trụ này. Điểm tham chiếu luôn là chính chúng ta chứ không phải với bản thân đối tượng.
Kết luận của Kant là thuyết bất khả tri về thực tại.
Bất khả tri không có nghĩa là thiếu lập trường
Lẫn lộn về thuyết bất khả tri thường xuất hiện khi mọi người cho rằng, bất khả tri chỉ có nghĩa là một người thiếu lập trường khi không thể khẳng định một vấn đề nào đó.
Nếu những giả định đó là đúng, thì sẽ là chính xác khi kết luận thuyết bất khả tri là một “chủ nghĩa trung gian” giữa chủ nghĩa vô thần và hữu thần. Tuy nhiên, điều này không chính xác.
Nhận xét về tình huống này, Gordon Stein đã viết trong bài luận của mình “Ý nghĩa của chủ nghĩa vô thần và thuyết bất khả tri”:
Rõ ràng, nếu chủ nghĩa hữu thần là niềm tin vào Thượng đế và vô thần là không tin vào Thượng đế, thì không thể có chủ nghĩa trung gian. Một người có thể tin hoặc không tin vào Thượng đế.
Thuyết bất khả tri với ý tưởng rằng, con người trong một khía cạnh nào đó của thực tại là không thể biết được. Do đó, một người bất khả tri không phải là người thiếu lập trường, mà bởi vì người đó cảm thấy rằng đối tượng đang thảo luận không thể biết được và do đó không thể phán xét được.
Thuyết bất khả tri cũng không phải là một cách “dung hòa” giữa chủ nghĩa vô thần và hữu thần. Nó là một chủ nghĩa riêng biệt tương thích với cả hai.
Người bất khả tri không phải là chưa đưa ra quyết định hay hoài nghi về vấn đề nào đó, mà quyết định của họ là vấn đề đó ở thời điểm hiện tại thì không thể biết được, hoặc không có kiến thức để khẳng định có – không hay đúng – sai.
Kết luận
Tín đồ tôn giáo tin rằng Thượng đế tồn tại, người vô thần tin rằng Thượng đế không tồn tại. Người bất khả tri tin rằng, chúng ta không nên khẳng định có – không về sự tồn tại của Thượng đế, bởi vì điều đó là không thể.
Sự tồn tại của Đấng tối cao không thể được chứng minh bằng thực nghiệm hay lý luận. Chủ nghĩa bất khả tri là một hình thức vô thần trung thực về mặt trí tuệ.
Nếu con người cũng giống như những hình vẽ trong không gian 2 chiều trên mặt tờ giấy. Thì làm thế nào để chúng ta có thể khẳng định có – không cái gì đó ở bên ngoài!
Một người theo chủ nghĩa hữu thần hay một người theo Kitô giáo có thể là một người bất khả tri, và một người vô thần có thể không phải là một người bất khả tri.
Một người vô thần có thể phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, và trong trường hợp này, chủ nghĩa vô thần của người đó là giáo điều và không thuyết phục. Họ sẽ đưa ra những lập luận đã được nâng cao bởi “thiên kiến xác nhận” nhằm khẳng định tính không hợp lệ.
Trong trường hợp này, chủ nghĩa vô thần của người đó là cực đoan, không phải là chủ nghĩa bất khả tri. Người vô thần có thể, và không thường xuyên là một người bất khả tri.
Theo wikipedia.org – thoughtco.com – allaboutphilosophy.org
Related posts:
- Tìm hiểu triết lý “Tánh không” trong Phật giáo
- Học thuyết Tam Thân – Ba Thân của Phật
- Tìm hiểu về học thuyết Nhị Đế – Chân Đế và Tục Đế
Từ khóa » Thuyết Bất Khả Tri Luận điểm
-
Thuyết Bất Khả Tri Là Gì? Quan Niệm Về Thuyết Bất Khả Tri?
-
Thuyết Bất Khả Tri Là Gì?
-
Thuyết Không Thể Biết (bất Khả Tri) - Cửu Dương Thần Công . Com
-
Thuyết Bất Khả Tri Trong Triết Học - DELACHIEVE.COM
-
Thuyết Bất Khả Tri - .vn
-
Khả Tri Luận Là Gì - Thả Rông
-
Thuyết Bất Khả Tri | Định Nghĩa, Niềm Tin & Lịch Sử
-
Thuyết Bất Khả Tri Là Gì | Triết Học+
-
Thuyết Bất Khả Tri: Quan điểm Triết Học - Du Học Trung Quốc
-
Bất Khả Tri... - TĨNH THÔNG LINH - Triết Lý Về Sự Sống | Facebook
-
[PDF] Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
-
Câu 3. Theo Em Thì Thuyết Khả Tri Hay Thuyết Bất Khả Tri Là đúng? Giải ...
-
Những Nguyên Lý Cơ Bản Chủ Nghĩa Mác-Lênin - Luận Văn