Tìm Hiểu Về Tốc độ Màn Trập (Shutter Speed) Trong Nhiếp ảnh
Có thể bạn quan tâm
Tốc độ màn trập là một khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh. Để làm chủ chiếc máy ảnh của mình, việc hiểu sâu sắc yếu tố này sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh đẹp theo mục đích của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết để bạn có thể từng bước sử dụng thành thạo yếu tố nhiếp ảnh này.
1. Tốc độ màn trập là gì?
Tốc độ màn trập là thời gian màn trập trên máy ảnh mở để chiếu ánh sáng chiếu xuyên qua thấu kính vào đến cảm biến. Đó là thời gian cảm biến được mở ra để tiếp xúc trực tiếp với cảnh bạn đang muốn ghi hình.
Tốc độ màn trập được tính bằng đơn vị giây, ví dụ:
- Tốc độ màn trập 1/50s: Cảm biến tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong 0,02 giây
- Tốc độ màn trập 30s: Cảm biến tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong 30 giây
- Tốc độ màn trập 1/4000: Cảm biến tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong 0,00025 giây
Tốc độ màn trập tối thiểu tại các máy ảnh thông thường là 1/4000s, một số máy ảnh có tốc độ màn trập lâu hơn ở mức 1/8000s. Mẫu số càng lớn, thời gian chụp hình càng nhanh.
Tốc độ màn trập tối đa mà các máy ảnh ống kính dời có thể điều chỉnh trước thông số được là 30s, ngoài ra bạn vẫn có thể chụp một bức ảnh trong thời gian lâu hơn tùy theo ý thích của bạn. Lưu ý, nếu chụp trong thời gian quá lâu, bạn có thể gây ảnh hưởng đến cảm biến.
2. Điều chỉnh tốc độ màn trập?
Thông thường, tốc độ màn trập tại mỗi nấc sẽ thường tăng gấp đôi so với nấc trước: 1/8, 1/15, 1/30, 1/125, 1/500, 1/1000 … Mỗi khi tăng một nấc, trong cùng một điều kiện môi trường, khẩu độ, iso và các thiết lập khác không đổi, tốc độ màn trập sẽ nhanh hơn, ảnh sẽ tối đi một chút so với nấc trước.
Bài liên quan
Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson
5 lý do bạn nên thử chụp ảnh đen trắng
Tốc độ màn trập được điều chỉnh tùy theo mục đích chụp hình của bạn. Bạn có thể để ở chế độ tự động và máy ảnh sẽ tính thời gian chụp hình phù hợp để bức ảnh đủ sáng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, bạn cần ưu tiên tốc độ để chụp chuyển động nhanh hoặc muốn tạo một bức hình sáng tạo bằng cách giảm tốc độ màn trập. Vì vậy nếu muốn điều chỉnh màn trập, bạn nên chuyển sang chế độ ưu tiên tốc độ chụp hình, các thông số khác điều chỉnh theo tốc độ màn trập. Hoặc bạn có thể điều chỉnh thế độ Manual, tự thiết lập các thông số dựa theo tính toán của bạn. Để điều chỉnh, với máy ảnh ống kính rời thông dụng, bạn chỉ cần xoay bánh răng trên thân máy để có thể thay đổi chế độ chụp hình:
- Tộc độ từ 1s trở đi: chụp phơi sáng hoặc làm mịn mặt nước
- Tốc độ 1/2s: Làm dòng nước trở nên mờ.
- Tốc độ 1/4s: làm mờ chuyển động của người đi bộ
- Tốc độ 1/8s: làm mờ dòng nước đang chảy xiết gần ống kính
- Tốc độ 1/15s: chụp panning người chạy bộ, trẻ em đang nô đùa hoặc các con thú
- Tốc độ 1/30s: chụp panning vận động viên đua xe đạp ở khoảng cách xa ống kính
- Tốc độ 1/60s: chụp panning xe địa hình đang di chuyển gần ống kính
- Tốc độ 1/125s: dùng để chụp panning xe máy, xe hơi (bắt dính đối tượng đang chuyển động với phông nền nhòe tạo cảm giác chuyển động)
- Tốc độ 1/500s: đóng băng chuyển động của các vận động viên, xe địa hình hoặc người đang chạy bộ.
- Tốc độ 1/1000s: đóng băng chuyển động của xe hơi, xe máy.
- Tốc độ 1/2000s: bắt “dính” hình một chú chim đang bay
- Tốc độ 1/4000s: đóng băng mọi chuyển động
Thông thường, bạn nên sử dụng tốc độ màn trập trên 1/60s để tránh trường hợp ảnh rung hoặc bị mờ do chuyển động của chủ thể.
Nếu tốc độ chụp hình của bạn nhỏ hơn 1/60s, bạn sẽ cần sử dụng chân máy hoặc đặt máy ảnh ở một vị trí cố định nhằm giữ cho bức hình không bị rung. Hiện tại một số máy ảnh và ống kính đã có thêm chức năng chống rung để giảm phần nào ảnh hưởng khi tốc độ chậm. Ở Nikon, chúng ta có các dòng ống kính có VR (Vibration Reduction), Canon kí hiệu là IS (Image Stablization), trên một số dòng máy mới của Sony như A7 II được thiết kế thêm hệ thống chống rung .. trục. Tuy nhiên, chức năng này chỉ hỗ trợ phần nào khi chụp thiếu sáng và bạn vẫn cần có chân máy hoặc flash khi chụp điều kiện thiếu sáng.
Nên tính toán cụ thể mục đích của bức hình để có thể chọn ra tốc độ màn trập phù hợp. Nếu bức hình của bạn có quá nhiều chi tiết, bạn cần chọn ra chủ thể được ưu tiên trong bức hình là gì và chọn tốc độ màn trập tương ứng. Trong một số trường hợp, chủ thể có thể nét nhưng những chi tiết xung quanh chuyển động quá nhanh và có thể bị mờ.
Khi chụp hình thể thao hoặc chuyển động nhanh, tốc độ màn trập được yêu cầu tăng lên rất cao để có thể bắt được chuyển động của chủ thể. Thông thường để bắt được hình vận động viên đạp xe cần tốc độ khoảng 1/500s trở lên. Để làm được điều đó, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có máy ảnh chuyên dụng hơn và thiết lập thông số phù hợp với từng loại hình thể thao tương ứng.
Khi chụp trong điều kiện thiếu sáng, một số camera cho phép bạn có các mức chụp hình 1s, 10s hoặc 30s. Tốc độ chụp hình này phù hợp khi bạn muốn chụp phơi sáng hoặc đẩy sáng bức ảnh lớn hơn mức thông thường (biến đêm thành ngày).
Độ dài tiêu cự ảnh hưởng đến tốc độ màn trập. Ống kính có tiêu cự càng lớn thì ảnh càng dễ bị rung. Vì vậy, với một số ống kinh tele, người chụp cần phải có chân máy để giữ máy và ống kính được ổn định. Một quy tắc khi chụp hình, đó là bạn nên chọn tốc độ màn trập có mẫu số lớn hơn tiêu cự của ống kính. Ví dụ, tiêu cự 85mm thì tốc độ nên là 1/100s, tiêu cự 200mm thì tốc độ nên là 1/250s.
3. Kết hợp màn trập với các thông số khác
Hãy luôn nhớ rằng, 3 thông số khẩu độ, tốc độ màn trập và độ nhạy sáng (iso) luôn đi liền với nhau. Vì vậy, khi bạn tăng tốc độ thêm một stop (một nấc) để bắt kịp chuyển động hoặc làm giảm độ rung của ảnh, bạn đã vô tình giảm một nửa lượng ánh sáng đến cảm biến. Vì vậy, để giữ cho bức hình đủ sáng, bạn cần tăng iso hoặc mở khẩu thêm một stop để bù thêm lượng ánh sáng.
Ví dụ, tại tốc 1/100s thì khẩu độ là f/2.2, khi tăng tốc lên 1 nấc tại 1/125s thì phải mở khẩu thêm 1 nấc tại f/2.0. Một cách để giữ nguyên lượng sáng của bức ảnh là tăng iso lên (từ iso 200 lên iso 400)
4. Kỹ thuật chụp ảnh tốc độ chậm
a. Light painting
Bạn đã từng thấy những bức ảnh có vệt sáng được viết thành chữ trên nền đen chưa? Không phải đã thấy, mà thực sự bạn thấy rất nhiều bức ảnh như vậy được tải lên bởi bạn bè của bạn. Sở dĩ loại ảnh này quá phổ biến, bởi nó thực sự dễ làm và gây được ấn tượng cao.
Trong kỹ thuật này, bạn cần chuẩn bị một nguồn sáng đủ mạnh, ví dụ như nến, bóng đèn led, hoặc dễ dàng nhất là một chiếc đèn flash từ điện thoại của bạn. Cách chụp bức ảnh này, đó là điều chỉnh tốc độ màn trập thật chậm, tùy theo thời gian bạn muốn vẽ sáng. Bên cạnh đó, bạn nên chụp vào buổi tối để nguồn sáng của bạn dễ dàng nổi bật trong bóng tối. Về tốc độ màn trập, bạn có thể đặt từ 4s trở lên để có đủ thời gian vẽ hình trong đêm tối.
b. Phơi sáng buổi tối
Tương tự như lightpainting, bạn có thể giảm tốc độ màn trập để tạo một bức ảnh đầy ánh sáng. Điểm khác biệt với lightpainting đó là thay vì chủ động tạo ra vệt sáng, bạn có thể dựa vào các chủ thể đang chuyển động như xe cộ, đèn đường .. để tạo ra những vệt sáng. Những bức ảnh phơi sáng thường dùng để chụp cảnh, đặc biệt là cảnh đường phố hoặc các khu đô thị buổi tối.
c. Phơi sáng giải ngân hà
Khác với ảnh phơi sáng buổi tối, ảnh phơi sáng loại này thường lấy phong cảnh tại thác nước, những dòng sông, hoặc hồ cũng được. Người chụp hình sẽ mở khẩu rất lâu để chụp ảnh, từ đó biến dòng nước thành những vệt lớn tựa như giải ngân hà. Khi chụp kĩ thuật này, dòng nước sẽ trở nên rất mịn và đều màu. Có nhiều bức ảnh loại này được chụp từ 5 đến 10 phút hoặc hơn. Điều này khiến cho bức ảnh trở nên rất đặc biệt, nhưng cũng rất hại cho cảm biến máy ảnh. Một lưu ý nữa khi có ý định chụp hình loại này, đó là hãy chuẩn bị cho mình một cái chân máy tốt và một điểm đặt chân máy thật chắc để tránh bị rung hình.
d. Nắm bắt chuyển động
Trong kĩ thuật này, thông thường có 2 trường hợp riêng biệt.
Trường hợp 1, chủ thể đứng yên, các chi tiết xung quanh chuyển động. Trong trường hợp này, bạn có thể để tốc độ vừa đủ để lấy nét chủ thể, nhưng cũng đủ vừa chậm đề làm mờ hậu cảnh. Rủi ro ở đây là bạn có thể chỉnh tốc quá chậm, gây mờ cả chủ thể, hoặc chỉnh tốc quá nhanh, không làm mờ được hậu cảnh.
Trường hợp 2, chủ thể di chuyển. Để bắt được nét cho chủ thể, bạn bắt buộc phải di chuyển máy theo chủ thể. Kĩ thuật này thường được gọi là lia máy. Khi đó chủ thể sẽ giữ nguyên được nét, còn các chi tiết khác sẽ bị mờ hoàn toàn nếu không cùng chuyển động. Kĩ thuật này thường rất khó để tạo ra một bức ảnh ưng ý do tốc đọ chụp và tốc độ của chủ thể đôi khi không đồng nhất.
e. Biến đêm thành ngày
Với kỹ thuật này, các bạn có thể phơi sáng bức ảnh lâu hơn bình thường. Điều đó dẫn đến bức ảnh no sáng và sẽ dư sáng giống như được chụp từ ban ngày vậy. Để làm được điều này, các bạn bowcs buộc phải phơi sáng trong thời gian lâu hơn, khiến mức AV nhiều hơn mức cần thiết của bức ảnh.
5. Các vấn đề cần chú ý
a. Chuyển động mờ
Bức ảnh của bạn sẽ bị mờ nếu chủ thể chuyển động quá nhanh còn tốc độ màn trập không theo kịp được. Để khắc phục được điều này, bạn cần tăng tốc độ của màn trập vừa đủ để bắt được hình chủ thể.
b. Phơi sáng
Lưu ý để tốc độ màn trập vừa đủ để ảnh không bị tối quá hoặc sáng quá. Điều này phụ thuộc vào sự tính toán của bạn, nhằm tạo ra một bức ảnh thật ưng ý.
c. Rung máy
Một số trường hợp, đặc biệt trong hoàn cảnh thiếu sáng, ảnh sẽ dễ bị rung và mờ ngoài ý muốn. Để khắc phục được điều này, bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau:
- Chuẩn bị ống kính có chức năng chống rung. Cách này khắc phục được phần nào độ rung của bức ảnh.
- Tăng iso và mở khẩu tối đa để tăng tốc cho màn trập. Nhược điểm của cách này là với các máy đời thấp, iso bị giới hạn và dễ bị nhiễu hạt khi tăng độ nhạy sáng quá cao. Hơn nữa, các ống kính có khẩu lớn giá thành cao và DOF sẽ rất mỏng, nếu không cẩn thận cũng có thể bị out nét.
- Cách triệt để hơn đó là chuẩn bị một cái chân máy thật chắc chắn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chân máy phù hợp với tất cả các loại máy ảnh, với giá thành từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu, tùy theo chất liệu và mục đích sử dụng.
- Một cách khá hữu hiệu nữa là chuẩn bị cho mình một chiếc flash gắn ngoài hoặc gắn trên thân máy, nhằm bổ sung lượng sáng vào chủ thể.
Nhiếp ảnh là hành trình làm chủ ánh sáng. Để chinh phục được thử thách này, việc trải nghiệm, tìm hiểu và không ngừng rút ra kết luận sau mỗi bức ảnh là điều cần thiết. Ngoài ra, để thành thạo điều chỉnh tốc độ màn chập, người chụp hình cần phải phối hợp nhuần nhuyễn các yếu tố khác trên một bức ảnh, đặc biệt là khẩu độ và độ nhạy sáng (iso). Bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét nhất về tốc độ màn trập trong nhiếp ảnh.
Tổng hợp
Tags: màn trậpNhiếp ảnhShutter SpeedTốc độTừ khóa » Tốc độ Máy ảnh Là Gì
-
Tốc độ Màn Trập Là Gì? Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chụp ảnh?
-
Tốc độ Màn Trập Máy ảnh Là Gì? - Phong Vũ
-
Tốc độ Màn Trập Là Gì? Có ý Nghĩa Gì Trong Việc Chụp ảnh?
-
Tốc độ Chụp Trong Nhiếp ảnh
-
Những Điểm Cơ Bản Về Máy Ảnh #2: Tốc Độ Cửa Trập
-
ISO – TỐC ĐỘ - KHẨU ĐỘ CHO NGƯỜI MỚI CẦM MÁY
-
Kiến Thức Nhiếp ảnh Cơ Bản “Khẩu độ - Tốc độ - ISO ” | Anh Đức Digital
-
Tốc độ Màn Trập Máy ảnh: Những điều Bạn Cần Biết! - Reviewed
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy ảnh (P2): Tốc độ Màn Trập - Nguyen Kim
-
Khẩu độ, Tốc độ, ISO Là Gì? Và Các Mối Tương Quan - Nai Decor
-
Tốc độ Màn Trập Máy ảnh Là Gì? - Xuân Sơn Camera
-
Nhiếp ảnh Căn Bản: Tốc độ Màn Trập Là Gì Và Những điều Cần Biết...
-
Thủ Bản Bỏ Túi Về Iso – Tốc độ – Khẩu độ
-
Part 3: Tìm Hiểu Về Shutter Speed (Tốc độ Màn Trập) Trong Nhiếp ảnh
-
Tốc độ Màn Trập (Shutter Speed) Là Gì? Nó Có ý Nghĩa Thế Nào Với ...
-
Màn Trập Và Tốc độ Màn Trập Máy ảnh - Binh Minh Digital
-
Tìm Hiểu Về Mối Quan Hệ Giữa Tốc độ Màn Trập Và Tốc độ ăn đèn
-
Hướng Dẫn Cách đo Tốc độ Màn Trập Máy ảnh Dễ Hiểu