Tìm Hiểu Về U Bã đâu: U Bã đậu Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
U bã đậu có thể xuất hiện ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở nơi thường xuyên tiết mồ hôi trên cơ thể hoặc dịch nhầy. Vậy u bã đậu có nguy hiểm không? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. U bã đậu là gì?
- 2. Dấu hiệu nhận biết u bã đậu
- 3. U bã đậu có nguy hiểm không?
- 4. Cách điều trị u bã đậu
- 5. Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế bị u bã đậu?
1. U bã đậu là gì?
U bã đậu là một dạng u lành tính, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, nhiều dầu, nhiều chất bã chẳng hạn như vùng mặt, vai, lưng, ngực… U thường không gây cảm giác đau, không gây ác tính, to dần gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm.
2. Dấu hiệu nhận biết u bã đậu
– Người mắc u bã đậu có những biểu hiện thông thường giống như nổi mụn bọc. Vì vậy, nhiều người nhầm tưởng với mụn, nhọt nên tự ý rạch, nặn lấy tổ chức bên trong ra. Tuy nhiên chúng bị tái đi tái lại rất nhiều lần không hết.
– U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức bã trắng như đậu.
– U bã đậu không gây khó chịu hay làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khi bị viêm nhiễm do để lâu ngày có thể bị hoại tử, hình thành các vết viêm loét, gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
– U thường xuất hiện ở những vùng da tiết ra nhiều mồ hôi, nhiều dầu, chất bã chẳng hạn như ở vùng mặt, vai, lưng, mông, dưới cánh tay…
3. U bã đậu có nguy hiểm không?
– Hầu hết u bã đậu thường không gây đau hay khó chịu khi kích thước còn nhỏ, nhưng theo thời gian kích thước khối u sẽ lớn dần, tổ chức bên trong hoại tử, tạo viêm loét, mưng mủ. Giai đoạn này thường điều trị rất khó khăn và tốn kém.
– Khi bị bội nhiễm, hoại tử u bã đậu sẽ gây sưng tấy đau đớn cho bệnh nhân.
– Nhiều trường hợp u mọc ở mặt, cằm, sau tai gây mất thẩm mỹ cho cơ thể.
Có thể nói, thực chất u bã đậu là bệnh lí không đáng lo ngại nếu như phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên nhiều trường hợp u không những gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn khó chịu cho người bệnh khi bị tấy đỏ viêm nhiễm. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
4. Cách điều trị u bã đậu
Hiện nay, có nhiều phương pháp hướng dẫn điều trị u bã đậu. Tuy nhiên theo các bác sĩ, các phương pháp từ đông y cho hiệu quả thấp nên ít được khuyến cáo áp dụng. Thực tế, phương pháp phẫu thuật cắt u bã đậu chính là giải pháp điều trị triệt để nhất. Lúc này, người bệnh nên thực hiện cắt bỏ khối u càng sớm càng tốt khi chưa bội nhiễm và kích thước khối u còn nhỏ (khoảng 1-2 cm). Nếu người bệnh chủ quan để u phát triển có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, viêm loét và chảy mủ, lúc này việc cắt bỏ u sẽ khá phức tạp, tốn nhiều thời gian và có nguy cơ để lại sẹo xấu cao hơn.
Khi phát hiện mắc u bã đậu, người bệnh nên đến thăm khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ theo các yếu tố như vị trí, kích thước, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng của khối u bã đậu đã bội nhiễm hay chưa mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án đem lại hiệu quả điều trị phù hợp.
Mặc dù các bệnh viện và cơ sở y tế hầu hết đều có thể thực hiện mổ cắt u bã đậu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh hãy lưu ý lựa chọn điều trị tại các địa chỉ uy tín, được khách hàng cho phản hồi đánh giá cao.
Quy trình mổ u bã đậu thường được diễn ra nhanh chóng. Người bệnh sẽ được tiến hành gây tê tại chỗm, sau đó bác sĩ sẽ tạo ra một vết rạch ở vị trí của khối u. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành loại bỏ hết hoàn toàn các tổ chức bã đậu khu bên trong và cả vỏ bọc bên ngoài của khối u, sau đó tiến hành cầm máu và khâu lại vết thương.
Phẫu thuật u bã đậu thường khá nhanh chóng, nhẹ nhàng với thời gian diễn ra trong khoảng 30-45 phút. Người bệnh có thể xuất viện về nhà ngay sau mổ u bã đậu, không cần nằm lại viện và tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng chấm dứt sau một vài ngày nên bạn đừng quá lo lắng.
5. Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế bị u bã đậu?
– Luôn giữ cho da sạch, khô thoáng.
– Lau rửa, vệ sinh thường xuyên nếu là da dầu.
– Giữ lỗ chân lông khô thoáng, hạn chế tích thụ bã nhờn bằng cách tắm rửa hằng ngày.
– Ưu tiên sử dụng các loại xà phòng có công dụng làm da khô thoáng.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ùng thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Từ khóa » Nổi Cục Cứng Nhỏ Dưới Da Mông
-
Bị Nổi Cục Cứng ở Mông đau Nguyên Nhân Gây Ra Là Gì? - DrQuynh
-
Lưu ý Khi Nổi Cục Cứng Nhỏ Dưới Da | Vinmec
-
Nổi Cục U ở Mông Nhiều Năm, Không Sưng đau Là Bệnh Gì? - AloBacsi
-
Các Vị Trí Nổi Hạch Trên Cơ Thể Và Cách Phân Biệt Hạch Lành Tính, ác Tính
-
Cục Cứng Giữa Mông Có Khi Nào Là Khối U?
-
Mụn Cứng ở Mông Là Nguyên Nhân Do đâu Gây Ra - VIETSKIN
-
10 Nguyên Nhân Gây Nổi Cục Cứng ở Vùng Kín Và Cách điều Trị
-
Bạn Nên đi Khám Ung Thư Ngay Khi Thấy Nổi Hạch ở Những Vị Trí Này
-
Cục U Gần Hậu Môn Cảnh Báo Bệnh Lý Nguy Hiểm Gì? [ 9 Bệnh Phổ ...
-
Hạch Nổi ở Những Vị Trí Này, Cẩn Thận Bạn đã Mắc Ung Thư
-
Bị Nổi Cục ở Hậu Môn Nhưng Không Tự Hết Là Bệnh Gì?
-
Áp Xe Da - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Phẫu Thuật Thành Công U Kích Thước Lớn Hiếm Gặp Vùng Mông
-
Thấy Trẻ Có Khối U Lạ Vùng Mông: Khám Ngay! | Báo Dân Trí