TÌM HIỂU VỀ VẬN ĐƠN
Có thể bạn quan tâm
Vận đơn, vận tải đơn (hay còn gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
Chức năng của vận đơn:
- Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
- Là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.
- Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.
Tác dụng của vận đơn:
- Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.
- Làm căn cứ để xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
Nội dung của vận đơn:
Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung cũng khác nhau. Những điểm cần phải chú ý trong vận đơn:
- Số vận đơn (Number of Bill of Lading).
- Người gửi hàng (Shipper).
- Người nhận hàng (Consignee).
- Địa chỉ thông báo (Notify address).
- Cảng xếp hàng (Port of Lading/POL).
- Cảng dỡ hàng (Port of Discharge/POD).
- Cảng chuyển tải (Port of Transit).
- Nơi giao hàng (Place of Delivery).
- Tên hàng (Name of Goods).
- Ký mã hiệu (Marks and numbers).
- Cách đóng gói và mô tả hàng hóa (Kind of packages and descriptions of goods).
- Số kiện (Number of packages).
- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (Total weight or measurement).
- Cước phí và chi phí (Freight and charges).
- Số bản vận đơn gốc (Number of original bill of lading).
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (Place and date of issue).
- Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signal).
Cơ sở pháp lý của vận đơn:
Đây là quy định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có các công ước quốc tế có liên quan.
Phân loại vận đơn đường biển:
Có rất nhiều cách để phân loại vận đơn đường biển, sau đây là một số cách hay sử dụng để phân loại vận đơn.
- Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn.
Có 3 loại:
- Vận đơn đích danh (Straight Bill): là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill.
- Vận đơn theo lệnh (To order Bill): là vận đơn mà trên đó ghi rõ hàng được giao theo lệnh của một người nào đó.
- Vận đơn vô danh (To bearer Bill): là loại vận đơn không ghi tên của người nhận hàng mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc.
- Căn cứ vào phương thức thuê tàu:
- Vận đơn tàu chợ (Liner Bill): là vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trin là chứng từ sở hữu hàng hóa mà còn có giá trị pháp lý như hợp đồng chuyên chở.
- Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill): là loại vận đơn được ký phát hành khi sử dụng phương thức thuê tàu chuyến và có câu “sử dụng với hợp đồng thuê tàu – tobe used with charter party”.
- Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở:
- Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được chỉ thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường.
- Vận đơn chở suốt (Through Bill): là loại vận đơn được ký phát cho người nhận đi nhận hàng ở cảng đến mà không quan tâm đến việc hàng có được chuyển tải hay không và có bao nhiêu vận đơn khác đã được phát hành trong quá trình vận chuyển.
- Vận đơn đa phương thức (Multimodal Bill, Intermodal Bill or Combined Bill): là loại vận đơn được phát hành cho việc chuyên chở hàng hóa bằng container theo phương tức “door to door” mà theo đó hàng được vận chuyển bằng tàu hay nhiều phương thức khác nhau (máy bay, tàu biển, đường sắt, đường bộ,…).
- Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:
- Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipper on board Bill): là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công cho chủ tàu cấp cho người gửi hàng khi đã hoàn thành việc bốc xếp hàng lên tàu.
- Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment Bill): là vận đơn nhận hàng để chở được ký phát cho người gửi hàng để cam kết hàng sẽ được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn.
- Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:
- Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill): là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì.
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill): là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.
- Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa:
- Vận đơn gốc (Original Bill): là vận đơn được ký bằng tay có thể không có dấu “Original” và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
- Vận đơn bản sao (Copy Bill): là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu “Copy” và không giao dịch chuyển nhượng được.
- Các loại vận đơn khác:
-
Surrendered Bill
-
Express Bill
-
Master Bill
-
House Bill
-
Seaway Bill
-
Custom’s Bill
-
FIATA Bill
Công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế - cuocvanchuyen.vn
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
- Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS
- Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
- Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
- Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi
Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý doanh nghiệp và hy vọng có cơ hội hợp tác với quý doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất
Từ khóa » Tìm Hiểu Các Loại Vận đơn Của Fiata
-
Vận đơn Vận Tải đa Phương Thức - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
Một Số Loại Vận Đơn Đặc Biệt
-
[PDF] MỘT SỐ LOẠI VẬN ĐƠN THƯỜNG GẶP VÀ CÁC LƯU Ý SỬ DỤNG ...
-
5 Vận đơn Của Freight Forwarder điển Hình - FIATA Bill Of Lading
-
Các Chứng Từ Vận Tải đa Phương Thức Quan Trọng ... - CẢNG LOTUS
-
FIATA Là Gì? Quy Tắc Mẫu Của FIATA Về Dịch Vụ Giao Nhận
-
Những Loại Chứng Từ Vận Tải đa Phương Thức Quan Trọng Và Cần Phải ...
-
Vận Tải đa Phương Thức (phần 2) - VILAS
-
Vận đơn FIATA Là Gì ? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Hình Thức Của Vận đơn đường Biển - Weblogistics
-
[PDF] Vận đơn (Bill Of Lading - B/L) Và Các điều Cần Biết - Viet Hoa Group
-
Vận đơn Hợp đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng đường Biển Và Vận ...
-
Tìm Hiểu Về Vận đơn đường Biển (Bill Of Lading - B/L)
-
Nhận Biết Các Loại Vận đơn đường Biển