Tìm Hiểu Về Vòng đời Của Muỗi Và Cách Phòng Tránh Muỗi đốt
Có thể bạn quan tâm
Muỗi là một loài sinh vật thuộc họ côn trùng bé, với kích thước rất nhỏ, nặng chỉ khoảng 2 mg, kích thước dài khoảng vài mm, nhưng ai ai cũng biết rằng chúng chính là sinh vật truyền bệnh trung gian nguy hiểm hàng đầu thế giới, gồm có sốt xuất huyết, sốt viêm não Nhật Bản, sốt rét, virus zika... Không phóng đại khi nói muỗi là loài sinh vật gây đe dọa tính mạng con người nhiều nhất trong số các loài vật và côn trùng trên thế giới hiện nay. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về vòng đời của muỗi và tìm cách phòng chống muỗi đốt hiệu quả trong bài viết này nhé.
1. Vòng đời của muỗi
Như các bạn đã biết, muỗi là một trong những loài côn trùng, có cánh. Chúng xuất hiện trong trái đất khoảng từ 170 triệu năm trước đây, với ước chừng 2700 đến 3500 loài khác nhau trên thế giới. Muỗi tập trung sinh trưởng ở những vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, những nơi có nhiệt độ trong khoảng ưa thích của chúng là từ 20 đến 25 độ. Trong khoảng nhiệt độ này, chúng sinh trưởng và hoạt động mạnh mẽ, trong đó có cả đi tìm kiếm con mồi, đốt và hút máu. Ở nhiệt độ trên hay dưới khoảng trên, không có nghĩa là chúng không có, mà thường trú ngụ, và giảm khả năng sinh trưởng phát triển.
Dựa theo giới tính mà muỗi được chia làm hai loại là muỗi đực và muỗi cái, muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, trong khoảng thời gian đó chúng sẽ kiếm thức ăn là nhựa cây và thực hiện chức năng giao phối với muỗi cái. Sau 20 ngày, muỗi đực sẽ chết.
Khác với muỗi đực, muỗi cái có vòng đời từ 1 đến 2 tháng và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống, trong 2 tháng tồn tại chúng sẽ kiếm ăn và sinh sản từ 6- 8 lần. Trên thực tế, muỗi cái là vật gây hại trực tiếp đến con người,
Giai đoạn phát triển của muỗi được tính từ lúc còn là trứng:
- Trứng: Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kỳ nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Số lượng trứng mỗi lần đẻ từ 150- 200 trứng, trong điều kiện thuận lợi trứng sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng trong mức thời gian ngắn, chỉ khoảng 48 giờ.
- Ấu trùng (bọ gậy): Ấu trùng muỗi hay còn gọi là lăng quăng (bọ gậy) được nở ra từ trứng, hình ảnh của lăng quăng rất hay được bắt gặp tại các vùng nước có thực vật sinh sống. Ví dụ như ở ao bèo, ở ruộng lúa,… Loăng quăng, hay bọ gậy là dạng sinh vật không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển trong mặt nước bằng cách uốn mình cơ thể, nên do đó được gọi tên là loăng quăng. Chúng sống và chờ từ 1- 2 tuần để chuyển sang giai đoạn mới. Trong thời gian phát triển này, thì thức ăn của chúng chính là vật ký sinh, vi khuẩn, tảo... những thức ăn này cung cấp cho bọ gậy dưỡng chất và lấy oxi từ không khí.
- Nhộng: Nhộng là giai đoạn thứ 3, cũng là giai đoạn gần kết thúc hành trình lột xác thành muỗi trưởng thành. Chỉ mất 2 ngày để nhộng biến thành muỗi trưởng thành và có thể đi hút máu kiếm ăn.
- Muỗi trưởng thành: Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Ngay từ khi là muỗi bé, chúng đã có thể hút máu người lấy chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phát triển dần lên thành muỗi lớn, khi đủ khả năng sinh sản, muỗi cái đẻ trứng và tiếp tục một vòng đời muỗi tiếp theo.
Để biết thêm nhiều thông tin đặc biệt mà ít người biết về muỗi, gồm có thông tin thêm về đặc điểm, đặc tính sinh trưởng phát triển, cách muỗi tìm kiếm phát hiện con mồi là con người như thế nào... mời bạn xem tiếp bài viết giải mã những thông tin cần biết về loài muỗi nhé.
Số lượng loài muỗi tuy lớn, nhưng tại Việt Nam chỉ có ba loài muỗi chính, đó là muỗi vằn, muỗi anophen và muỗi culex. Mỗi loài muỗi này lại có đặc điểm nhận dạng khác nhau, dễ nhận biết, đặc tính sinh trưởng khác nhau, cũng như mỗi loài muỗi sẽ gây ra những dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm khác nhau. Để biết thông tin phân biệt các loại muỗi, từ đó có cách phòng tránh nguy cơ dịch bệnh từ chúng, mời bạn tham khảo hơn bài viết phân biệt các loài muỗi nhé.
2. Một số biện pháp phòng tránh muỗi đốt
Để phòng chống muỗi đốt, cách tốt nhất là không để chúng sinh sản và phát triển nhanh chóng. Bằng một số phương pháp sau đây, hy vọng bạn có thể ngăn cản được sự tăng sinh của chúng:
Tin liên quan: 5 mẹo nhỏ giúp cơ thể tránh bị muỗi đốt.
Một môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát là điều kiện bất khả thi cho muỗi sinh sản và phát triển nhanh chóng. Do đó mà bạn cần dọn dẹp nhà ở và không gian quanh nhà thường xuyên, quần áo bẩn nên mang đi giặt ngay, không để trong nhà làm nơi trú ngụ cho muỗi. Không để ao tù nước đọng, thường xuyên đổ rác đặc biệt là rác hữu cơ,…
Sử dụng các biện pháp thiên nhiên để phòng chống muỗi, như dùng tinh dầu tự nhiên, trồng cây có đặc điểm xua đuổi muỗi. Để biết những loại cây nào có khả năng đuổi muỗi hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm bài viết bỏ túi mẹo đuổi côn trùng ra khỏi nhà bằng cây xanh.
Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi, như sản phẩm kem bôi chống muỗi, thuốc phun xịt diệt muỗi, đốt tinh dầu, hương đuổi muỗi. Khi sử dụng các sản phẩm có hóa chất này, hãy lưu ý lựa chọn kỹ sản phẩm có uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ. Các sản phẩm có hóa chất dù ít hay nhiều cũng phần nào có hại cho sức khỏe con người, do đó không nên quá làm dụng sử dụng. Cần cân đối giữa hiệu quả mang lại, rủi ro chúng gây ra, đồng thời cân nhắc cả chi phí sử dụng.
Sử dụng biện pháp cơ học, trong đó có cửa lưới chống muỗi, mùng, màn lưới chống muỗi.. để trực tiếp ngăn cản sự tấn công của muỗi. Ngoài ra, vào những mùa có nhiều muỗi ta cần tăng cường nhiều biện pháp kết hợp với nhau, như đóng kín cửa, hay thậm chí kết hợp cả với tăng cường phun thuốc diệt muỗi trong các khoảng thời gian này. Khi phun thuốc diệt muỗi, chú ý đảm bảo lựa chọn thuốc phun ít độc hại, và không phun trực tiếp đến khu vực sinh hoạt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
XEM VIDEO HƯỚNG DẪN TỰ LẮP RẤT ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ CỬA LƯỚI CHỐNG MUỖI VIETFAMILY DƯỚI ĐÂY:
Hãy phòng bệnh để không phải chữa bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm do muỗi đốt lây nhiễm, do đó bạn và người thân mình sẽ an toàn nếu thực hiện theo đúng cách biện pháp phòng chống muỗi trên đây. Chúc các bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Để có biện pháp phòng chống muỗi và côn trùng hiệu quả và dễ dàng cho ngôi nhà bạn, tham khảo dòng sản phẩm cửa lưới chống muỗi tự lắp Vietfamily tùy chỉnh được kích thước rất tiện lợi, dành riêng cho khách hàng cá nhân nhé.
Từ khóa » Các Quá Trình Sinh Sản Của Muỗi
-
Muỗi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quá Trình Sinh Sản Và Phát Triển Của Muỗi - DIỆT CÔN TRÙNG GIÁ RẺ
-
Loài Muỗi Sinh Sản Như Thế Nào? Muỗi Sống ở đâu? - DIỆT MỐI
-
Vòng đời Của Muỗi Và Thời điểm Diệt Muỗi - Sức Khỏe đô Thị
-
Muỗi Aedes Aegypti -Thủ Phạm Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue
-
Muỗi Sống được Bao Lâu? 4 Giai đoạn Phát Triển Vòng đời Của Muỗi
-
Vòng đời Của Muỗi Vằn Và Cách Phòng Tránh Muỗi Vằn HIỆU QUẢ
-
Tìm Hiểu Về Chu Trình Sinh Sản Của Muỗi Và Châu Chấu - Khoa Học
-
Vòng Đời Của Muỗi Có Mấy Giai Đoạn? Muỗi Sống Được Bao Lâu?
-
Triệt Nguồn Sinh Sản Của Muỗi Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết
-
Tổng Vệ Sinh Triệt Nơi Sinh Sản Của Muỗi Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết.
-
Vòng đời Của Muỗi Và Sự Phát Triển Thần Kỳ
-
Tìm Thông Tin Trong Thư Viện Về Chu Trình Phát Triển Của Muỗi Và Châu ...
-
Kế Hoạch Tổng Vệ Sinh, Triệt Nơi Sinh Sản Của Muỗi Truyền Bệnh Sốt ...