Tìm Hiểu Về Xà Phòng - Thầy Dũng Hóa

Rss Feed Trang nhất Tin Tức Tin tức Hóa đời sống Lớp học nhóm tại nhà Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Tìm hiểu về xà phòng Đăng lúc: Thứ sáu - 25/07/2014 18:57. Đã xem 36367 - Người đăng bài viết: Đỗ Thị Thu Huyền Chuyên mục : Hóa đời sống Xà phòng đã được chế ra từ khoảng 2800 năm trước Công nguyên ở Babylon cổ đại. Đến nay xà phòng là vật dụng phổ biến và thiết yếu trong đời sống của chúng ta. Vậy xà phòng là gì ?, tại sao nó có thể loại bỏ được vết bẩn? và nó được sản xuất như thế nào? Tìm hiểu về xà phòng

Tìm hiểu về xà phòng

1. Xà phòng là gì ?

Xà phòng trước kia được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với kiềm bằng phản ứng xà phòng hoá. Sản phẩm tạo ra là muối natri hoặc kali của axit béo. Vì thế xà phòng được phân loại thành xà phòng cứng (chứa natri) và xà phòng mềm (chứa kali). Loại xà phòng này có một nhược điểm là không giặt được trong nước cứng vì nó tạo các kết tủa với các ion canxi và magiê bết lên mặt vải làm vải chóng mục.Về sau, xà phòng được sản xuất từ dầu mỏ. Vì thế nó đã khắc phục được nhược điểm trên để có thể giặt được quần áo bằng nước cứng

2. Tại sao xà phòng loại bỏ được vết bẩn ?

Chúng ta thường dùng nước để rửa tay hay giặt quần áo. Nước có tác dụng loại bỏ một số vết bẩn dính trên tay chân hoặc quần áo. Nếu những vết bẩn này tan trong nước, nước sẽ cuốn đi những chất bẩn và tay chân hoặc quần áo bạn sẽ trở nên sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu chứa chất béo, vết bẩn sẽ không tan trong nước. Khi đó, nước sẽ không thể rửa sạch những vết bẩn trên tay chân hoặc quần áo bạn.Xà phòng là một hợp chất thần kỳ có thể tẩy rửa những chất bẩn chứa dầu mỡ bởi nó được cấu tạo từ những phân tử đặc biệt. Mỗi phân tử này có hai đầu hoàn toàn khác biệt.Một đầu phân tử rất ưa nước, nó tan trong nước và dính chặt vào các phân tử nước. Đầu phân tử này được gọi là đầu ‘hút nước’.Đầu còn lại của phân tử ưa mỡ và chất béo. Nó có thể làm tan mỡ nhưng lại không ưa nước. Đầu phân từ này được gọi là đầu ‘kỵ nước’.Đầu kỵ nước của phân tử xà phòng gắn chặt với chất béo, nhờ đó hòa tan và tẩy bỏ vết bẩn chứa chất béo trên da hay quần áo. Đầu ưa nước giúp cho cả phân tử sau khi gắn chặt với chất béo có thể hòa tan vào nước.Như vậy, nhờ cấu trúc đặt biệt của các phân tử đặc biệt trong xà phòng, các vết bẩn chứa chất béo rời khỏi da hoặc quần áo và tan vào nước.

3. Ngày nay, xà phòng được sản xuất theo ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên được gọi là xà phòng hóa, nghĩa là đơn giản chỉ đun sôi hai thành phần: một loại chất béo và một loại chất kiềm. Chất béo có thể là dầu thực vật như dầu ô-liu hoặc dầu dừa hoặc mỡ động vật như mỡ bò hoặc mỡ dê. Chất kiềm có thể là muối can-xi hoặc muối ka-li. Muối ka-li cac-bo-nat là loại kiềm dễ tìm thấy trong tro cây bị đốt cháy.Giai đoạn thứ hai là làm khô. Chất rắn trơn được hình thành sau khi nước được đun sôi và bốc hơi.Giai đoạn cuối cùng là nghiền nhỏ. Giai đoạn này đảm bảo rằng các khối xà phòng đã được sấy khô sẽ được nghiền nhỏ mịn để không tạo cảm giác có sạn. Quy trình này tạo ra loại xà phòng thông thường. Nguồn tin: Trang hóa học ngày nay Từ khóa:

xà phòng, kiềm, chất béo

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 74 trong 20 đánh giá Click để đánh giá bài viết Được đánh giá 3.7/5

Theo dòng sự kiện

  • 3 loại trái cây dễ bị xử lý hóa học (31/08/2017)
  • Khí metan và tiềm năng sử dụng (29/08/2017)
  • Hóa học của sự nấu nướng (27/08/2017)
  • Dichloroarcetat tiêu diệt các tế bào ung thư (25/08/2017)
  • 5 loại chất độc hại nhất từ trước đến giờ (23/08/2017)
  • Chất hóa học trong mỹ phẩm có liên quan tới bệnh tiểu đường? (21/08/2017)
  • Sản xuất axit succinic từ phế thải gỗ (02/08/2017)
  • Pin nhiên liệu metanol đạt kỷ lục thế giới mới về thời gian vận hành (25/07/2017)
  • Tàu thuyền biến mất bí ẩn ở tam giác quỷ Bermuda đã có lý giải (19/08/2017)
  • Cacao giảm tỉ lệ cholesterol trong máu (29/07/2017)

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

  • Nguyên lý của kính đổi màu (01/08/2014)
  • Làm cách nào phân biệt muối iod và muối thường? (15/08/2014)
  • Tại sao khi lên máy bay không được mở điện thoại? (18/08/2014)
  • Kim loại nặng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? (20/08/2014)
  • Giải thích hiện tượng "Ma trơi" (22/08/2014)
  • Nước đá khô là gì? (25/08/2014)
  • Thơ đối đáp Hóa học (04/09/2014)
  • Khoáng sản kim loại thường xuất hiện ở đâu (09/09/2014)
  • Vì sao tinh bột là kẻ thù của người muốn giảm cân (20/10/2014)
  • Vì sao phải đốt lửa thì khính khí cầu mới bay được? (28/11/2014)

Những tin cũ hơn

  • Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại phá thủng quần áo ? (12/05/2014)
  • Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá? (28/03/2014)
  • Vì sao không nên đổ nước vào H2SO4 đậm đặc? (11/03/2014)
  • Vì sao phèn chua lại làm sạch nước? (04/03/2014)
  • Câu chuyện về kim loại Nhôm (17/02/2014)
  • Điều chế khí cười N2O (10/02/2014)
  • Giải thích hiện tượng của kim loại Nhôm (10/01/2014)
  • Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro? (25/12/2013)
  • Phản ứng hóa học gì xảy ra với túi khí khi xe bị tai nạn (10/11/2013)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Avata of nghi - Đăng lúc: 15/02/2015 20:13 thua thay lam sao de tan sa phong 1 cach nhanh chong vi e chot danh roi 1 banh sa phong vao bon cau lam bon cau bi tac

Nội dung

Mã an toàn: Mã chống spamThay mới

Xem bản: Desktop | Mobile thaydungdayhoa.com là trang web cá nhân của thầy Phạm Ngọc Dũng Cronjob

Từ khóa » Ctct Của Xà Phòng