Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Công Thức Máu Toàn Bộ - TPH Solutions
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm máu toàn bộ là một trong những phương pháp khám sức khỏe cận lâm sàng phổ biến hiện nay.
Nội dung bài viết- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ là gì?
- Xét nghiệm công thức máu cung cấp những thông tin hữu ích gì?
- Tại sao phải thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ?
- Xét nghiệm công thức máu có cần nhịn ăn không?
- Quy trình xét nghiệm công thức máu như thế nào?
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần biết được bệnh gì?
- Chia sẻ bài viết
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ là gì?
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ còn được gọi là huyết đồ, viết tắt tiếng Anh là CBC (Complete blood count).
Đây là xét nghiệm máu thường quy dùng để đánh giá các tế bào lưu thông trong máu. Qua đó, người được xét nghiệm sẽ biết tình trạng sức khỏe tổng thể, cũng như phát hiện các rối loạn về máu, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh bạch cầu.
Xét nghiệm công thức máu cung cấp những thông tin hữu ích gì?
Xét nghiệm công thức máu giúp cung cấp các thông tin về hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, sau khi khảo sát các đặc điểm về số lượng, kích thước, hình thái của 3 dòng tế bào máu trên.
Cụ thể:
Hồng cầu (tế bào máu đỏ): có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và ngược lại, mang một phần khí CO2 từ các cơ quan trở về phổi. Đời sống trung bình của tế bào hồng cầu kéo dài khoảng 120 ngày
Bạch cầu (tế bào máu trắng): tham gia vào hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Các dạng bạch cầu gồm bạch cầu hạt (Neutrophil, Eosinophil, Basophil), Bạch cầu Mono (Monocyte), và bạch cầu lympho (Lymphocyte).
Tiểu cầu: Trong số nhiều chức năng, giúp đông máu là chức năng quan trọng nhất của tiểu cầu. Tiểu cầu có đời sống trung bình kéo dài khoảng 9 – 11 ngày.
Tại sao phải thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ?
Xét nghiệm công thức máu (CBC) giúp bạn phát hiện sự tăng hoặc giảm bất thường số lượng các thành phần tế bào máu. Điều đó cho thấy bạn đang có một tình trạng bệnh lý cần được chú ý và phân tích sâu hơn.
Các trường hợp thường sử dụng phương pháp kiểm tra công thức máu toàn bộ:
Để đánh giá sức khỏe tổng thể
Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm công thức máu như một phần trong cuộc kiểm tra y tế theo dõi sức khỏe chung.
Để chẩn đoán bệnh
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, sốt, viêm, suy nhược, bầm tím hoặc chảy máu,… bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm công thức máu nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. Kiểm tra công thức máu toàn bộ cũng có thể giúp bác sĩ khẳng định chẩn đoán nếu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng.
Để theo dõi tình trạng diễn tiến của một bệnh lý
Trong trường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh có ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu (như bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu hoặc đa hồng cầu polycythemia vera,v.v.), kết quả công thức máu sẽ hỗ trợ bác sĩ theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh.
Hơn nữa, kiểm tra công thức máu toàn bộ được sử dụng để theo dõi sức khỏe nếu người bệnh đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu. Dựa vào đó, bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ và phòng ngừa biến chứng.
Để xác định các chỉ định truyền máu
Tai nạn, chấn thương, xuất huyết tiêu hóa hoặc một số bệnh lý như suy tủy, ung thư máu có khả năng khiến cơ thể bị mất máu cấp tính. Khi ấy, bệnh nhân cần phải được bổ sung máu tối thiểu đủ cho các hệ cơ quan đảm bảo được chức năng. Đối với tình trạng này, chỉ định truyền máu thường gặp nhất là truyền hồng cầu lắng, nhất là khi xuất huyết ồ ạt, ảnh hưởng huyết động.
Xét nghiệm công thức máu có cần nhịn ăn không?
Việc nhịn ăn sẽ cần thiết khi mẫu máu được sử dụng cho xét nghiệm sinh hóa hoặc xét nghiệm miễn dịch.
Còn nếu mẫu máu của bạn chỉ nhằm xét nghiệm công thức máu toàn phần, bạn có thể ăn uống bình thường trước khi lấy máu.
Ngoài ra, bạn có thể vận động cũng như ăn uống bình thường ngay lập tức sau khi lấy máu.
Xem thêm: Xét nghiệm ADN huyết thống: Những điều cần biết
Quy trình xét nghiệm công thức máu như thế nào?
Trong kiểm tra công thức máu toàn bộ, nhân viên y tế lấy khoảng 2 ml máu từ tĩnh mạch ở cánh tay, thường ở nếp gấp khuỷu tay.
Kế đến, mẫu máu được chống đông và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.
Trước đây, xét nghiệm máu toàn bộ được thực hiện thủ công bằng các dụng cụ đếm tay. Tuy nhiên hiện nay, nhờ các máy đếm tự động, quá trình thực hiện xét nghiệm này trở nên đơn giản hơn nhiều.
Thời gian trả kết quả xét nghiệm công thức máu thường chỉ trong 1 giờ đồng hồ.
Xét nghiệm công thức máu toàn phần biết được bệnh gì?
Khi xem xét các số liệu cụ thể trong kết quả công thức máu, bạn sẽ biết được liệu mình có đang gặp phải bệnh lý nào hay không.
Đối với dòng tế bào hồng cầu
Hồng cầu, hemoglobin và hematocrit thấp hơn bình thường cho biết tình trạng thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, bao gồm suy dinh dưỡng, mất máu, tan máu hoặc bệnh lý về tủy xương.
Hồng cầu cao hơn bình thường (erythrocytosis), hemoglobin hoặc hematocrit ở mức cao trong tình trạng máu bị cô đặc, đa hồng cầu hoặc bệnh tim.
Đối với dòng tế bào bạch cầu
Số lượng bạch cầu thấp là dấu hiệu của những bệnh lý như các vấn đề tủy xương, rối loạn tự miễn dịch phá hủy các tế bào bạch cầu, hoặc ung thư. Một số loại thuốc cũng có thể làm giảm bạch cầu.
Nếu số lượng bạch cầu cao vượt ngưỡng, cơ thể có khả năng đã bị viêm nhiễm, có rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc bệnh tủy xương. Phản ứng với thuốc cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng bạch cầu cao.
Đối với dòng tế bào tiểu cầu
Số lượng tiểu cầu cao hơn bình thường thường do rối loạn nguyên phát trong quá trình tạo máu trong tủy xương. Nó làm tăng nguy cơ tắc mạch máu, tạo huyết khối trong lòng mạch.
Ngược lại, giảm tiểu cầu khiến bạn dễ bị chảy máu tự phát hay chảy máu khó cầm, do chức năng đông cầm máu bị suy giảm.
Số lượng tiểu cầu nằm ngoài phạm vi bình thường là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó, hoặc gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc. Bạn có thể sẽ cần thêm một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm chức năng tiểu cầu hoặc kháng thể HIT, để chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
Nhìn chung, các kết quả bất thường trong xét nghiệm công thức máu CBC rất hữu ích trong việc phản ánh nhiều tình trạng bệnh lý. Dựa trên kết quả xét nghiệm công thức máu, các bác sĩ có thể đưa ra cho bạn những tư vấn sâu hơn về tình trạng sức khỏe.
Đừng quên nhấn Share cũng như để lại Comment, nếu bạn thấy nội dung của TPH đã cung cấp cho bạn những kiến thức thiết thực về xét nghiệm công thức máu toàn bộ nhé!
(Nguồn tham khảo: https://benhvien108.vn/)
Facebook Twitter Email Tìm hiểu về xét nghiệm công thức máu toàn bộ Tagged on: quy trình xét nghiệm công thức máu xét nghiệm công thức máu xét nghiệm công thức máu biết được bệnh gì xét nghiệm công thức máu có cần nhịn ăn không xét nghiệm máuTừ khóa » Công Thức Máu Bao Gồm Những Gì
-
Xét Nghiệm Công Thức Máu Là Gì Và ý Nghĩa Trong Y Học | Medlatec
-
Xét Nghiệm Công Thức Máu: ý Nghĩa Và Các Chỉ Số Quan Trọng
-
Tìm Hiểu Thêm Xét Nghiệm Công Thức Máu Toàn Bộ | Vinmec
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Máu | Vinmec
-
Xét Nghiệm Công Thức Máu Toàn Bộ
-
Công Thức Máu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Về Xét Nghiệm Công Thức Máu | TCI Hospital
-
Công Thức Máu Toàn Phần Là Gì Và Tại Sao Phải Xét Nghiệm
-
Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu Bạn Cần Biết Khi Nhận ...
-
Xét Nghiệm Công Thức Máu để Làm Gì? Tìm Hiểu ... - Medi Health Care
-
Mục đích Thực Hiện Xét Nghiệm Công Thức Máu Là Gì? - ISofHcare
-
Xét Nghiệm Máu Tổng Quát Cần Lưu ý Những Gì?
-
[PDF] Vietnamese-understanding-polycythemia-vera.pdf - Jakafi