Tìm Hiểu Võ Thuật Và Võ đạo | Chauminhhay's Blog
Có thể bạn quan tâm
Chauminhhay's Blog
Tìm hiểu võ thuật và võ đạo
I – VÕ THUẬT LÀ GÌ ?
Là kỹ thuật dùng sức (đòn, thế, miếng, vũ khí) ứng chiến với người và vật.
Dùng sức bằng những kỹ thuật xử dụng tới nắm tay, là quyền thuật (quyền: nắm tay).
Dùng sức bằng những kỹ thuật xử dụng tới chân, là cước thuật (cước: chân ).
Dùng sức bằng những kỹ thuật xử dụng tới kiếm, tới đao v.v…, là kiếm thuật, đao thuật…
Cổ nhân thường nói “thập bát ban võ nghệ là chỉ sự dùng sức bằng kỹ thuật xử dụng 18 thứ võ khí khác nhau.
Tóm lại, võ thuật chính là danh từ chung cho các loại kỹ thuật dùng sức ứng chiến với người và vật vậy.
II – VÕ ĐẠO LÀ GÌ ?
VÕ: Tiếng gọi chung những gì cần phải dùng tới sức mạnh để chống sức mạnh. Sau được gọi rộng thêm, phản nghĩa với “văn” là những gì cần phải dùng tới hoa mỹ để diễn tả.
ĐẠO: Đường lối, sau được định nghĩa rộng thêm, chỉ những gì có đường lối, có hệ thống.
Tóm lại, Đạo là tiếng gọi chung tất cả những gì có hệ thống, đường lối rõ rệt, nhất là những gì có giá trị tinh thần.
VÕ ĐẠO: Hệ thống, đường lối của một môn phái có đường lối, chủ trương rõ rệt.
III – HỌC VÕ ĐỂ LÀM GÌ ?
Có 2 ý thức đầu tiên về sự học võ: “học võ để đánh người và học võ để tự vệ”
Cả 2 ý thức trên đều xuất phát từ quan niệm cá nhân chủ nghĩa, trong một xã hội rời rạc mà quyền lợi, ý chí của cá nhân được coi là căn bản của tổ chức đời sống xã hội.
Học võ, trước hết là vấn đề thể thao, rèn luyện thân thể (thân) và tâm hồn (tâm) được vững mạnh. Rèn luyện thân thể vững mạnh bằng cả nội lực sung mãn và cơ thể nẩy nở. Rèn luyện tâm hồn vững mạnh, về cả ý lực và nghị lực, để trở thành một con người tự tín, tự lập, tự cường, hầu có thể góp một phần công lao vào việc cải tạo xã hội và xây dựng con người.
IV – NGOÀI RA VÕ THUẬT CÒN LỢI ÍCH GÌ NỮA ?
Muốn hiểu rõ lợi ích của võ thuật, chúng ta hãy chiêm nghiệm tất cả những lịch sử quốc gia và lịch sử tiến hóa từ Đông sang Tây, sẽ thấy rõ:
a) Võ thuật bảo vệ sự sống cho loài người.
Ngay từ thời thượng cổ, loài người đã biết xử dụng quyền cước, tức võ thuật, làm khí giới đấu tranh với ác thú, với thiên nhiên để duy trì sự sống của mình. Rồi khi loài người biết tụ họp lại thành từng bộ lạc , từng dân tộc, võ thuật càng trở nên cần thiết, đến nỗi bộ lạc nào xao nhãng việc luyện tập võ thuật đều bị tiêu diệt.
b) Võ thuật là chất liệu kiến tạo lịch sử.
Người ta thường nói: Một dân tộc không lịch sử là một dân tộc không tương lai. Mà lịch sử ViệtNamcũng như hầu hết lịch sử các nước trên thế giới, đều được tạo dựng bởi những chiến công oanh liệt, hiển hách của những vị anh hùng võ tướng.
V – THỜI ĐẠI KHOA HỌC CƠ GIỚI NGÀY NAY, VÕ THUẬT CÒN HỮU DỤNG KHÔNG ?
Ngày nay khoa học cơ giới tiến bộ, nên đôi khi người ta cho rằng: Võ thuật không còn hữu dụng nữa. Một người giỏi võ tới đâu cũng không thể nào chống được với súng đạn. Song người ta quên rằng: Có vũ khí tối tân mà không có bàn tay lanh lẹ, vững chắc với tinh thần bình tĩnh, dũng cảm điều khiển thì cũng không đạt tới kết quả. Cũng như cây đàn, dầu kỹ thuật chế tạo có tinh xảo tới đâu, nhưng nếu không có ngón tay tài hoa thì cũng không thể nẩy lên những âm thanh du dương tuyệt tác được.
Bởi vậy, ta có thể trả lời rằng: Khoa học cơ giới ngày nay dầu tiến bộ đến bực nào đi nữa thì cũng không thể biến một kẻ hèn nhát thành một đấng anh hùng được. Và như thế, dầu xưa hay nay, võ thuật bao giờ cũng cần thiết và hữu dụng cho con người.
VI – DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ĐÃ CÓ NỀN VÕ ĐẠO CHƯA ?
Ngược dòng lịch sử dân tộc cũng như lịch sử Trung Quốc qua những nhân vật hiệp sĩ, kiếm khách mô tả trong truyện cổ, ta có nhận định như sau: Người võ sĩ thời xưa chưa lập thành một nền võ đạo mà chỉ hướng đời sống tinh thần theo khuôn mẫu của một trong tam giáo: (Phật – Lão – Khổng).
Chứng minh điều đó, ta có thể đơn cử: Thời xưa võ thuật rất thịnh hành trong giới tu hành. Các vị hòa thượng mở rộng cửa chùa thâu nhận môn sinh đã truyền theo giáo lý nhà Phật, các vị đạo sĩ tu tiên đã đề cao thuyết sống Lão tử, còn những võ tướng điều khiển binh quyền trong nước đã phát huy Khổng học. Đương nhiên thời đó, tam giáo đã là những nơi ẩn náu cho đời sống tinh thần của người võ sĩ.
Do đó, ta có thể kết luận: Thời xưa người võ sĩ chưa lập được một hệ phái triết học, đặt hệ thống cho nếp sống độc đáo , thiết thực của nền võ đạo. Tuy nhiên, được rèn đúc theo tinh thần tam giáo, người võ sĩ xưa đã có những đức tính, những hành vi cao đẹp đủ để làm sáng lên cái tinh thần vị tha hào hiệp, trọng danh dự, coi nhẹ công danh, khinh thường cái chết. Nhờ những hình ảnh đẹp (thể hiện qua môn phái Thiếu Lâm) trong việc cứu khốn phò nguy, diệt trừ tham bạo mà người võ sĩ xưa đã âm thầm hành động, tự cho mình có thiên chức mang lại công bằng cho xã hội, chớ không do một tham vọng thấp kém hay bị quyền lực nào điều khiển, nên được người đời ngưỡng mộ và có một sức ảnh hưởng vô cùng sâu rộng trong quần chúng.
VII – NỀN VÕ ĐẠO CỦA NHẬT BẢN RA SAO?
Võ sĩ đạo của Nhật Bản bắt nguồn từ hệ phái “Samourai”, tức là đoàn quân ngự lâm tinh nhuệ, tuyển chọn trong hàng trai tráng quý tộc có sức vóc vạm vỡ, được huấn luyện võ thuật đạt tới mực tinh vi xuất chúng để dong ruổi trên con đường chinh phạt thống nhất lãnh thổ Nhật Bản cho dòng họ Yorimoto vào khoảng đầu thế kỷ thứ 12. Do đó Samourai là lớp võ sĩ lấy chinh chiến làm lý tưởng, lấy sự phục tùng và hy sinh cho trưởng thượng làm phương châm, lấy kỷ luật và khí tiết làm phương tiện thể hiện tinh thần, phẩm cách người võ sĩ. Về phương diện tinh thần, võ sĩ đạo Nhật Bản, tức là đoàn Samourai, cũng tiếp thụ ảnh hưởng của 3 tôn giáo là Phật – Khổng và Thần giáo, nhất là Thần giáo.
Là những người tiêu biểu cho thần lực quốc gia, sống trong buổi nhiễu nhương, đoàn quân ngự lâm Samourai được quốc dân tin tưởng, tôn sùng coi như những thiên tướng có đủ quyền uy ban phúc giáng họa cho mọi người lúc nào cũng được, Và cố nhiên với cái nhiệm vụ làm công cụ thống nhất đất nước, phục vụ chế độ phong kiến, họ được đặc biệt ưu đãi, nâng lên hàng cao quý nhất xã hội thời bấy giờ.
Khi đã nắm được quyền thống trị dân tộc, được hưởng nhiều quyền uy và danh dự, họ phải đảm nhiệm những trọng trách, họ tự thấy cần phải có một khuôn phép cho cử chỉ công cộng. Vì lẽ đó, những đức tính: Chuộng tín nghĩa trọng danh dự và kỷ luật, biết giữ tròn hiếu trung, biết xả thân vì Tổ quốc, vì trưởng thượng v.v…đã đâm chồi nẩy lộc trong tâm hồn của người võ sĩ Samourai. Đó là những nét chính yếu của nền võ sĩ đạo Nhật Bản.
Qua những nhận xét trên, ta thấy rằng: võ sĩ đạo Nhật Bản được khai sinh và trưởng thành trong chế độ phong kiến nên suy tàn theo chế độ. Mặc dầu con người võ sì đạo Samourai có nhiều nghị lực và đức tính đáng kính phục, nhưng lại quá tự tôn tự đại, quá mù quáng hy sinh cho trưởng thượng (dù hiền từ hoặc độc ác), và không có giải pháp nào mềm dẽo hơn là tự mổ bụng để chứng tỏ can trường khi bị người trên vô tịnh xúc phạm đến danh dự.
Còn ở Việt Nam và Trung Quốc, võ sĩ đạo thể hiện qua những mẫu người hiệp sĩ, kiếm khách, những kẻ giang hồ ngang dọc, không chủ trương chính trị, biết hy sinh vì dân tộc, không vì một cá nhân độc tài. Nhưng tiếc thay lại thiếu thực tế, không sống sát dân tình, thích cuộc đời ẩn dật nơi non cao rừng thẳm, hoặc tung hoành rày đây mai đó, thành ra hành động đẹp của cứu khốn phò nguy, chỉ là những việc làm rời rạc, tiêu cực, cứu vớt được một đôi người trong một xã hội đầy rẫy những bất công bạo ngược, chớ không đi tới đại cục, không thay đổi được vận nước, được cuộc đời.
VIII – MÔN SINH VOVINAM QUAN NIỆM VỀ VÕ SĨ ĐẠO THỜI NAY NHƯ THẾ NÀO ?
Xã hội hiện nay khác xa với thời phong kiến. văn minh cơ khí tiến bộ, luật pháp định đặt và thi hành rất gắt gao. Tổ chức xã hội tinh vi, khoa học hơn; kẻ phạm tội có hẳn một cơ quan pháp lý xét xử, con người khó có thể ngang nhiên tự giải quyết việc đời một cách dung dị được. Thời xưa người hiệp sĩ, kiếm khách có thể cầm đuốc công lý soi vào hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời với tấm lòng nhân ái chí công vô tư, coi thường pháp luật trong tay bọn tham quan ô lại, song thời nay lại khác.
Và tinh thần hiếu chiến, hiếu thắng của võ sĩ Samourai, tự tôn tự đại, phụng sự quốc gia qua một người, hơi một chút là tự sát không còn là tấm gương quá cao sang để cho người võ sĩ đạo ngày nay phải chiêm ngưỡng và tôn sùng.
Võ sĩ dạo hôm nay, trước hết, phải là những con người thực tế, sống sát dân tình, hòa niềm đau thương hoặc vui sướng với toàn thể dân tộc, hay rộng lớn hơn, với toàn thể nhân loại. những con người có hùng tâm đại chí, dám làm và đặt hết niềm tin vào công việc đã đảm lãnh. Những con người biết nhìn xa trông rộng, biết hướng về đại cục mà không sơ sót kiện toàn từ việc nhỏ. Những con người trầm tĩnh với nếp suy tư chín chắn, khắc phục được những yếu kém, những ham muốn nhỏ nhen, và biết nương cái thời danh để xây dựng sự nghiệp trường cửu. Những con người thành tâm thiện chí với thể xác lành mạnh, tư tưởng thanh cao, tâm hồn phóng khoáng, mở rộng lòng yêu thương, tha thứ và bao dung mọi người. Những con người manh bạo, tiếp nhận luồn gió văn minh thế giới, chịu ảnh hưởng những cái hay cái đẹp của bốn phương một cách chủ động với tinh thần cải biến, tạo thành phương pháp canh tân xứ sở để tiến kịp thời đại, vun đắp thêm vào cái kho tàng văn hóa phong phú của dân tộc, chớ không thụ động, nù quáng trong sự bắt chước, chỉ biết tiêu cực dập theo những khuôn mẫu đã có sẵn.
Ngoài ra, võ sĩ đạo hôm nay phải biết:
– Khai triển đồng đều tinh thần, tình cảm và lý trí.
– Tranh đấu trong hòa bình, nhường nhịn, hăng hái ganh đua nhưng không hiếu thắng, đố kỵ.
– Nuôi dưỡng nghị lực và ý chí quật cường nhưng không tức khí nhỏ nhen.
– Đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi riêng. Tổ Quốc trước môn phái.
– Trung thành nhưng không mù quáng.
– Trọng kỷ luật nhưng không cứng nhắc.
– Quả quyết nhưng không độc đoán.
– Sống gương mẫu, khắc khổ nhưng không quá khắc khe xét nét người.
– Sáng suốt giữ mình nhưng không thủ đoạn với người.
– Hòa hợp để cảm hóa người nhưng không a dua xu mị.
– Dũng cảm nhưng không thô bạo, liều lĩnh.
– Hiền từ nhưng không khiếp nhược.
– Thận trọng nhưng không rụt rè.
– Sốt sắn, nhiệt tình làm việc nhưng không ôm đồm, hấp tấp.
IX – VỚI QUAN NIỆM VỀ VÕ SĨ ĐẠO TRÊN, MÔN SINH VOVINAM CÓ CÔNG NHẬN CÁC TÔN GIÁO KHÔNG ?
Qua quan niệm trên cho ta thấy : Võ sĩ đạo thời nay là những con người hùng mạnh với thể xác rắn rỏi, những con người thực tế với nhận định sáng suốt về lẽ sống ở đời, biết hòa mình với trào lưu tiến hóa của nhân loại, những con người tự tin với khối óc minh mẫn “Biết mình, biết người”; những con người yêu đời với tình cảm mênh mang, chan hòa nguồn yêu thương và bao dung đồng loại; những con người thành tín với tấm lòng trung thực hiên ngang; những con người phóng khoáng với đời sống tinh thần cao cả, tôn trọng và công nhận tất cả các tôn giáo, vì nghĩ rằng: Tôn giáo nào cũng lợi ích cho đời sống con người, nhưng xa lánh những mê tín dị đoan, không chịu ràng buộc vào những lễ nghi phiền toái do con người đặt ra chớ không phải là chân thể của nguyên lý tự nhiên.
Như thế có nghĩa là người võ sĩ đạo hôm nay không bao giờ bị huyễn hoặc bởi những phép lạ, những tín điều cao siêu thần bí, không sao cắt nghĩa được, mà biết vượt ra ngoài, dung hợp tinh hoa của mọi tôn giáo, mọi triết thuyết, thích ứng đời sống tư tưởng vào đời sống thực tế linh hoạt của xã hội để kiện toàn đạo sống thiết thực của người võ sĩ.
Bởi lẽ đó, không riêng tôn trọng các tôn giáo, các triết gia, võ sĩ đạo hôm nay còn tôn trọng và tiếp nhận mọi điều lành, mọi hành động đẹp, mọi tư tưởng chính xác của bất cứ một thường nhân nào khả dĩ làm phong phú cho đời sống tinh thần võ sĩ đạo.
Về phương diện tinh thần, võ sĩ đạo hôm nay ý thức rằng: Tất cả những quan niệm siêu hình –thể hiện bằng các tôn giáo- đều chung một nguồn gốc và đều hướng con người tới chân thiện mỹ. Quan niệm siêu hình đã đi từ Đa thần tới Độc thần, rồi Phiến thần, song đời sống con người trước sau vẫn có một. Vậy, điều cần yếu phải giải quyết là: Con người thực có một đời sống với những nhu cầu ràng buộc trên các lãnh vực: Tinh thần, tỉnh cảm, lý trí và sự ham muốn vật chất. Con người phải được dung hợp và điều khiển bằng sự TU DƯỠNG TINH THẦN và RÈN LUYỆN THỂ XÁC để làm tăng hiệu năng của đời sống tư tưởng và đời sống vật thể.
Cũng là con người, ai ai cũng đều có khối óc, mà có người thông minh, có kẻ đần độn. Cũng là khối vật chất mà có khối hữu dụng, có khối vô dụng. Nhưng có thực vốn nó tự đần độn và vô dụng không? Hay chỉ là vì không biết tu dưỡng để thành thông minh, không biết rèn luyện để thành hữu dụng ?
Một ví dụ dễ hiểu:
Không phải bất cứ một thanh thép nào cũng trở thành thanh kiếm sắc nếu không được rèn dũa. Thế thì cái giá trị chân thể của tinh thần hay vật chất đâu phải vốn tự bản thể của nó mà do phép tu dưỡng và rèn luyện làm tăng hiệu năng của nó trong đời sống con người. Do đó điều cần yếu đối với con người không phải say mê đi tìm những điều huyền bí cao siêu mà chính là nhận thức được đời sống thực tế chung quanh, rồi quy định cho bản thân một phương thức sửa mình và hành động sao cho phù hợp với thiên lý, nhân tình.
Bởi quan niệm trên, môn phái VOVINAM xây dựng mẫu người võ sĩ đạo trên 2 phương diện:
1- Tinh thần cao cả nhưng thực tế.
2- Vật chất sung túc nhưng không tầm thường, vị kỷ.
Tóm lại, môn sinh VOVINAM tôn trọng và công nhận tất cả các tôn giáo trên bình diện hướng người võ sĩ nhìn sâu vào bản ngã, cố gắng làm tăng hiệu năng về tư tưởng cũng như về thể chất để nhận lãnh sứ mạng làm người trong đời sống xã hội.
tháng 11 năm 2008
(Việt Võ Đạo nhập môn)
Chia sẻ:
- X
Gửi bình luận »
Không có bình luận
RSS feed for comments on this post.
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
-
Bài viết mới
- Thắm tình đồng môn Tháng Một 31, 2023
- Hướng tới kỷ niệm lần thứ 25 ngày mất của “Người đào giếng” Vovinam Việt Võ Đạo. Cố Võ sư TRẦN HUY PHONG. (13/12/1997 – 13/12/2022) Tháng Mười Một 26, 2022
- Kiến thức là một món ăn tinh thần vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Tháng Mười Một 26, 2022
Chuyên mục
Chuyên mục Chọn chuyên mục Giới thiệu (17) Kỹ thuật (12) Nghiên cứu/Tìm hiểu (22) Quan điểm/Lý luận (108) Thời sự/Ghi chép (45) Truyện ngắn / Cảm tác (27) Uncategoried (4)Trang
- Hồi ký của võ sư Chưởng môn Lê Sáng
- 2 Đòn dao không số (tham khảo)
- 30 phút với buổi tập dã ngoại A7, CLB Vovinam Vạn Hạnh
- 6 Thế dây nịt chống vũ khí (tham khảo)
- Ấm tình người xa xứ
- Ăn cháo đái bát/đá bát.
- Ấn tượng từ một chuyến đi
- Bài dẫn chương trình biểu diễn
- Bài tập dưỡng sinh
- Bàn về tính thực chiến của Ju-jitsu, võ sư Châu Minh Hay còn kể thêm về một mối duyên thú vị giữa Nhu thuật và Việt võ đạo.
- Bức ảnh chân dung của thiên tài Nguyễn Lộc
- Bức tranh thủy mặc! chuyện bây giờ mới kể!
- Các bài ca quyết của Vovinam
- Các bình luận hàng đầu về “Cuộc chiến pháp lý với “kẻ phản đồ” đã bắt đầu!”
- Các thời kỳ võ học và đặc tính dẫn nhập
- Cách chào đặc trưng của Vovinam, cách chào đã “quốc tế hóa”
- Cách Mạng Tâm Thân (VS Trần Huy Phong)
- Cách Mạng Tâm Thân Phần 2: (VS Trần Huy Phong)
- Cái lý của dải viền trắng hình chữ S trong phù hiệu Vovinam
- Cảm hóa (đạo võ trong đời thường)
- Cảm tác: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Cần “nói lại cho rõ”!
- Cần chuyên nghiệp hóa công tác huấn luyện Vovinam
- Câu lạc Bộ Vovinam-Việt Võ Đạo Thị xã Sông Cầu, Đơn vị có truyền thống tốt đẹp.
- Chánh – tà ?
- Chủ thuyết Cách mạng Tâm-Thân của Môn phái Vovinam
- Chúc mừng năm mới
- Chúc Mừng Năm Mới
- Chương trình Hỗ trợ công tác huấn luyện
- Chương trình Vovinam học đường tỉnh Bình Phước phát huy hiệu quả.
- Chuyện cái móc khóa.
- Chuyện làng võ
- Chuyện đẳng cấp, câu chuyện còn dài!
- Có từ cõi chết trở về!
- Con đường gập ghềnh đi tìm “thuyền trưởng”.
- Công tác bảo trì Tổ đình Vovinam tại Núi Dinh
- Danh xưng Chưởng môn Đời thứ III. Đôi điều suy nghĩ.
- Dạy võ & học võ – xưa và nay
- Di ngôn của Sáng tổ Nguyễn Lộc
- Diện mạo Tổ Đình Vovinam
- Diễn văn nhậm chức của Tân Chủ tịch HĐVS TLĐ Vovinam Việt Võ Đạo Thế giới.
- Giaỉ nghĩa từ Hán Việt trong các bài ca quyết
- Giải pháp chặn đứng tệ nạn ma túy đang lan nhanh trong giới trẻ.
- Giải pháp giúp trẻ thoát hiểm trong tình huống bạo lực học đường.
- GIÁO ÁN huấn luyện môn Vovinam
- Giao lưu với CLB Vovinam Trường ĐH/SPKT TP. HCM
- Giáo trình Vovinam đặc dụng tự vệ và chiến đấu
- gif
- Giúp bạn hiểu thêm
- Hai con người, hai nhân cách vĩ đại
- Hai mặt của một thành tích
- Hành trình Về nguồn, sự khai cuộc đầy thú vị.
- Hệ thống đẳng cấp và Danh xưng. Đôi điều trăn trở
- Hệ thống đẳng cấp( mới) của Vovinam
- Hình ảnh Khai mạc Đại hội TDTT môn Vovinam thành phố HCM 2014
- Hình ảnh về ngày giỗ đầu của Cố Chưởng môn Lê Sáng
- Hít thở dưỡng sinh và nhu khí công.
- Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hồ Chí Minh năm học 2012 môn Vovinam đã khởi động
- Hội ngộ đầu Xuân
- Hội trại truyền thống Nhớ nguồn 2016
- Hơn 4 giờ trò chuyện cùng hậu duệ của Sáng tổ.
- Khi người dạy võ “bỏ quên” võ đạo
- Kiến Thức Tổng Quát cho người Huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo (Phần 1)
- Kiến Thức Tổng Quát cho người Huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo (Phần 2)
- Kiến Thức Tổng Quát cho người Huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo (Phẩn 3)
- Kiến Thức Tổng Quát cho người Huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo (Phần 4)
- Kiến Thức Tổng Quát cho người Huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo (Phân 5)
- Kiến Thức Tổng Quát cho người Huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo (Phần 6)
- Kiến Thức Tổng Quát cho người Huấn luyện viên Vovinam-Việt Võ Đạo (Phần 7)
- Kỳ hi thăng cấp khóa 19 Vovinam khối ĐH KHXH&NV thành phố HCM
- Ký ức về Trung Thu
- Kỷ vật thiêng liêng (truyện ngắn)
- Làm thầy không dễ!
- Làm thế nào để thực hiện tốt một bài quyền ?
- Lễ bàn giao và Tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch HĐVS TLĐ Vovinam Việt Võ Đạo Thế giới.
- Lễ Chánh kỵ Cố Võ sư Lê Sáng, Chưởng môn, Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo
- Lễ thành hôn của môn đồ Vovinam Việt Võ Đạo.
- Lễ Truy điệu Cố Võ sư Trần Văn Phước
- Lễ viếng đồng môn Phan Gia Đức.
- Lời nói đầu
- Long Hổ Quyền (Phân thế)
- Lớp chỉnh huấn Vovinam lần thứ I
- Luận thuyết: Vũ trụ quan-Nhân sinh quan
- Luận về tính đố kỵ
- Luyện khí công nên cân nhắc
- Lý giải động tác tay đấm tay che trong bộ đá của Vovinam
- Lý giải “chất gây nghiện” trong người luyện tập võ thuật nói chung và tình đồng môn Vovinam nói riêng.
- Màu xanh võ phục trên vùng đất Bazan.
- Mới nguy hiểm chết người từ tính đố kỵ trong làng võ.
- Món quà vô giá!
- Môn sinh đến từ hành tinh XARLAC
- Nâng cao kiến thức trong công tác huấn luyện cho các võ sư, HLV là điều cấp bách cần làm
- Nên chọn môn võ nào để học
- Nên chuẩn hóa một số bài quyền Vovinam
- Nên nhìn Vovinam bằng góc nhìn tích cực hơn
- Ngày mới từ các võ đường tư nhân
- Người môn đồ Vovinam nên thấm nhuần để áp dụng vào đời sống
- Nhân cách và đạo đức của xã hội VN đang bị xem nhẹ!
- Nhớ Thầy
- NHỨC NHỐI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Những Comments thú vị.
- Những hình ảnh đẹp của môn sinh Vovinam Thái Nguyên
- Những sai lầm chết người của các HLV khi buộc các võ sĩ của mình ép cân!
- Phiên toà mệt mỏi đã kết thúc!
- Phương pháp huấn luyện võ thuật của môn Vovinam
- Quy Lệ Môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo
- Ranh giới danh xưng trong võ thuật.
- Sách kỹ thuật Vovinam (Tập1) đôi điều cần bàn.
- Sách Xưa: Việt Võ Đạo Nhập môn
- Sự kiện ra đời của Liên đoàn Quốc tế Võ Cổ Truyền và tầm ảnh hưởng đến Vovinam
- Sự đam mê đôi khi phải trả cái giá quá đắc
- Suy nghĩ bên lề chuyện chiếc đai
- Suy nghĩ về bài Lão Mai quyền
- Suy nghĩ về chữ Đạo trong Võ
- Suy nghĩ về quy định ghi nhận công lao
- Tầm Mức Quan Trọng và Cần Thiết của Người Huấn Luyện Viên Việt Võ Đạo
- Tầm mức quan trọng: về việc đưa võ thuật-võ đạo vào học đường
- Tản mạn một chút về chuyện “Quốc võ”
- Tập huấn công tác trọng tài, chuẩn bị cho giải HKPĐ thành phố Hồ Chí Minh năm2012
- Tập luyện kết hợp thở đúng cách để giảm thiểu các nguy cơ tai biến!
- Tất niên năm 2016 thế hệ hậu bối của Võ đường Thoại Ngọc Hầu xưa.
- Tẩu hỏa, nhập ma – một thuật ngữ thường nghe.
- Thăm lại Kado
- Theo đóm ăn tàn.
- Thi lên cao đẳng Vovinam cần có luận án võ học
- Thư từ đỉnh Bao Quang (Núi Dinh)
- Tiếng nói người trong cuộc!
- Tìm hiểu võ thuật và võ đạo
- Tình nghĩa sư môn. Những giây phút đầy xúc động!
- Tổ đình Vovinam tại Núi Dinh một dự án cần “tái khởi động”.
- Toa thuốc trặc và tan máu bầm
- Trả lời thư bạn
- Trả lời thư bạn (tiếp theo)
- Trao đổi nhân đọc một status
- Trên cả hận thù ( truyện ngắn)
- Triết lý Âm Dương và thường dịch trong trang phục Vovinam-Việt Võ Đạo
- Trò “rung cây nhát khỉ” !
- Trò chuyện cùng lớp Vovinam Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
- Trong đám ma có nhất thiết phải có điếu văn không?
- Trước giờ phiên tòa mở lại!
- Tư cách người thầy
- Tuổi thơ của tôi.
- Tưởng nhớ Cố Võ sư Trần Huy Phong. (13/12/1997 -13/12/2015)
- Tưởng nhớ Cố võ sư Trịnh Ngọc Minh
- Uy lực từ tiếng thét trong huấn luyện võ thuật
- Vài góp ý về: Giáo trình đào tạo Cử nhân Vovinam
- Vài suy nghĩ về côn nhị khúc
- Vẫn lại chuyện chiếc đai!
- Về với cội nguồn
- Vì sao các ‘tuyệt chiêu” võ Cổ truyền Bình Định chỉ còn trong huyền thoại!
- Viết về Người Chưởng môn- Môn phái VOVINAM – VIÊT VÕ ĐẠO.
- Việt Võ Đạo chốn Thiền môn.
- Vĩnh biệt võ sư Chưởng môn Lê Sáng
- Vĩnh biệt đồng môn trẻ
- Võ Cổ truyền và các duyên nợ từ các võ phái Trung Hoa
- Võ cổ truyền – nét tinh hoa trong văn hoá Việt
- Võ sư Trần Bảo : Long đong nghiệp võ nhưng lửa đam mê vẫn cháy.
- Võ Sư Trần Huy Phong tiểu sử và những cống hiến cho Vovinam Việt Võ Đạo
- Võ thuật học đường, lợi bất cập hại?
- Võ thuật Việt Nam đã khép lại chuỗi ngày “cửa đóng then cài”, và mở ra khung trời mới thế nào?
- Vòng tay kết nối
- Vovinam 80 năm, hình thành và phát triển.
- Vovinam cần một chiến lược phát triển bền vững!
- Vovinam Phú Yên, nhìn lại một chặng đường!
- Vovinam Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật T.P Hồ Chí Minh tổ chức thi 3 cấp Sơ đẳng
- Vovinam vào trường học. Những vấn đề chưa được tháo gỡ.
- Vovinam Đại học Quốc gia T.P HCM tổ chức thi thăng cấp Khóa 16/2012
- Vovinam Đại học Quốc gia T.P Hồ Chí Minh tổ chức thi thăng cấp
- Vovinam- Việt Võ Đạo Thái Nguyên, Sức sáng tạo trẻ.
- VS Lê Đình Phước – Người đưa võ đạo vào đời thường.
- Xin hãy lên tiếng!
- Đại học An Ninh tổ chức khóa thi Vovianm -Việt Võ Đạo
- Đạo làm thầy xưa & nay, và quan điểm của Vovinam.
- Đạo nghĩa.
- Đất xưa
- Đâu là nguồn cội ?
- Đề tài tham khảo: PHỐI LẠI 10 ĐÒN CHIẾN LƯỢC CỦA VOVINAM
- Điểm danh mùa xuân
- Điều gì làm nên thương hiệu của Vovinam
- Điều gì sẽ xảy ra?
- Điều lệnh và nghi thức Việt Võ Đạo (tham khảo)
- Điếu văn
- Điếu văn tiễn biệt Bạn cố tri Mai Hiệp
- Điếu văn tiễn biệt VS Phùng Tiến Đức.
- Đôi dòng trao đổi
- Đôi dòng tri ân
- Đôi nét về Cố Võ Sư Mạnh Hoàng (1938 – 1967)
- ĐÓN XUÂN NÀY, NHỚ XUÂN XƯA!
- Đưa vật vào các trận thi đấu đối kháng, tại sao không?
- Đưa võ thuật vào trường học, cơ hội và thách thức.
- Đừng vui mừng trên nỗi đau của người khác
- “Vô cảm” căn bệnh nguy hiểm của mọi xã hội.
- “Võ nhạc”?
- “Đại dịch” bạo lực học đường, chưa có vắc xin phòng ngừa và điều trị !
Đánh dấu trang
- CLB Vovinam Trường CDCông Nghệ Thủ Đức
- International Vovinam Reunion
- khoa thi Vovinam-Việt Võ Đạo 1/2012 Đại Học An Ninh
- venguonblog
- Vo dao quan Van Hanh
- vo thuat VN
- vovinam thai nguyen
- vovinam vũng tàu
- vovinamus
Tháng Mười Một 2024
« Th1H B T N S B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.
Từ khóa » Nguyên Võ đạo Trung Quốc
-
Võ Thuật Truyền Thống Trung Quốc: Ra Vẻ Bí ẩn Hóa Ra đều Là Giả Dối!
-
Thể Loại:Võ Thuật Trung Hoa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Teakwondo Trong Tiếng Trung Là Đài Quyền đạo (跆拳道), Còn Môn ...
-
Điểm Yếu Lớn Nhất Của Võ Thuật Trung Quốc Là Gì? - Dân Trí
-
10 Môn Kung Fu Nổi Tiếng Của Trung Quốc - Võ Thuật
-
10 Vị đại Cao Thủ Võ Lâm Có Thật Trong Lịch Sử Trung Quốc
-
Võ Thuật Truyền Thống Trung Hoa | Nghiên Cứu Lịch Sử
-
Võ Cổ Truyền Việt Nam : Phiên Bản Của Võ Trung Quốc?
-
Trung Sơn Võ đạo - YouTube
-
Lịch Sử – Việt Võ Đạo - Thanh Long Trường Sơn Phái
-
Tổng Hợp: Các Loại Võ Thuật Phổ Biến đang Có Tại Việt Nam
-
Môn Võ Khiến Người Trung Quốc “tiếc Ngẩn Tiếc Ngơ” - SOHA
-
Hắc ám Võ Thuật Truyền Thống Trung Quốc - WikiDich