[Tìm Hiểu] Watt(W), KW Là Gì? Cách Quy đổi đơn Vị Công Suất điện ...

W là gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi quan tâm đến các thông số điện năng hay điện mặt trời. Vì hầu hết tất cả các thiết bị điện đều có thông số bao nhiêu W, KWP, WP… vì vậy trong bài viết này Gp solar sẽ giải thích chi tiết ý nghĩa của các thông số cũng như cách tính hệ số trong điện mặt trời. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tham khảo thêm: Tính toán công suất hệ thống Điện từ Pin năng lượng mặt trời

wall là gì
wall là gì

Gần đây Gp solar đã nhận được khá nhiều thắc mắc như cách quy đổi đơn vị công suất điện? 1kw bằng bao nhiêu w?… vậy những khách hàng của Gp solar, bạn đã biết rõ về vấn đề này chưa? Nếu chưa thì ngay trong bài viết này Gp solar sẽ hướng dẫn cách quy đổi đơn vị công suất điện cũng như chi tiết nhất về các đơn vị trong điện năng nhé. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thôi.

W (oát) là gì?

W là ký hiệu của Watt và hay được gọi là oát. Đây là đơn vị đo công suất P trong hệ số đo lường quốc tế được lấy theo tên gọi của James Watt. Công suất này dùng để đo lường sự thay đổi của năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt và mỗi Watt là sự thay đổi năng lượng của 1 joule trong 1 giây.

watt là gì

Công suất điện tại thời điểm t được tính theo P(t) = U(t) · I(t), với U(t), I(t) là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t, khi chúng không lệch pha.

Với công suất W chúng ta quy đổi ra nhiều hệ số liên quan như mW, kW, MW, GW…

  • 1 miliwatt (mW) = 0,001 W
  • 1 kilowatt (kW) = 1 000 W
  • 1 megawatt (MW) = 1 000 000 W
  • 1 gigawatt (GW) = 1 000 000 000 W

Thống số KWP trong điện mặt trời

Hầu như khi được tư vấn về năng lượng điện mặt trời chúng ta thường được nghe câu bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 1Kwp, 3kwp, 5kwp… Vậy đã bao giờ bạn tò mò và tìm hiểu cụ thể những con số đó có ý nghĩa gì chưa? Nếu bạn cũng tò mò thì hãy để Gp solar giải thích giúp bạn nhé.

Pin mặt trời
Pin mặt trời

Wp là tên viết tắt của dòng chữ Watts peak đây là đơn vị đo lường năng lượng sinh ra và thông số này được sử dụng cho các thiết bị điện cũng như điện năng lượng mặt trời.

Cụ thể như tấm pin mặt trời thì Wp là công suất tối đa mà tấm pin có thể sản xuất ra điện năng trong điều kiện tối ưu nhất. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế thì tấm pin mặt trời chỉ có thể tạo ra lượng điện năng bằng khoảng 60% công suất được ghi trên tấm pin mà thôi. Cũng vì vậy mà người ta có nguyên tắc trên tấm pin 100wp sẽ có công suất thực tế bằng 60watt và tương tương với 10 giờ nắng thì tấm pin sẽ tạo ra được 600watt điện năng.

Đối với hệ thống điện mặt trời 1KWp thì khi chúng ta lắp đặt dàn pin mặt trời có công suất 1KWp thì thông số này có nghĩa là trong điều kiện tối ưu nhất hệ thông sẽ tạo ra được 1000Wp. Tuy nhiên khả năng thực tế dựa vào số giờ nắng và điều kiện thời tiết thì hệ thống sẽ cho từ 5 đến 6kWh điện/ ngày.

Hướng dẫn cách quy đổi đơn vị công suất điện KWp trong tấm pin trời

Đơn vị đo lường công suất điện năng có khá nhiều vì vậy Gp solar sẽ hướng dẫn cách quy đổi đơn vị công suất điện đơn giản và dễ hiểu nhất như sau:

Chúng ta thấy ở mỗi tấm pin năng lượng mặt trời đều có ghi rõ thông số của sản phẩm. Đây là công suất cao nhất mà tấm pin mặt trời tạo ra được khi ở trong môi trường tối ưu đó là bức xạ 1.000 W / m2, nhiệt độ mô-đun ở 25 độ C và phổ mặt trời AM 1.5.

Trên thực tế nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên giờ nắng thu được khá lớn và là ưu điểm tuyệt vời để khai thác điện mặt trời.

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Thông thường mỗi ngày sẽ có 5 đến 8 giờ nắng để pin mặt trời có thể hấp thụ bức xạ mặt trời và chuyển đổi thành điện năng.

Trong thực tế giờ nắng mỗi nơi khác nhau và cường độ bức xạ mặt trời cũng khác nhau ví dụ như: Các tỉnh miền trung và miền nam có khoảng 5,5kW/h/m2/ngày trong khi đó miền bắc là 4,5kW/h/m2/ngày.

Vậy chúng ta có công thức tính Kwh điện năng từ những tắm pin mặt trời 1kWp như sau:

Số Kwp x (số giờ nắng/ngày): Ví dụ chỗ bạn ở có 5 giờ nắng thì chúng ta lấy 5 x 1Kwp = 5Kwp. Vậy với tấm pin mặt trời có công suất 1 Kwp sẽ tạo ra 5kWh điện năng trong một ngày. Tương tự với cách tính đó chúng ta có thể tính được lượng điện năng của hệ thống điện mặt trời của bạn tạo ra.

Nếu bạn chưa biết KWH là gì có thể tham khảo bài viết sau: Giới thiệu về kwh trong điện mặt trời

Tuy nhiên trên thực tế tùy thuộc vào điều khiện thời tiết, tùy vào từng mùa và các vùng miền khác nhau nên lượng điện năng hệ thống tạo ra sẽ có sự chênh lệch so với công suất ghi trên tấm pin mặt trời.

1kw bằng bao nhiêu w?

Gp solar là công ty chuyên về tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời với kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường. Trong quá trình làm việc thực tế với khách hàng thì chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi cũng như băn khoăn của mọi người về các đơn vị đo công suất điện hiện nay. Từ những câu hỏi như có bao nhiêu đơn vị đo công suất điện, 1kw bằng bao nhiêu w, cách quy đổi các đơn vị này như thế nào…

GPsolar lắp điện năng lượng mặt trời trên mái nhà cho khách hàng

Vì vậy chúng tôi muốn thông qua bài viết này để phân tích chi tiết giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn.

1km bằng bao nhiêu w là câu hỏi thường được nhiều người thắc mắc nhất vì đây là cách quy đổi chúng ta dùng đến rất nhiều. Hầu hết các thiết bị điện năng như bóng điện, quạt điện, nồi cơm điện… đều ghi công suất tiêu thụ điện bằng W (Watt). Tuy nhiên chỉ số điện năng tiêu thụ hàng tháng của gia đình được điện lực báo về lại lấy đơn vị là kw.

Theo hệ số quy đổi đơn vị công suất điện năng thì 1kw = 1000w. Và đơn vị 1w = 1 J/s.

1kwh bằng bao nhiêu jun? (1kwh = j)

Với câu hỏi này đầu tiên chúng ta cần hiểu được jun là đơn vị năng lượng, W là năng lượng tiêu thụ trong 1 đơn vị thời gian thường được tính bằng giây (S) hoặc giờ (h). Vì vậy công thức chuyển đổi các đơn vị được tính như sau”

1W = 1J/s vì vậy 1kw = 1000J/s.

Vậy kwh nghĩa là chỉ số năng lượng điện tiêu thụ trong 1 giờ. Nên cách quy đổi sẽ là: 1Kwh = 1Kw x 1h = 1000J/s x 3600 s = 3.600.000J. Vậy nếu bạn thắc mắc 1kwh bằng bao nhiêu jun thì câu trả lời là 1kwh = 3.600.000J.

kw đổi ra kwh
kw đổi ra kwh

1kwh bằng bao nhiêu wh?

Thông thường trong hóa đơn tiền điện chúng ta sẽ sử dụng đơn vị là Kwh tương ứng với cách gọi là 1 số điện. Vậy 1kwh bằng bao nhiêu wh? Câu trả lời là:

1 số điện = 1kwh = 1kw = 1000W. Tương tự với 1W = 1Wh = 0.001Kw = 0.00Kwh. Vậy nếu bạn hỏi 1kwh bằng bao nhiêu wh thì 1kwh = 1000wh.

Cách đổi từ ws sang kwh

Với cách quy đổi công suất này bạn cần lưu ý cho chúng tôi như sau:

Ws là đơn vị đo lường năng lượng điện tiêu thụ trong 1 giây.

Và 1Ws = 3600 wh.

1000wh = 1kwh. Vậy cách quy đổi từ ws sang kwh sẽ được tính như sau:

1kwh = 3600 x 1000 = 3.600.000 ws.

kwh có phải là đơn vị của công suất không?

Thêm một câu hỏi nữa mà Gp solar nhận được khá nhiều hiện nay đó là kwh có phải là đơn vị của công suất không thì câu trả lời là đúng bạn nhé. Ngoài ra đơn vị đo công suất điện còn có các đơn vị khác như W, mW, MW, KW, kVA.

Đơn vị đo công suất kwh này bạn có thể dễ dàng thấy ở hóa đơn tiền điện hàng tháng. Đặc biệt dễ nhận thấy nhất ở các hệ thống điện mặt trời. Ví dụ bạn lắp đặt hệ thống pin mặt trời với công suất 3kwh nghĩa là công suất tối đa hệ thống pin mặt trời thu được điện năng là 3kw/1 giờ. Vậy khi chúng ta lắp đặt hệ thống điện mặt trời với công suất 1kw thì mất bao nhiêu tiền và sẽ thu về bao nhiêu điện năng mỗi thang?

Phân biệt kwh và kw
Phân biệt kwh và kw

1kw điện mặt trời bao nhiêu tiền?

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về điện mặt trời và cũng băn khoăn về câu hỏi này thì Gp solar xin trả lời như sau. Một hệ thống điện mặt trời nối lưới được lắp đặt từ các bộ phận khác nhau là hệ thống pin mặt trời, biến tần inverter… và trên thị trường hiện nay các thiết bị điện mặt trời được rất nhiều hãng sản xuất và có nhiều mức giá khác nhau.

Tuy nhiên tại gpsolar thì mức giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời sẽ giao động từ 20 đến 25 triệu đồng. Tuy nhiên mức giá này chỉ để quý khách hàng tham khảo và nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn, thiết kế và lắp đặt điện mặt trời thì hãy liên hệ với Gp solar để được tư vấn cụ thể nhé.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các câu hỏi liên quan đến 1kw bằng bao nhiêu w? cũng như cách quy đổi đơn vị công suất điện. hi vọng qua bài viết này quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về các đơn vị đo công suất điện cũng như có thể tính toán lượng điện tiêu thụ của gia đình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Mỗi ngày sử dụng tối đa bao nhiêu kW, W?

Trả lời câu hỏi mỗi ngày sử dụng tối đa bao nhiêu kW, W là điều rất khó khăn. Bởi lẽ điều này phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của ngôi nhà, không gian sống. Phụ thuộc vào các thành viên trong gia đình sinh hoạt trong nhà nhiều hay ít. Cụ thể:

  • Nếu sống trong không gian 3 phòng ngủ với gia đình 3 thành viên và hoàn toàn làm việc bên ngoài thì mức tiêu thụ điện thấp. Mỗi năm tiêu thụ lượng điện năng khoảng 3,200kWh/năm.
  • Nếu gia đình có khoảng 4-5 thành viên và làm việc, sinh hoạt hàng ngày hoàn toàn ở nhà thì có thể tiêu thụ lượng điện trên 5,000kWh/năm.
  • Nếu sống một mình trong căn nhà nhỏ và làm việc hoàn toàn bên ngoài thì chắc chắn lượng điện tiêu thụ khoảng dưới 2,000 kWh/năm.

KW, W, kWh là những đại lượng đo lường phổ biến trong ngành điện, điện tử nói chung và điện năng lượng mặt trời nói riêng.

Điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

Việc quy đổi để biết được số tiền điện trung bình hàng tháng để có thể cân nhắc việc nên hay không lắp hệ thống điện mặt trời, giúp tiết tiệm tiền điện mỗi tháng cho gia đình, doanh nghiệp.

Ví dụ về quy đổi và tính toán lắp điện mặt trời từ đơn vị watt

Ví Dụ: 1 Gia đình sử dụng 1 tháng hết 700.000 đ – 1.200.000 đ giả sử gia đình này sử dụng 50% vào ban ngày và 50% vào buổi tối hoặc.

Với số tiền như thế giá điện sẽ rơi vào khoảng 2800 đ – 3000 đ 1Kw điện (ký điện). lấy tổng số tiền chia cho 2800 đ sẽ ra được sản lượng điện tiêu thụ 1 tháng là: 250kw – 430KW.

Chúng ta sẽ lấy con số 430KW điện sẽ được sử dụng 1 tháng vì nhu cầu sử dụng càng ngày càng nhiều, con số luôn tăng dù chúng ta cố gắng tiết kiệm. Và 1 điều quan trọng hơn nữa là GIÁ ĐIỆN ngày càng tăng, và tăng càng cao khi sử dụng điện càng nhiều.Với 430 kw 1 tháng thì 1 ngày sử dụng khoảng 15kw điện, trung bình 1 ngày dùng 15 – 16 Số điện.

Ở Miền Nam quy định hệ số giờ nắng để tạo ra điện là 3-5h nắng thực thế trung bình là từ 4.5 h nắng trở lên, có những ngày được tới 6h nắng. Vậy Chúng ta sẽ lấy 15 chia cho 4.5 giờ nắng là ra công suất đầu tư, ở đây ra công suất đầu tư là: 3.3 KWP. hoặc có thể đầu tư hơn đến 5KW vì dư điện có thể bán lấy tiền (430:30 ngày = 15Kw, 15:4.5 giờ nắng = 3.3kw)

Thời gian thu hồi vốn là bao nhiêu năm?

Với công suất 3.3 kw những này nắng tốt ở TPHCM thì 1 ngày sẽ tạo ra 15 – 19 KW điện (kg điện). Hiện tại giá điện nhà nước đang mua vào là 2086 đ 1KW như vậy 1 tháng thu nhập của khách hàng là từ : 938.700 đ – 1.189.000 đ. Nhưng nếu nhân với giá phải trả thực tế nếu không có điện mặt trời VD là 2800 đ 1 số thì tổng thu nhập là 15×2.800 = 1.305.000 đ. Với thu nhập như thế này khoảng 5 năm tổng số tiền thu về là: 78.300.000 đ

Vậy 1 hệ thống công suất 3.3kw khi chúng ta đầu tư sẽ mất 05 năm để hoàn lại số tiền ban đầu bỏ ra, còn lại sau đó là lợi nhuận của chúng ta ( từ 10 -20 năm thu lợi nhuận).

Nguồn bài viết: https://gpsolar.vn/dien-mat-troi#danh-sach-goi-dien-mat-troi-GPsolar-dang-ban

Nếu khách hàng đang tìm hiểu thông tin về những sản phẩm, thiết bị điện – điện tử và điện năng lượng mặt trời thì hãy liên hệ tới với GPsolar. Đội ngũ nhân viên của Gpsolar sẽ tư vấn và hướng dẫn quý khách chọn mua được loại thiết bị phù hợp. Nếu có nhu cầu lắp đặt dịch vụ điện năng lượng mặt trời hãy tham khảo dịch vụ của Gpsolar. Chắc chắn những tư vấn của dịch vụ điện tại Gpsolar sẽ hấp dẫn quý khách và mong muốn sử dụng điện năng lượng mặt trời ngay.

Những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến công suất điện mặt trời

Có rất nhiều lý do sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của một hệ thống điện mặt trời. Trong đó cụ thể như hiệu suất thực của tấm pin mặt trời, vị trí lắp đặt và giờ nắng của vùng bạn lắp đặt điện mặt trời.

Nếu gia đình, doanh nghiệp của bạn đang muốn lắp đặt một hệ thống điện mặt trời nối lười thì việc đầu tiên bạn cần là lựa chọn được cho mình một địa chỉ lắp đặt điện mặt trời uy tín. Vì các công ty điện mặt trời uy tín sẽ tư vấn giúp bạn một hệ thống điện mặt trời phù hợp, lựa chọn được vật liệu lắp đặt tốt nhất, lắp đặt hệ thống chất lượng nhất, giá cả cũng phải chăng và đặc biệt chế độ bảo hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời của bạn cũng uy tín không kém.

Tác giả

  • Dũng DX Dũng DX

    Nguyễn Văn Dũng (Dung DX) là co founder của GPsolar. Là kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên hỗ trợ và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời của công ty GPsolar. Dũng đã tham gia vào lĩnh vực năng lượng sạch hơn 8 năm, đã lắp trên 100 dự án hệ thống năng lượng mặt trời lớn nhỏ.

    View all posts

Từ khóa » đổi Từ Ws Sang Kwh